Giới thiệu đến các bạn bài viết: Thần Sét (thần thoại) ; đọc hiểu thần sét (thần thoại) ; trắc nghiệm thần sét (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc văn bản sau: 

THẦN SÉT

Trong đám tướng lĩnh của Ngọc Hoàng, trước tiên phải kể đến thần Sét. Thần Sét có danh hiệu là Thiên Lôi, cũng có khi được gọi là ông Sấm. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian, hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ lên đầu, chứ không chém vào cổ. Có khi xong việc, thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc.

Tính thần Sét rất nóng nảy: hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội. Người ta kể chuyện: có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy ở trong một đám rừng ở Thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gà dọa thần có lẽ cũng là vì cớ đó.

Thần Sét kể ra thì cực oai, cực dữ, nhưng không ai có thể tưởng tượng được rằng thần bị thua Cường bạo đại vương. Mặc dầu ông Cường Bạo sau rồi cũng bị thần Sét đánh chết nhung câu chuyện này đã một dạo làm cho cả thiên đình xấu hổ.

(Theo Nguyễn Đổng Chi – Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Sđd, tr 87, 88)           

thần sét ; đọc hiểu thần sét ; trắc nghiệm thần sét
Thần Sét

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. Nội dung chính của truyện trên là gì?

  1. Ngoại hình, tính cách của thần Sét
  2. Công việc thi hành pháp luật ở trần gian của thần
  3. Cách người hạ giới tránh bị thần Sét đánh nhầm
  4. Cả 3 ý trên

Câu 2. Thần Sét có hình dạng, tính cách như thế nào?

  1. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội
  2. Thần rất nóng nảy, hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay
  3. Thần dữ tợn nhưng rất tốt tính
  4. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội, nóng nảy, có lúc đánh nhầm người và vật.

Câu 3. Vũ khí của thần Sét là gì?

  1. Lưỡi búa
  2. Lưỡi dao
  3. Đũa thần
  4. Lưỡi gươm

Câu 4. Khi mắc sai lầm thần bị Ngọc Hoàng phạt như thế nào?

  1. Nhốt trong rừng
  2. Cho gà mổ
  3. Dùng điện lôi
  4. A, B, C đều sai

Câu 5. Mỗi khi biết thần Sét chuẩn bị xuống trần gian, người hạ giới đã làm gì?

  1. Đi ngủ
  2. Ra nghênh đón thần
  3. Mổ lợn cúng tế
  4. A, B, C đều sai

Câu 6. Việc người xưa xây dựng hình ảnh thần Sét có hình dạng, tính khí như con người thể hiện quan niệm, nhận thức gì của người xưa?

  1. Vạn vật đều có linh hồn
  2. Mọi thứ trong trời đất đều là ảo ảnh
  3. Sùng bái thần linh
  4. Thần linh và con người chung sống cùng nhau

Câu 7.  Câu chuyện thần Sét thể hiện khát vọng gì của người xưa?

  1. Làm chủ trời đất
  2. Lí giải hiện tượng sét đánh trong tự nhiên
  3. Con người là chủ của trời đất
  4. Thần linh luôn tồn tại trong trời đất.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. Theo anh/chị có thể lược bỏ chi tiết “Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình” trong văn bản không? Vì sao?

Câu 9. Qua chi tiết thần Sét là thần linh nhưng vẫn mắc sai lầm và bị chịu phạt, anh/chị rút ra bài học gì cho mình?

Câu 10. Trong văn bản, thần Sét mỗi lần nhận lệnh Ngọc Hoàng là lập tức xuống trần gian thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ chi tiết đó, anh/chị có suy nghĩ gì về tinh thần trách nhiệm trong công việc? (Trả lời bằng 4-5 câu)

II. LÀM VĂN (5,0 điểm) 

Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Thần Sét.

thần sét ; đọc hiểu thần sét ; trắc nghiệm thần sét

Gợi ý làm bài thần sét ; đọc hiểu thần sét ; trắc nghiệm thần sét

ĐỌC – HIỂU 

Câu 1. D   Cả 3 ý trên

Câu 2. D Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội, nóng nảy, có lúc đánh nhầm người và vật.

Câu 3.  Lưỡi búa

Câu 4.  D    A, B, C đều sai

Câu 5.  D    A, B, C đều sai

Câu 6.  A  Vạn vật đều có linh hồn

Câu 7.  B  Lí giải hiện tượng sét đánh trong tự nhiên

Câu 8.  Không thể lược bỏ chi tiết Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình” vì:

– Thần mắc sai lầm cũng bị chịu phạt như con người.

– Lí giải việc người hạ giới thường hay giả tiếng gà khi thấy trời mưa có sấm sét.

Câu 9. 

– Nêu ra bài học cho bản thân.

– Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy.

Câu 10.

– Nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần trách nhiệm.

– Vì sao cần phải có trách nhiệm trong công việc.

thần sét ; đọc hiểu thần sét ; trắc nghiệm thần sét

II. LÀM VĂN 

Phân tích, đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thần Sét.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

– Phân tích, đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thần Sét.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

*Giới thiệu sơ lược: tên truyện thần thoại Thần Sét và định hướng chung: phân tích, đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thần Sét.

 * Tóm tắt cốt truyện Thần Sét: Thần Sét là một trong những tướng lĩnh của Ngọc Hoàng làm nhiệm vụ thi hành luật pháp ở trần gian, thần rất dữ tợn, tính tình nóng nảy, hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, thần cũng hay mắc sai sót nên bị Ngọc Hoàng trừng phạt. Chính vì vậy thần rất sợ gà, người hạ giới biết vậy nên mỗi khi thần xuống là họ bắt chước tiếng gà để dọa thần.

* Đánh giá chủ đề và giá trị của chủ đề:

– Đây là câu chuyện thần thoại thuộc nhóm suy nguyên kể lại công việc của thần Sét, qua đó lí giải hiện tượng sất sét trong tự nhiên của người xưa. Bên cạnh đó là tính cách nóng nảy, hay quên của thần dẫn đến bị chịu phạt, biết điểm yếu của thần nên người hạ giới đã có cách để trốn hoặc khống chế thần.

– Qua truyện đã thể hiện được quan niệm, nhận thức và khát vọng của người xưa.

* Đánh giá về nghệ thuật đặc sắc của truyện:

– Cốt truyện đơn giản, tập trung vào một nhân vật chính là thần Sét.

– Nhân hóa: gán cho tự nhiên hình dáng, tính khí, thói quen, công việc như con người.

– Phóng đại: thần Sét có năng lực phi thường, vượt hẳn người thường.

– Sử dụng các chi tiết kì ảo, hoang đường.

– Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ; không gian vũ trụ nhiều cõi khác nhau.

– Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng.

* Tóm lại nhận xét đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện.

* Bài học rút ra cho bản thân.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: thần sét ; đọc hiểu thần sét ; trắc nghiệm thần sét

Đảm bảo các qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

e. Sáng tạo: thần sét ; đọc hiểu thần sét ; trắc nghiệm thần sét

Cách diễn đạt, phát hiện mới mẻ, độc đáo, viết câu, từ ngữ, văn viết giàu cảm xúc …

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *