Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đất nứt con bọ hung (truyện cười); đọc hiểu đất nứt con bọ hung (truyện cười) ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

Đọc hiểu:  đất nứt con bọ hung ; đọc hiểu đất nứt con bọ hung ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung

Đọc văn bản sau: đất nứt con bọ hung ; đọc hiểu đất nứt con bọ hung ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung

ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG

Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu.

Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua. Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo:

– Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho chừa các tật láo, nghe chưa!

Nói xong, không đợi Quỳnh thưa lại, Tú Cát liền gật gù đọc:

−“Lợn cấn ăn cám tốn.”

Đây là một câu đối rất hắc búa bởi “Cấn” và “Cám” vừa chỉ lợn và thức ăn của lợn, lại vừa là hai quẻ trong kinh Dịch, người có học nhiều còn thấy khó. Thế nhưng, không nao núng, Quỳnh đọc lại ngay:

– “Chó khôn chớ cắn càn.”

Quả là một vế đối vừa chỉnh vừa có ý xỏ xiên. “Khôn” và “Càn” cũng là hai quẻ trong kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chửi Tú Cát là đừng có mà rắc rối. Bị thằng nhỏ hơn mình chơi lại một đòn đau, Tú Cát tức lắm, hầm hầm bảo:

– Được để coi mầy còn thông minh đến cỡ nào. Tao còn một vế nữa, phải đối ngay thì tao phục!

Nói xong Tú Cát đọc ngay:

– “Trời sinh ông Tú Cát!”

Vế vừa ra mang tính cách ngạo nghễ, phách lối. Nào ngờ, Quỳnh chỉ ngay xuống đất, dưới lớp phân heo đùn lên những ụ nhỏ mà đáp:

– “Đất nứt con bọ hung!”.

Đến nước này thì dù tức đến hộc máu mồm, Tú Cát cũng đành cút thẳng.

(Theo truyencuoihay.vn)

đất nứt con bọ hung ; đọc hiểu đất nứt con bọ hung ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung

Lựa chọn đáp án đúng: đất nứt con bọ hung ; đọc hiểu đất nứt con bọ hung ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  1. Biểu cảm
  2. Tự sự
  3. Nghị luận
  4. Miêu tả

Câu 2. Từ thông minh thuộc loại từ Hán Việt đúng hay sai.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 3. Truyện cười trên đã dùng tiếng cười chứa đựng cái hài nhằm mục đích gì?

  1. Giải trí
  2. Đả kích
  3. Châm biếm
  4. Phê phán

Câu 4. Nhân vật chính trong truyện cười là người như thế nào?

  1. Là người gian xảo
  2. Là người ngốc nghếch
  3. Là người rất thông minh
  4. Là người tốt bụng

Câu 5. Theo tác giả,  ý nghĩa của vế đối “Chó khôn chớ cắn càn” mà Trạng Quỳnh đối lại Tú Cát?

  1. Quả là một vế đối vừa chỉnh về hình thức vừa có ngầm ý xỏ xiên. “Khôn” và “Càn” cũng là hai quẻ trong kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chửi Tú Cát là “chó” và răn đe Tú Cát đừng có kiếm cớ gây sự để chuốc thêm rắc rối.
  2. Vế đối thể hiện trí thông minh sắc sảo của Quỳnh, khiến Tú Cát vô cùng tức giận và tìm vế đối khác hóc búa hơn để hạ gục Quỳnh.
  3. Đây là một vế đối rất hay, không chỉ thể hiện tài trí thông minh của Quỳnh mà còn cho mọi người thấy được sự lém lỉnh, hài hước của Quỳnh.
  4. Vế đối này thể hiện tài ứng xử thông minh của Quỳnh, khiến cho Tú Cát đỏ mặt, cảm thấy xấu hổ và tìm vế đối khác hóc búa hơn để hạ gục Quỳnh.

Câu 6. Bối cảnh gây cười trong văn bản trên là gì?

  1. Dùng trí thông minh để tạo nên tiếng cười.
  2. Lợi dụng sự ngốc nghếch để mang lợi ích cho mình.
  3. Lợi dụng lòng tốt để tạo ra niềm vui.
  4. Dùng sự gian xảo để mang lại lợi ích cho mình.

Câu 7. Thông qua câu chuyện “Đất nứt con bọ hung”, em rút ra cho mình những bài học gì? (thể hiện bằng đoạn văn diễn dịch ngắn khoảng 3-5 dòng).

Câu 8. Tìm một số câu danh ngôn, ý kiến, câu tục ngữ, ca dao,…nói về ý nghĩa của tiếng cười trong cuộc sống (ít nhất 3 ví dụ). Em thích nhất câu nào? Nếu nội dung chính của câu đó?

 đất nứt con bọ hung ; đọc hiểu đất nứt con bọ hung ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung

Gợi ý trả lời  đất nứt con bọ hung ; đọc hiểu đất nứt con bọ hung ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung

Lựa chọn đáp án đúng:đất nứt con bọ hung ; đọc hiểu đất nứt con bọ hung ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung

Câu 1. B. Tự sự. 

Câu 2. A. Đúng.

Câu 3. B. Đả kích.

Câu 4. C. Là người rất thông minh.

Câu 5. A. Quả là một vế đối vừa chỉnh về hình thức vừa có ngầm ý xỏ xiên. “Khôn” và “Càn” cũng là hai quẻ trong kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chửi Tú Cát là “chó” và răn đe Tú Cát đừng có kiếm cớ gây sự để chuốc thêm rắc rối.

Câu 6. A. Dùng trí thông minh để tạo nên tiếng cười

Câu 7.

+ Trong cuộc sống, không nên kiêu ngạo, khoe khoang là mình tài giỏi, hiểu biết hơn người; không nên ỷ mạnh ức yếu, đừng lấy uy lực của mình để mà đe dọa người khác kẻo có ngày “gậy ông đập lưng ông”.

+ Chúng ta cần phải chăm chỉ học tập, rèn luyện để có sự hiểu biết sâu rộng những kiến thức trong cuộc sống.

+ Biết vận dụng những kiến thức vào thực tế linh hoạt, sáng tạo đê không bị người khác chê cười, coi thường.

đất nứt con bọ hung ; đọc hiểu đất nứt con bọ hung ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung

Câu 8. đất nứt con bọ hung ; đọc hiểu đất nứt con bọ hung ; trắc nghiệm đất nứt con bọ hung

Ví dụ:

+ Dân gian có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”;

+ M. Gorki, đại văn hào Nga cho rằng: “Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”;

+ F. Rabelais – bác sĩ, đại văn hào Pháp khẳng định: “Tiếng cười là đặc trưng của con người, là một yếu tố của sức khoẻ, một phương pháp trị bệnh”.

+ “Tiếng cười không những là dấu hiệu của sức mạnh mà bản thân nó cũng là sức mạnh” (A.Lunacharski).

* Em thích nhất câu nào? Nêu nội dung chính của câu đó?

– Học sinh lựa chọn một câu mà bản thân tâm đắc, lí giải phù hợp.

* Gợi ý:

– Thích câu tục ngữ: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

– Nội dung chính của câu tục ngữ:

+ Nhấn mạnh ý nghĩa của nụ cười. Trong cuộc sống, con người trao cho nhau những nụ cười thân thiện, chứa đựng tình yêu thương, sự sẻ chia, động viên thì sẽ tạo được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, giúp cho mọi người có niềm tin yêu vào cuộc sống, có động lực vượt qua khó khăn, xua tan ưu phiền, mệt mỏi, cảm thấy hạnh phúc.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *