Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tết của mẹ (Nguyễn Hữu Thịnh); tết của mẹ nguyễn hữu thịnh ; đọc hiểu tết của mẹ (Nguyễn Hữu Thịnh) ; trắc nghiệm tết của mẹ (8 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

Đọc hiểu: tết của mẹ ; tết của mẹ nguyễn hữu thịnh ; đọc hiểu tết của mẹ ; trắc nghiệm tết của mẹ

Đọc văn bản sau: 

Tết của mẹ

Đây Tết của mẹ gói bánh chưng

Là bao hương vị đến thơm lừng

Quanh nồi bánh luộc từng câu chuyện

Ngọn lửa bếp chiều kể rưng rưng.

Đây Tết của mẹ nắm cây mùi

Trên nồi bánh luộc lẫn buồn vui

Chậu nước xôn xao vòng khói toả

Cuối năm gột sạch lớp bụi đời.

Đây Tết quê nhà của mẹ tôi

Góc vườn đốt lá khói xanh trời

Run run ngọn bấc chiều ren rét

Vẫn ấm cội đào thắm cánh môi.

Đây Tết của mẹ đơn giản thôi

Dưa hành thịt mỡ biết bao đời

Đi xa nỗi nhớ về như thể

Thấy Tết quê hương mắt mẹ cười.

(Nguyễn Hữu Thịnh, Bước qua cánh đồng làng – NXB Hội Nhà văn, năm 2022.)

tết của mẹ ; tết của mẹ nguyễn hữu thịnh ; đọc hiểu tết của mẹ ; trắc nghiệm tết của mẹ

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ Tết của mẹ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ năm chữ
  2. Thơ bảy chữ
  3. Thơ sáu chữ
  4. Thơ tám chữ

Câu 2. Đâu là những chữ mang vần trong khổ thơ thứ nhất?

  1. chưng, lừng, từng, rưng.
  2. Tết, đến, chưng, lừng.
  3. chưng, lừng, chuyện, rưng.
  4. chưng, lừng, rưng.

Câu 3. Những hình ảnh nào trong bài thơ là đặc trưng Tết truyền thống của người Việt?

  1. Bánh chưng, ngọn bấc, cội đào, dưa hành thịt mỡ.
  2. Bánh chưng, nước cây mùi, cội đào, dưa hành thịt mỡ.
  3. Bánh chưng, cây nêu, tràng pháo, dưa hành thịt mỡ.
  4. Bánh chưng, Tết quê nhà, cội đào, dưa hành thịt mỡ.

Câu 4. Các từ rưng rưng, xôn xao, run run trong bài thơ đều là từ tượng hình. Đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 5. Chữ hương được sử dụng trong câu nào sau đây có cùng nghĩa với yếu tố hương trong từ hương vị (“Là bao hương vị đến thơm lừng”)?

  1. Cô ấy thật đúng là sắc nước hương trời.
  2. Đốt nén hương thơm kính cáo trời đất, tổ tiên.
  3. Mấy bông hoa vừa nở đã tỏa hương man mác.
  4. Các hương thân, phụ lão đã tụ họp đông đủ giữa đình.

Câu 6.

Câu thơ nào trong bài thể hiện rõ nhất không khí đầm ấm, sum họp của gia đình trong dịp Tết?

A. Quanh nồi bánh luộc từng câu chuyện

Ngọn lửa bếp chiều kể rưng rưng.

B. Đây Tết của mẹ nắm cây mùi

Trên nồi bánh luộc lẫn buồn vui

C. Run run ngọn bấc chiều ren rét

Vẫn ấm cội đào thắm cánh môi

D. Đi xa nỗi nhớ về như thể

Thấy Tết quê hương mắt mẹ cười

Câu 7.

Em hãy chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.

Câu 8.

Phân tích để thấy được sự tinh tế của tác giả khi viết câu thơ: Run run ngọn bấc chiều ren rét.

 tết của mẹ ; tết của mẹ nguyễn hữu thịnh ; đọc hiểu tết của mẹ ; trắc nghiệm tết của mẹ

Gợi ý trả lời tết của mẹ ; tết của mẹ nguyễn hữu thịnh ; đọc hiểu tết của mẹ ; trắc nghiệm tết của mẹ

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. C. Thơ bảy chữ

Câu 2. A. chưng, lừng, từng, rưng.

Câu 3. B. Bánh chưng, nước cây mùi, cội đào, dưa hành thịt mỡ

Câu 4. A. Đúng

Câu 5. C. Mấy bông hoa vừa nở đã tỏa hương man mác.

Câu 6. A.

Quanh nồi bánh luộc từng câu chuyện

Ngọn lửa bếp chiều kể rưng rưng

Câu 7.

* Mạch cảm xúc của bài thơ: Hình ảnh Tết quê nhà gần gũi, bình dị và thân thương luôn hiện hữu. Cảm xúc về Tết và mẹ cũng chính là niềm thương, nỗi nhớ và sự gắn bó máu thịt trong tâm hồn tác giả.

* Cụ thể:

– Cảm xúc về những hình ảnh gần gũi, quen thuộc khi Tết đến xuân về với bánh chưng, nước lá mùi, cội đào, dưa hành, thịt mỡ và không khí gia đình quây quần, đoàn tụ trong tình yêu thương ấm áp.

– Cảm xúc về hình ảnh người mẹ tảo tần, chắt chiu chăm lo cho gia đình và nâng niu, cất giữ, truyền lại cho con cháu những phong tục, truyền thống của Tết quê nhà tuy giản dị, mộc mạc nhưng giàu ý nghĩa.

tết của mẹ ; tết của mẹ nguyễn hữu thịnh ; đọc hiểu tết của mẹ ; trắc nghiệm tết của mẹ

Câu 8.

* Sự tinh tế của tác giả khi viết câu thơ: Run run ngọn bấc chiều ren rét:

– Câu thơ “Run run ngọn bấc chiều ren rét” rất đặc sắc khi sử dụng tới 2 từ láy trong cùng câu thơ một cách hợp lí. “Run run” và “ren rét” là những từ láy giàu sức gợi hình, phản ánh đúng đặc trưng thời tiết miền Bắc mỗi dịp Tết đến với gió bấc mang theo hơi lạnh khiến con người thấy run run, ren rét.

– Sự tinh tế của tác giả là đặt câu thơ vào vị trí phù hợp khiến cái rét khôn run người của gió mùa Đông Bắc đã bị xua tan bởi ngọn lửa đốt lá “khói xanh trời”, làm “ấm cội đào” và “thắm cánh môi” để sắc xuân hiện ra trước mắt người đọc.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

One thought on “Tết của mẹ (Nguyễn Hữu Thịnh); tết của mẹ nguyễn hữu thịnh ; đọc hiểu tết của mẹ (Nguyễn Hữu Thịnh) ; trắc nghiệm tết của mẹ (8 CÂU HỎI, Đề kiểm tra)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *