Giới thiệu đến các bạn bài viết: Sử thi buồn (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ; sử thi buồn của hoàng phủ ngọc tường ; đọc hiểu sử thi buồn ; trắc nghiệm sử thi buồn (8 CÂU HỎI TỰ LUẬN, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra 100 % tự luận được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. ĐỌC (6,0 điểm) sử thi buồn ; sử thi buồn của hoàng phủ ngọc tường ; đọc hiểu sử thi buồn ; trắc nghiệm sử thi buồn
Đọc văn bản: sử thi buồn ; sử thi buồn của hoàng phủ ngọc tường ; đọc hiểu sử thi buồn ; trắc nghiệm sử thi buồn
(…) Từ khúc cong này, sông Hương bắt đầu từ giã thế giới huyền thoại của rừng già để chuyển hóa thành một dòng sông kinh kỳ, rất xa mà cũng rất gần với tiền thân A Pàng của nó. Chính tay lai lịch quá gần gũi của núi ngàn đã âm hưởng rất sâu vào chất thơ của dòng sông sau này, khi nó trôi qua thành phố. Nghĩ lại, tôi chân thành biết ơn các vua chúa Nguyễn, và cả Lê Quý Đôn từ Thăng Long vào, như là những nhà môi sinh tân tiến của thời đại họ, đã biết cách gìn giữ cho đời sau vẻ đẹp của con sông Huế, bằng những biện pháp nghiêm ngặt nhằm bảo vệ rừng đầu nguồn sông Hương. Đúng thế thôi, nếu sông Hương cũng giống như những dòng sông chị em của nó ở miền Trung, mùa mưa biến thành biển nước mênh mông, mùa kiệt chỉ còn là lạch nước nhỏ quanh quất giữa những cồn bãi mọc đầy cỏ gai, đúng, nếu cảnh tượng là thế thì Huế đã không tồn tại nổi trong tâm thức của người yêu Huế. Như là một người biết sống giữ mình, sông Hương ngày thường vẫn là một dòng xanh và đầy, đứng ở bến nào nhìn sang bên kia vẫn thấy thành phố mấp mé bên bờ nước.
Sông Hương rất nhạy cảm với ánh nắng nó thay màu nhiều lần trong một ngày như hoa phù dung và nhiều khi màu nước không biết từ đâu mà có, không giống với màu trời. Đó là một nét động trong cái tĩnh của thành phố, khiến cho dòng sông gây ấn tượng mạnh với ai từng đánh bạn với nó; người ta giữ những kỷ niệm màu sắc khác nhau về nó, giống như về màu áo của người bạn gái yêu mến của mình. Sông vẫn thường xanh, nhưng chính màu xanh trở mình sau cơn lũ mới lạ lùng: nắng vàng lạnh, và dòng sông vừa xanh trở lại hôm qua, màu lục non trẻ trung đến chạnh lòng, như một tình cảm nào tha thiết khôn nguôi trong đời. Cuối hè, Huế thường có những buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành màu tím; và sông Hương trở thành dòng sông tím sẫm hoang đường như trong tranh siêu thực. Trần Dần từ Hà Nội về chơi Huế, ngày nào cũng ra bờ sông ngồi nhìn chiều tím; lần ấy không nén được lòng, nhà thơ đứng dậy một mình vỗ tay hoan hô dòng sông. Từ đó trong ngôn ngữ của Tư Mã Gãy – Trần Dần mọc thêm một từ mới, gọi Huế là “nhân loại tím”. Trong ngôn ngữ thường ngày, ý niệm “màu tím Huế” có nguồn gốc thiên nhiên rất rõ: đủ độ nồng nhưng màu vẫn ửng sáng, nó không gợi nỗi buồn theo kiểu hoa păng-xê mà là niềm vui nhẹ của những bông cỏ mùa xuân. Nó mang dấu hiệu của một nội tâm trong sáng, giàu có nhưng gìn giữ để không bộc lộ nhiều ra bên ngoài; vì thế với người phụ nữ Huế, màu tím ấy vừa là màu áo, vừa là đức hạnh. (…)
(Trích Sử thi buồn, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Theo Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 8, NXB KHXH năm 2004, trang 681,682)
Thực hiện các yêu cầu sau: sử thi buồn ; sử thi buồn của hoàng phủ ngọc tường ; đọc hiểu sử thi buồn ; trắc nghiệm sử thi buồn
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên viết về đề tài gì?
Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn văn trên, màu tím Huế được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào?
Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra một yếu tố tự sự và một yếu tố trữ tình trong đoạn văn trên?
Câu 4. (1,0 điểm) Theo anh/chị trong đoạn văn trên, việc tác giả so sánh sông Hương với hoa phù dung có tác dụng gì?
Câu 5. (1,0 điểm) Anh/ chị hãy nhận xét về tình cảm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho sông Hương được thể hiện qua đoạn văn trên?
Câu 6. (1,0 điểm), Anh/ chị hiểu “những dòng sông chị em” trong đoạn văn trên với ý nghĩa như thế nào?
Câu 7. (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan niệm “với người phụ nữ Huế, màu tím ấy vừa là màu áo, vừa là đức hạnh” mà tác giả nêu ra trong đoạn văn trên không? Vì sao?
Câu 8. (0,5 điểm) Đoạn văn trên đã mang đến cho em bài học gì về cách ứng xử với thiên nhiên?
II. VIẾT (4,0 điểm) sử thi buồn ; sử thi buồn của hoàng phủ ngọc tường ; đọc hiểu sử thi buồn ; trắc nghiệm sử thi buồn
Thầy muốn nhắn nhủ với các em rằng: Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi. Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.
(Trích bài phát biểu của thầy Văn Như Cương nhân Lễ khai giảng trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội, theo VNEXPRESS, ngày 06/9/2015)
Từ nội dung nhắn nhủ trong bài phát biểu của thầy Văn Như Cương, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về một trong những giá trị đạo đức tốt đẹp cần có của học sinh để có thể phát triển toàn diện bản thân.
Gợi ý trả lời sử thi buồn ; sử thi buồn của hoàng phủ ngọc tường ; đọc hiểu sử thi buồn ; trắc nghiệm sử thi buồn
ĐỌC sử thi buồn ; sử thi buồn của hoàng phủ ngọc tường ; đọc hiểu sử thi buồn ; trắc nghiệm sử thi buồn
Câu 1. Đề tài: viết về vẻ đẹp của dòng sông Hương, dòng sông biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên của xứ Huế.
Câu 2. Màu tím Huế được tác giả miêu tả cụ thể: có nguồn gốc thiên nhiên rất rõ: đủ độ nồng nhưng màu vẫn ửng sáng, nó không gợi nỗi buồn theo kiểu hoa păng-xê mà là niềm vui nhẹ của những bông cỏ mùa xuân. Nó mang dấu hiệu của một nội tâm trong sáng, giàu có nhưng gìn giữ để không bộc lộ nhiều ra bên ngoài.
Câu 3. Yếu tố tự sự: Trần Dần từ Hà Nội về chơi Huế, ngày nào cũng ra bờ sông ngồi nhìn chiều tím…
Yếu tố trữ tình: Nghĩ lại, tôi chân thành biết ơn các vua chúa Nguyễn…
Câu 4. Tác giả so sánh sông Hương với hoa phù dung vừa làm cho lời văn giàu hình ảnh, vừa cho thấy sắc nước sông Hương cũng thay đổi theo thời gian trong ngày giống như sắc hoa phù dung.
Câu 5. Tình cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho sông Hương: sự yêu mến, niềm tự hào về dòng sông xinh đẹp của quê hương xứ sở.
Câu 6. Dòng sông chị em dùng để chỉ những dòng sông khác được sinh ra từ vùng đất miền Trung, mang những đặc điểm tự nhiên tương tự như sông Hương.
Câu 7. Bày tỏ thái độ: đồng tình hoặc không đồng tình
Lý giải hợp lí.
Câu 8. Bài học về cách ứng xử với thiên nhiên: Cần phải biết yêu mến, quý trọng, gìn giữ thiên nhiên, góp phần làm cho thiên nhiên ngày càng tươi đẹp.
VIẾT sử thi buồn ; sử thi buồn của hoàng phủ ngọc tường ; đọc hiểu sử thi buồn ; trắc nghiệm sử thi buồn
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Bàn về một những giá trị đạo đức tốt đẹp cần có của học sinh để có thể phát triển toàn diện bản thân
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:
- Giải thích được một giá trị đạo đức tốt đẹp cần có của học sinh
- Bàn luận về vai trò, ý nghĩa của một giá trị đạo đức tốt đẹp cần có góp phần phát triển toàn diện bản thân học sinh.
– Đưa ra được những lí lẽ và bằng chứng để chứng minh vai trò của một giá trị đạo đức tốt đẹp.
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e.Sáng tạo: sử thi buồn ; sử thi buồn của hoàng phủ ngọc tường ; đọc hiểu sử thi buồn ; trắc nghiệm sử thi buồn
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.