Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề:

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

Đọc văn bản sau: tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

Tống biệt (Tản Đà)

Lá đào rơi rắc lối thiên thai

Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi

Nửa năm tiên cảnh

Một bước trần ai

Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!

Đá mòn, rêu nhạt.

Nước chảy, hoa trôi

Cái hạc bay lên vút tận trời

Trời đất từ nay xa cách mãi

Cửa động

Đầu non

Đường lối cũ

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi…

(Nguồn: Tuyển tập Tản Đà, NXB Văn học, 1986)

(Tống biệt được trích trong vở chèo Thiên Thai do Tản Đà sáng tác năm 1922. Nội dung vở diễn tích hai chàng thư sinh là Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời Hán, nhân tết Đoan ngọ (còn gọi là tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch), vào núi Thiên Thai (Chiết Giang, Trung Quốc) hái thuốc bị lạc lối về. Hai chàng bất ngờ gặp được tiên nữ, rồi kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì cả hai cùng nhớ quê muốn về thăm. Các tiên nữ cho biết đây là cõi tiên, đã về trần thì không thể trở lại, song vẫn không giữ được hai chàng. Lưu, Nguyễn về làng thấy quang cảnh khác xưa, thì ra họ đã xa nhà đến bảy đời. Buồn bã, hai chàng trở lại Thiên Thai, thì không còn thấy các tiên đâu nữa…Kể từ đấy, họ cũng đi đâu biệt tích. Ở bài Tống biệt, tác giả chỉ nói đến cảnh chia biệt đầy lưu luyến của Lưu – Nguyễn với hai nàng tiên, để qua đó “thầm gửi gắm niềm thương tiếc của mình đối với cái đẹp không bao giờ trở lại”.)

tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

Lựa chọn đáp án đúng nhất: tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

  1. Thể thơ 8 chữ
  2. Thể thơ tự do
  3. Thể lục bát
  4. Thể thơ thất ngôn bát cú

Câu 2. Những từ ngữ thể hiện trực tiếp sự chia biệt

  1. tiễn, đưa, xa cách
  2. rơi rắc, ngậm ngùi, thơ thẩn
  3. lá đào rơi, lối thiên thai, bước trần ai
  4. ước cũ, duyên thừa, lối cũ

Câu 3. Phép tu từ xuất hiện trong câu thơ: Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi

  1. Điệp cấu trúc
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn dụ
  4. So sánh

Câu 4. Những hình ảnh Lá đào rơi rắc lối thiên thai; Suối tiễn; oanh đưa gợi cảnh ở đâu?

  1. Chốn dương gian
  2. Nơi giao thoa giữa trời và đất
  3. Chốn cửu tuyền
  4. Chốn bồng lai, tiên cảnh

Câu 5. Những hình ảnh: Đá mòn, rêu nhạt; Nước chảy, hoa trôi; Cái hạc bay lên vút tận trời biểu tượng cho điều gì?

  1. Sự gắn bó bên nhau trọn đời
  2. Sự quyến luyến không thể rời xa
  3. Sự chia xa mãi mãi
  4. Tình yêu vĩnh hằng

Câu 6. Những hình ảnh: Cửa động, Đầu non, Đường lối cũ gợi tình thế gì của Lưu – Nguyễn?

  1. Lưu – Nguyễn đã lạc vào chốn bồng lai và được sống cùng vợ tiên.
  2. Lưu – Nguyễn đã được trả lại dương gian ở chính vị trí xưa, nơi đã tìm thấy động tiên.
  3. Lưu – Nguyễn đã thực hiện một chuyến du hành kì lạ về quá khứ.
  4. Lưu – Nguyễn sau khi về quê đã quay trở lại chốn tiên.

Câu 7. Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi gợi lên điều gì?

  1. Sự nhẹ nhàng, thanh thản
  2. Sự đau thương, sầu tủi
  3. Sự tươi vui, ấm áp
  4. Sự cô lẻ, u buồn

Trả lời câu hỏi:

Câu 8. Phân tích tác dụng của những câu thơ dài ngắn đan xen trong bài thơ.

Câu 9.  Anh/ Chị rút ra được những bài học gì qua  bài thơ ?

Câu 10.  Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: “Ở bài Tống biệt, Tản Đà thầm gửi gắm niềm thương tiếc của mình đối với cái đẹp không bao giờ trở lại” không? Vì sao? ( Trả lời từ 5-7 dòng)

II. VIẾT (4,0 điểm) tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

Một người bạn của em rất thích chia sẻ tùy hứng trên các trang mạng xã hội. Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) để thuyết phục người bạn của em từ bỏ thói quen đó.

tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà
Tản Đà

Gợi ý làm bài tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

ĐỌC HIỂU tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

Câu 1. B Thể thơ tự do

Câu  2. A . tiễn, đưa, xa cách

Câu 3. B Nhân hóa

Câu 4. D Chốn bồng lai, tiên cảnh

Câu 5. C Sự chia xa mãi mãi

Câu 6. B Lưu – Nguyễn đã được trả lại dương gian ở chính vị trí xưa, nơi đã tìm thấy động tiên.

Câu 7. D Sự cô lẻ, u buồn

Câu 8. Phân tích tác dụng của những câu thơ dài ngắn đan xen trong bài thơ:

– Các câu thơ ngắt nhịp như nhịp chân bước quyến luyến mà chậm rãi, ung dung.

– Câu ngắn như nấc như nghẹn, câu dài như tiếng than não nuột của một cặp tình nhân chia tay nhau giữa cảnh trời đất mênh mông…

Câu 9. Học sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Câu 10.

– HS bày tỏ quan điểm của cá nhân;

– Lý giải thuyết phục   

tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

VIẾT tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Thuyết phục người bạn từ bỏ thói quen chia sẻ tùy hứng trên các trang mạng xã hội.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận

* Thân bài: HS thể hiện được các ý sau:

– Giải thích và nêu biểu hiện của việc chia sẻ tùy hứng trên mạng

– Nêu nguyên nhân của thói quen chia sẻ tùy hứng trên các trang mạng xã hội.

– Tác hại của thói quen:

+ Mất nhiều thời gian.

+ Phụ thuộc vào mạng xã hội

+ Khó làm chủ cảm xúc

+ Tạo ra những phản ứng trái chiều, những ý kiến thiếu tích cực về một vấn đề nào đó.

+Tạo suy nghĩ tiêu cực với người đọc những chia sẻ ấy….

(Lấy ít nhất 1 dẫn chứng để chứng minh)

– Những lí do để từ bỏ thói quen tùy hứng chia sẻ trên các trang mạng xã hội:

+ Tiết kiệm thời gian để làm những việc có ích.

+ Hình thành lối sống lành mạnh, cách suy nghĩ tích cực.

+ Biết quan tâm, yêu thương đến người thân và bạn bè.

+ Nâng cao sức khỏe cho bản thân…

– Dự đoán lập luận của người bạn để phản biện vấn đề

– Giải pháp để từ bỏ thói quen (rút ra bài học liên hệ)

* Kết bài: Đánh giá chung, khẳng định mọi người cần từ bỏ thói quen chưa tốt vì một cuộc sống ý nghĩa.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: tống biệt tản đà ; đọc hiểu tống biệt tản đà ; trắc nghiệm tống biệt tản đà

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *