Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đọc hiểu những dặm đường xuân (Băng Sơn) (8 CÂU HỎI TỰ LUẬN, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra 100 % tự luận được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: đọc hiểu những dặm đường xuân

I. ĐỌC (6,0 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Đọc văn bản: đọc hiểu những dặm đường xuân

NHỮNG DẶM ĐƯỜNG XUÂN

Băng Sơn

Thế là tháng củ mật[1] sắp hết, tháng mà mỗi ngày “chưa cười đã tối” vì mùa đông, mặt trời thích ẩn vào mây cho ấm sớm mà cũng vì cái Tết đang xình xịch đến sau lưng, tháng mà ai cũng phải vội vàng hối hả, tất bật như vội ra ga không thì con tàu mình đi sắp chuyển bánh khởi hành, mau lên kẻo lỡ chuyến tàu đời…

Người xa quê ơi, sao đến hôm nay sắp năm cùng tháng tận mà người mãi chưa về, còn mải mê vui thú đường xa hay đang ê chề nỗi gian lao vất vả không dám về quê vì vẫn chỉ bộ quần áo tàng tàng rung rúc, không được ai xênh xang xe, ngựa, có cành hoa giấy trang kim[2], có gói bánh cốm lá xanh lạt đỏ biếu cô dì chú bác, không có đồng tiền cho vợ may cái yếm mới đón xuân… nên người tủi phận, tự mình lẩn tránh thân mình, tự mình lừa hồn mình, khất lần ngày về nơi chôn rau cắt rốn.

Người đâu biết rằng mọi con đường to nhỏ như mạch máu, những phát huyết quản[3] hồi huyết quản, vi ti [4] huyết quản, những con đường cái quan, đường huyện, đường làng, đường trục, đường mương, đường rẽ xương cá vào ngõ nhỏ,… đã in hằn chồng xếp bao nhiều bước chân, nào người đi, người về, nào sắm Tết, bán mua, nào vay mượn, trả nợ, cả vui lẫn lo toan, bấm đầu ngón chân xuống đất trơn cho khỏi ngã, lê chiếc dép mòn tung bụi, gánh nặng lõm đất, rênh rang chơi nhởi vì đã có người vợ hiền mẹ đảm lo cho hết, nên cứ khăn áo chỉnh tề, ô che mũ đội mà đi tìm bạn, tìm hoa, bạn rượu hay bạn cờ, hoa đào hay hoa cúc,…

Tết ơi, giá mỗi năm có mười cái Tết thì chắc con người phải bạc đầu từ trẻ, nhưng nếu mười năm mới có một Tết thì chắc hồn người cũng sẽ ủ ê không biết nhường nào […].

Phiên chợ cuối năm đã họp kín người, xế chưa tan. Đắt hàng thế là chị bán hàng vàng hương, vàng hồ, vàng hoa, mũ ông Công, ông Táo, hương đen, hương vàng, hương trầm, hương sạ, hương sào, hương vòng, nến trắng, nến đỏ. Không hiểu sao ngồi cạnh chị ngay ngoài đầu chợ, bao giờ cũng có bà trầu vỏ kèm bên. Bà cụ đã móm, hình như bà ngồi đây đã mấy trăm cái Tết, nên chiếc vồ chặt vỏ, nguyên là cả khúc gỗ mít, gỗ nhãn đã xơ ra, tướp hết, thành cái chày thắt ngẵng, như sắp gãy ở quãng giữa ấy. Những thanh vỏ chay [5] ngon lành thế, cô con gái biếu mẹ, vì lấy chồng xa, chị con dâu hiền thảo mua cho mẹ chồng ăn Tết, mỗi thanh còn vỏ au đỏ mỏng tang như làm bằng giấy bản nhuộm hồng, những thanh vỏ quạch[6], từng khúc nâu xỉn, như từng khúc lưng con rắn rừng nằm chờ thân phận được quyết định về với Tết nhà ai, nghèo khó nơi bìa làng, thiếu thốn nơi ngõ trại,…

Có người ao ước, giá quanh năm, chợ lúc nào cũng vui như phiên này, rủng rỉnh như phiên này… mát mặt biết bao nhiêu, thay cơm hẩm cà kho bằng câu “ba mươi Tết có thịt treo trong nhà…”.

Ngoài đồng, lúa đã kín những mặt gương long lanh. Lạy trời, hãy mưa thuận gió hoà, đừng đổ về những cơn gió mùa đông bắc làm chết cá trong ao, phải lấy rơm hun khói, phải cấy lại thì khổ kiếp người, làm Tết mất vui.

Con chim khách báo đúng hay báo nhầm, cành tre đầu nhà đung đưa, bước chân người rộn rã, nó nghe, nó ngửi, nó nhìn, nó cảm,… nó báo tin càng làm trái tim chờ đợi thắc thỏm, mong có bóng người xuất hiện đầu đê, vào đường gạch, đứng trước chiếc cổng tre chống lên quen thuộc thân thương… Tết làm lòng nhau mở cửa hay bắt nó đóng lại nỗi quạnh hiu cô quạnh? Tuỳ người đấy, ai ơi…

Ngoài đình, ngoài chùa, mái quán chơ vơ trên đồng, bờ giếng tròn xây… đã được mặc tấm áo trắng tinh, trắng lốp bằng nước vôi mới quét, càng kéo cái Tết đến gần, như đã sờ thấy nó, nó đã vào đến làng, đến cổng rồi kìa…

Hình như từ sâu thẳm tâm can, mỗi con người đều được cái Tết thúc gọi, cấy vào đẩy chiếc mầm cây mới, gieo vào đấy cái hạt nở ra cây hi vọng. Bận rộn mà vui, hối hả vẫn tươi cười… để có niềm hạnh phúc chờ mong mơ ước. Đôi câu đối giấy hồng điều trên cột, đôi cây mía tím, mía voi làm gậy ông vải hai bên bàn thờ, tờ tranh ông Phúc, ông Lộc dán hai bên cánh cửa, con gà mắt trong veo, con lợn gặm cây khoai ráy, chị tốc váy hứng dừa, anh đánh ghen rúc rích thứ tranh Đông Hồ bán đầy chợ Tết, bày la liệt mặt đất,… cho đến tranh y môn[7], mâm bồng ngũ quả bán ngoài thành phố,… bức tranh lụa hay sơn dầu quý phái bạn hoạ sĩ tặng ta treo Tết,… chẳng là hi vọng cái mới sẽ sang đấy sao? […]

Ta trở về những nẻo đường xuân ríu rít, càng nhận ra cần phải trở thành con người hữu ích ra sao, chí ít là cho bản thân bé nhỏ của ta không phải phiền nhiễu đến bao người khác, mong sao ông chánh án thất nghiệp, anh công an nhàn rỗi mà rong xuân, bà thẩm phán cứ dắt con đi công viên, và cái tháng củ mật ngàn năm mịt mùng kia yên bình bất chấp mưa kim châm hay gió cắt thịt…

Hẳn những giây phút này đây, ông Táo trên trời đã trở về trái đất. Ông lĩnh nhiệm vụ mới Thiên đình giao cho ra sao, sẽ khuyên nhủ gia chủ ăn ngay ở thẳng thế nào, cho ba trăm sáu mươi ngày đều vui như ngày hội, cho cô gái tựa tóc vào vai người yêu, cho chàng trai soi vào mắt người tình mà run quả tim trong sạch, cho con chim khách không bao giờ sai, cho những chú bé đi “hôi[8]” cá cứ cười như nắc nẻ, dù chỉ được con tôm hay chú cá rô ron, cho chợ Tết người chen người, cho đồng lúa rờn rờn bát ngát, cho những con người lầm lạc sớm hoàn lương,…

Thành phố nơi ta ở, làng xa nơi mẹ ta chờ,.. xuân đã sang ở cả hai nơi. Giờ này, những nẻo đường xuân, bao nhiêu con tàu đang hối hả đích tới, chở theo những trái tim hồi hộp, những cành hoa và những gói quà Tết, mứt sen hay rượu cúc, bánh cốm hay trà sen,… tàu cứ đi đi, mùa xuân còn dài, còn dài như đời ta, như đất nước, như vũ trụ…

(Hà Nội rong ruổi quẩn quanh, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016, trang 40, 41, 43, 47)

* Tác giả, tác phẩm:

Băng Sơn (1932 – 2010) tên khai sinh là Trần Quang Bốn, quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nhưng sinh ra tại thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông là nhà văn chuyên viết về Hà Nội, là tác giả của nhiều tập tuỳ bút, bút kí được nhiều người yêu thích. Các tác phẩm viết về Hà Nội của Băng Sơn đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc: Thú ăn chơi người Hà Nội (4 tập) (1993), Nước Việt hồn tôi (1995), Nghìn năm còn lại (1996), Đường vào Hà Nội (1997), Dòng sông Hà Nội (2002),…

đọc hiểu những dặm đường xuân

Thực hiện các yêu cầu sau: đọc hiểu những dặm đường xuân

Câu 1. (0,5 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Đoạn văn trên viết về đề tài gì?

Câu 2. (0,5 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Trong đoạn văn trên, thời điểm nào trong năm gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả?

Câu 3. (0,5 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Đoạn trích “Ta trở về … lầm lạc sớm hoàn lương” biểu đạt nội dung gì?

Câu 4. (1,0 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Theo anh/chị vì sao tác giả nói: “Hình như từ sâu thẳm tâm can, mỗi con người đều được cái Tết thúc gọi, cấy vào đẩy chiếc mầm cây mới, gieo vào đấy cái hạt nở ra cây hi vọng.

Câu 5. (1,0 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Anh/ chị hãy nhận xét về tình cảm của nhà văn được thể hiện qua đoạn văn trên?

Câu 6. (1,0 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Theo anh/chị cái “tôi” tác giả được thể hiện trong đoạn trích trên là gì?

Câu 7. (1,0 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Anh/chị có đồng tình với quan niệm Tết ơi, giá mỗi năm có mười cái Tết thì chắc con người phải bạc đầu từ trẻ, nhưng nếu mười năm mới có một Tết thì chắc hồn người cũng sẽ ủ ê không biết nhường nào” mà tác giả nêu ra trong đoạn văn trên không? Vì sao?

Câu 8. (0,5 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Đoạn văn trên đã mang đến cho em bài học gì?

II. VIẾT (4,0 điểm) đọc hiểu những dặm đường xuân

Từ nội dung của đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của Tết cổ truyền của dân tộc ta.

 

Gợi ý trả lời đọc hiểu những dặm đường xuân

Câu 1. đọc hiểu những dặm đường xuân

Đề tài: Tết cổ truyền;  nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền…

Câu 2. đọc hiểu những dặm đường xuân

Trong đoạn văn trên, thời điểm trong năm gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả: tháng 12 âm lịch; hoặc cuối đông, đầu xuân; hoặc tháng củ mật…

Câu 3. đọc hiểu những dặm đường xuân

Đoạn trích “Ta trở về … lầm lạc sớm hoàn lương” biểu đạt nội dung: mong ước của tác giả về những điều tốt đẹp sẽ đến cùng với mùa xuân trên quê hương ta.

Câu 4. đọc hiểu những dặm đường xuân

Tác giả nói: “Hình như từ sâu thẳm tâm can, mỗi con người đều được cái Tết thúc gọi, cấy vào đẩy chiếc mầm cây mới, gieo vào đấy cái hạt nở ra cây hi vọng” bởi vì: Tết là thời điểm bắt đầu cho một năm mới. Ai trong chúng ta cũng mong muốn, hi vọng 1 năm mới này sẽ có nhiều điều mắn hơn.

Câu 5. đọc hiểu những dặm đường xuân

Tình cảm của nhà văn: trân trọng Tết cổ truyền của dân tộc, mong ước những người con xa quê trở về quê hương mỗi khi xuân về Tết đến, …

Câu 6. đọc hiểu những dặm đường xuân

Cái “tôi”của tác giả được thể hiện trong đoạn văn trên: Về nội dung là những tình cảm, suy nghĩ của tác giả về Tết cổ truyền của dân tộc. Về nghệ thuật: sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng phong phú ; kết hợp tự sự và trữ tình ; giọng điệu chậm rãi, tâm tình, …

Câu 7. đọc hiểu những dặm đường xuân

– Bày tỏ thái độ: đồng tình hoặc không đồng tình

– Lý giải hợp lí.

Câu 8. đọc hiểu những dặm đường xuân

Bài học về cách ứng xử: Trân trọng ngày Tết cổ truyền ; ngày Tết đoàn viên sum họp, nên trở về bên gia đình, trân trọng và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, …

đọc hiểu những dặm đường xuân
Chợ Tết

II. Phần viết đọc hiểu những dặm đường xuân

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Bàn về ý nghĩa của Tết cổ truyền của dân tộc ta.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Giải thích Tết cổ truyền của dân tộc ta
  • Bàn luận về vai trò, ý nghĩa của Tết cổ truyền của dân tộc ta.

+ Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình.

+ Tết là trở về

     + Tết là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Đưa ra được những lí lẽ và bằng chứng.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp đọc hiểu những dặm đường xuân

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

d. Sáng tạo: đọc hiểu những dặm đường xuân

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

đọc hiểu những dặm đường xuân

[1] tháng củ mật: tháng Mười hai âm lịch.

[2] Xe, ngựa, giấy trang kim: những đồ hàng mã để thờ.

[3] huyết quản: mạch máu

[4] vi ti: nhỏ bé, nhỏ li ti. 

[5] Chay: một loài cây thân gỗ, dùng để ăn trầu, còn được gọi là chay ăn trầu, chay vỏ tía hay chay Bắc Bộ.

[6] Quạch: một loài cây thân gỗ, rễ dùng để ăn trầu.

[7] Y môn: bức màn vải để ngăn cách lớp bàn thờ bên ngoài và lớp bàn thờ bên trong. 

[8] Hôi: đi mót cá (khi ao, hồ, … được tát cạn nước, chủ ao đã bắt cá xong thì cho phép mọi người xuống ao mò lại để bắt những con cá còn sót).

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *