Giới thiệu đến các bạn bài viết: Muốn làm thằng cuội (Tản Đà) ; đọc hiểu muốn làm thằng cuội (Tản Đà) ; trắc nghiệm muốn làm thằng cuội (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
Đọc hiểu: muốn làm thằng cuội ; đọc hiểu muốn làm thằng cuội ; trắc nghiệm muốn làm thằng cuội
Đọc văn bản sau: muốn làm thằng cuội ; đọc hiểu muốn làm thằng cuội ; trắc nghiệm muốn làm thằng cuội
Muốn làm thằng Cuội
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thể em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
(Tản Đà)
Lựa chọn đáp án đúng: muốn làm thằng cuội ; đọc hiểu muốn làm thằng cuội ; trắc nghiệm muốn làm thằng cuội
Câu 1. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thơ nào?
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Thơ tự do
- Thất ngôn bát cú
- Ngũ ngôn
Câu 2. Các từ “can chi”, “chửa” thuộc từ ngữ địa phương. Đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 3. Hai câu thơ sau được ngắt theo nhịp?
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
- Nhịp 2/2/3
- Nhịp 4/3
- Nhịp 3/4
- Nhịp 2/3/2
Câu 4. Xác định biện pháp tu từ nổi bật ở hai câu thơ sau:
Cung quế đã ai ngồi đó chưa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
- Ẩn dụ
- Nói quá
- Câu hỏi tu từ, nhân hoá
- Điệp ngữ
Câu 5. Trong câu thơ 3 và 4, tác giả đã sử dụng phép đối ở các phương diện nào?
- Đối về hình ảnh (cung quế> <cành đa), đối về hành động (ngồi> <nhắc).
- Đối về hình ảnh (cung quế> <cành đa), đối về hành động (ngồi> <nhắc), đối về ý tứ (thăm dò> <đề nghị).
- Đối về hình ảnh (cung quế> <cành đa), đối về ý tứ (thăm dò> <đề nghị).
- Đối về hành động (ngồi> <nhắc), đối về ý tứ (thăm dò> <đề nghị).
Câu 6. Nội dung chính của bài thơ là?
- Bài thơ chính là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy.
- Bài thơ bộc lộ sự thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm của thi sĩ Tản Đà.
- Bài thơ bày tỏ mong muốn thoát li lên cung quế (cung trăng), nơi đẹp đẽ, thanh cao trong sáng, ở cạnh chị Hằng – người đẹp của nhà thơ Tản Đà.
- Bài thơ bộc lộ trực tiếp suy tư của nhà thơ Tản Đà về trần thế: “buồn lắm”, bởi vì cõi trần lắm bon chen, bất công, đất nước mất độc lập, tự do, thân phận nô lệ.
Câu 7. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “ngông”? Hãy chỉ ra cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
Câu 8. Nêu nghĩa của “cái cười” được thể hiện ở câu thơ cuối của bài thơ: “Tựa nhau trông xuống thế gian cười.”
Gợi ý trả lời muốn làm thằng cuội ; đọc hiểu muốn làm thằng cuội ; trắc nghiệm muốn làm thằng cuội
Lựa chọn đáp án đúng: muốn làm thằng cuội ; đọc hiểu muốn làm thằng cuội ; trắc nghiệm muốn làm thằng cuội
Câu 1. C. Thất ngôn bát cú
Câu 2. A. Đúng
Câu 3. A. Nhịp 2/2/3
Câu 4. C. Câu hỏi tu từ, nhân hoá
Câu 5. B. Đối về hình ảnh (cung quế> <cành đa), đối về hành động (ngồi> <nhắc), đối về ý tứ (thăm dò> <đề nghị)
Câu 6. A. Bài thơ chính là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy.
Câu 7.
– Giải nghĩa từ “ngông”: Làm những việc khác với người thường, với lẽ thường, thái độ sống bất cần trước cuộc đời. Trong văn chương, “ngông” thể hiện bản lĩnh của người tài, có “cái tôi” lớn, có mối bất hòa sâu sắc với xã hội,…
– Cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”:
+ Thể hiện qua cách xưng hô với chị Hằng, đó là cách xưng hô với “người cõi tiên” bằng lời lẽ thân mật, thậm chí suồng sã: chị – em.
+ Thể hiện ở hành động: Hỏi chị Hằng, thể hiện ước muốn lên chơi cung quế, muốn bầu bạn cùng chị Hằng.
+ Giọng điệu suồng sã như người bạn lâu năm.
→ Tản Đà chán cuộc sống cõi trần, muốn thoát tục lên trăng để tránh ưu phiền nhân gian, nơi đầy xấu xa, bất mãn. Tản Đà luôn cô đơn, ông khắc khoai muốn tìm tri kỉ để bầu bạn, thấu hiểu nỗi lòng. Cái “ngông” của kẻ có tài nhưng bất mãn, bất lực trước xã hội.
Câu 8. muốn làm thằng cuội ; đọc hiểu muốn làm thằng cuội ; trắc nghiệm muốn làm thằng cuội
– “Cái cười” trong câu thơ cuối của bài thơ có nhiều ý nghĩa:
+ Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng;
+ Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán;
+ Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.