Giới thiệu đến các bạn bài viết: Nghe tiếng giã gạo (Hồ Chí Minh) ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo (Hồ Chí Minh) ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm nghe tiếng giã gạo ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo

Đọc văn bản sau: nghe tiếng giã gạo ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo

NGHE TIẾNG GIÃ GẠO

Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công.

 (Hồ Chí Minh)

nghe tiếng giã gạo ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo

Lựa chọn đáp án đúng: nghe tiếng giã gạo ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ tự do
  2. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  3. Thơ song thất lục bát
  4. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2. Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông”

  1. Ấn dụ, nhân hoá, điệp ngữ
  2. Nhân hoá, điệp ngữ, hoán dụ
  3. So sánh, nhân hoá, ẩn dụ
  4. Điệp ngữ, nói quá, nhân hoá

Câu 3. Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của bài thơ?

  1. Câu thơ 1, 3, 4
  2. Câu thơ 2, 3, 4
  3. Câu thơ 1, 2, 4
  4. Câu thơ 1, 3, 4

Câu 4. Hai câu thơ sau của bài thơ được ngắt theo nhịp?

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.”

  1. Nhịp 2/2/3
  2. Nhịp 4/3
  3. Nhịp 3/4
  4. Nhịp 2/3/2

Câu 5. Câu thơ cuối của bài thơ, tác giả khuyên chúng ta điều gì?

  1. Câu thơ là lời khuyên để tất cả chúng ta phải biết trân trọng mồ hôi, công sức của mình trong quá trình lao động; bởi chính những giọt mồ hôi mặn chát đó sẽ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
  2. Câu thơ là lời khuyên, lời nhắn nhủ vô cùng ý nghĩa để mọi người biết trân trọng giá trị của hạt gạo; vì để có những hạt gạo trắng ngần ấy, người lao động phải trải qua quá trình giã gạo rất vất vả.
  3. Câu thơ là lời khuyên để mọi người vững chí, bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại; bởi trong cuộc sống, tất cả thành công đều trải qua quá trình phấn đấu, phải chịu đựng khó khăn, gian khổ, phải được tôi luyện vượt qua mọi thử thách mới thành công.
  4. Câu thơ là lời khuyên có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: mỗi chúng ta cần cố gắng rèn luyện sức khỏe, có ý chí kiên cường để vượt qua quá trình giã gạo vô cùng khó khăn, vất vả.

Câu 6. Nhà thơ Hồ Chí Minh đã gửi đến cho chúng ta bức thông điệp gì qua bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”?

  1. Để có được những hạt gạo trắng ngần thì chúng ta phải khổ công cày cấy, chăm sóc hàng ngày.
  2. Để có được thành công thì mỗi chúng ta cần phải có bản lĩnh kiên định khi đứng trước những khó khăn, thử thách.
  3. Để có được những bát cơm trắng, dẻo thơm thì chúng ta phải chịu vất vả, gian khổ trong quá trình giã gạo.
  4. Để thành công, con người phải thật kiên trì, nhẫn nại thì mới vượt qua khó khăn, thử thách.

Câu 7.

– Em hãy tìm một số câu thơ, tục ngữ; những câu nói nổi tiếng có nội dung tương tự như nội dung của bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của nhà thơ Hồ Chí Minh ?

– Hãy giải thích ý nghĩa của một câu tục ngữ hoặc một câu thơ mà em tâm đắc.

Câu 8.

Sau khi đọc xong bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của nhà thơ Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì về việc tự rèn luyện của bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường? (Trình bày bằng một đoạn văn 3-5 dòng).

 nghe tiếng giã gạo ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo

Gợi ý trả lời nghe tiếng giã gạo ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo

Lựa chọn đáp án đúng: nghe tiếng giã gạo ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo

Câu 1. B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Câu 2. A. Ấn dụ, nhân hóa, điệp ngữ

Câu 3. C. Câu thơ 1,2; 4 (Gạo đem vào giã bao đau đớn,/ Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;…Gian nan rèn luyện mới thành công)

Câu 4. B. Nhịp 4/3

Câu 5. C. Câu thơ là lời khuyên để mọi người vững chí, bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại; bởi trong cuộc sống, tất cả thành công đều trải qua quá trình phấn đấu, phải chịu đựng khó khăn, gian khổ, phải được tôi luyện vượt qua mọi thử thách mới thành công.

Câu 6. D. Để thành công con người phải thật kiên trì, nhẫn nại thì mới vượt qua khó khăn thử thách.

Câu 7.

– Ví dụ:

+ Câu tục ngữ: “Có chí thì nên”

+ Câu tục ngữ “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.

+ “Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

(Trích “Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh” – NXB Chính trị Quốc gia)

+  “Lòng quyết tâm vô hình có thể tựu thành hầu như mọi thứ, và trong nó chính là sự khác biệt giữa vĩ nhân và kẻ tầm thường.” (Benjamin Franklin)

+ “Tôi tin rằng cuộc sống là một chuyến hành trình, thường khó khăn và đôi khi tàn nhẫn không ngờ, nhưng chúng ta đều được chuẩn bị tốt cho nó nếu ta biểt nắm lấy tài năng của bản thân và cho phép chúng nảy nở.” ( Les Brown)

Lựa chọn một câu để giải thích nội dung, ý nghĩa.

Gợi ý:

+ Câu tục ngữ “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Chỉ có lửa nóng mới thử được vàng quý. Chỉ có khó khăn thử thách mới biết sức mạnh của một người kéo dài được bao lâu. Khi con người vượt qua khó khăn, thử thách thì lòng tự trọng của họ được nâng cao một cách bền vững. Những khó khăn, trở ngại của cuộc đời giúp con người rèn luyện, hoàn thiện và củng cố những phẩm chất quý báu của mình.

+ Câu tục ngữ: “Có chí thì nên”: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biết con người có nghị lực, tài năng của con người.

nghe tiếng giã gạo ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo

Câu 8. nghe tiếng giã gạo ; đọc hiểu nghe tiếng giã gạo ; trắc nghiệm nghe tiếng giã gạo

Sau đây là gợi ý:

– Bài học về lòng kiên trì, sự quyết tâm vượt qua những khó khăn, trở ngại trong học tập cũng như trong rèn luyện, trong cuộc sống để vươn đến thành công.

– Bài học về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn đến thành công, khẳng định giá trị của bản thân.

– Bài học về không nản lòng, sờn chí trước những khó khăn trong học tập, trong rèn luyện mà cần phải kiên trì, nhẫn nại, có lòng quyết tâm tìm mọi cách để vượt qua khó khăn, đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *