Giới thiệu đến các bạn bài viết về đề kiểm tra phần làm văn, phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Bài viết: Phân tích đánh giá Biển người mênh mông (Nguyễn Ngọc Tư) ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư (Nguyễn Ngọc Tư) ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông (Phần 2, phần làm văn, Đề kiểm tra). Đây là tài liệu theo chương trình mới năm 2018, dành cho học sinh có nhu cầu tự kiểm tra và nâng cao kỹ năng viết và phân tích văn học. Nếu bạn là một học sinh quan tâm đến văn học và muốn nắm vững nội dung chương trình mới, đừng bỏ lỡ cơ hội tham khảo bài viết này.
Đề: phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về con người Nam Bộ qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh mông (Nguyễn Ngọc Tư).
BIỂN NGƯỜI MÊNH MÔNG
Nguyễn Ngọc Tư
[…] Dặn hoài, nhưng đêm qua, ông già Sáu Đèo lại trợt chân.
Ông còn ngồi loay quay ngoi ngóp dưới sân bèo thì vừa lúc Phi về, anh hỏi, trời đất, làm gì ngồi đây. Ông Sáu cười, hàm răng trống trơ, móm mém, “Qua chờ chú em về. Phi nắm tay đỡ ông dậy, xốc ông lên vai như xốc một đứa bé lên mười. Ông già dụi cái mặt già nua vào tóc anh, biểu:
– Chú em, tóc dài rồi, sao không chịu đi cắt đi, thanh niên để vậy coi bầy hay lắm.
Phi không nói gì hết, lòng anh lặng đi, nghe nhói ran cả ngực mà không biết niềm nhớ nó đang cựa quậy chỗ nào. Lâu lắm rồi mới có người nhắc anh chuyện tóc tai.
Hồi ngoại Phi còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn nhằn: “Cái thằng, tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn”. Phi cười, “Con làm nghệ sĩ, tóc phải dài chút đỉnh chớ ngoại”. Ngoại anh nạt, “Người ta nhìn nghệ sĩ là nhìn tài, nhìn tánh chứ nhìn mái tóc sao?”. Phi không cãi nữa, cầm mấy ngàn chạy đi, lát sau đem cái đầu tóc mới về.
Nói cho cùng, anh không nghe lời ngoại thì nghe ai bây giờ.
Phi sinh ra đã không có ba, năm tuổi rưỡi, má Phi cũng theo chồng ra chợ sống. Phi ở với bà ngoại, chịu chít quanh quẩn bên chân bà như gà mẹ gà con. Thấy Phi suốt ngày tha thủi một mình, ngoại biểu đi hàng xóm chơi, Phi lắc đầu, “Đi đâu ai người ta cũng bảo giống ông Hiểu nào, trưởng đồn Vàm Mấm nào á. Con với ổng nước lã, người dưng mà, ngoại?”. Ngoại không nói gì, lặng lẽ ngồi đương thúng, dường như trong mình có chỗ nào đó đau lắm, nhói lắm.
Phi mười, mười lăm tuổi đã biết rất nhiều chuyện. Thì ra, đã không còn cách nào khác, má mới bỏ Phi lại. Sau giải phóng, ba Phi về, xa nhau biền biệt chín năm trời, về nhà thấy vợ mình có đứa con trai chưa đầy sáu tuổi, ông chết lặng. Cũng như nhiều người ở Rạch Vàm Mấm này, ông ngờ rằng má Phi chắc không phải bị tên đồn trưởng ấy làm nhục, hắn lui tới ve vãn hoài, lâu ngày phải có tình ý gì với nhau, nếu không thì giữ cái thai ấy làm gì, sinh ra thằng Phi làm gì. Ngoại Phi bảo, “Tụi bây còn thương thì mai mốt ra tỉnh nhận công tác, rủ nhau mà đi, để thằng Phi lại cho má”.
[…] Má cũng hay về thăm Phi, thường là về một mình. Tất bật, vội vã, không làm gì cũng vội vã. Lần nào cũng hối hả kéo Phi vào lòng hỏi còn tiền xài không, lúc này học hành thế nào, có tiếp ngoại vót nan không, sao mà ốm nhom vậy? Rồi từ từ má chỉ hỏi anh chuyện tiền xài thôi.
Hết cấp hai, Phi lên thị xã mướn nhà trọ học, một năm mấy lần lại nhờ má đi họp phụ huynh. Gặp bữa mưa thì trèo lên mái nhà thông máng xối, khi thì tiếp má khiêng mấy tấm dal lót sân sau, thấy gì làm nấy như ở nhà mình. Ba Phi thì hội họp, công tác liên miên, Phi ít gặp. Ông thay đổi nhiều, tướng tá, diện mạo, tác phong nhưng gặp Phi, cái nhìn vẫn như xưa, lạnh lẽo, chua chát, lại như giễu cợt, đắng cay. Mà ba thì dứt khoát không nhìn con như vậy. Ông hay chê Phi với má, “Cái thằng, lừ đừ lừ đừ không biết giống ai” (Còn có thể giống ai?). Hết lớp mười, Phi vừa học vừa tìm việc làm thêm. Má anh rầy, “Bộ má nuôi không nổi sao?”. Phi cười, “Má còn cho mấy đứa em, phải lo cho tụi nó học cao hơn nữa. Tự mình con sống cũng được, má à. Hồi con mới vài ba tháng tuổi, lúc biết lật, có khi quăng cái đít không qua, không phải ngoại đã biểu má đừng đỡ tiếp để sau này làm việc gì con cũng tự làm được đó sao”. Rồi Phi thôi học đi theo đoàn hát, má anh giận tím ruột bầm gan, “Ai đời ba mầy làm tới chức phó chủ tịch, không lẽ không lo cho mầy một chỗ làm tử tế, sao lại vác cây đờn đi hò hát lông bông. Làm vậy khác nào làm ổng mất mặt”. Chỉ ngoại Phi là không rầy’, ngoại anh hỏi: “Bộ làm nghề đó vui lắm hả con? Thoải mái chớ gì? Phải rồi, hồi xưa má con đẻ rớt con trên bờ mẫu, mở mắt ra đã thấy mênh mông trời đất rồi, bây giờ bị bó buộc con đâu có chịu”. Phi chỉ cười cười mà không nói. […]
Rồi ngoại Phi nằm xuống dưới ba tấc đất, đôi bông tai bằng cẩm thạch ngoại để dành cho cháu dâu vẫn còn nằm im trong hộc tủ thờ. Còn một mình, anh đâm ra lỗi thôi […]. Má anh lâu lâu lại, hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai. Ngoài ngoại ra, chỉ có ông già Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.
Ông già Sáu mới dọn lại thuê một căn chung vách với nhà Phi. Ông cũng nghèo, lúc chuyển đến đồ đạc chỉ gói gọn bốn cái thùng các tông, dọc đường rớt đâu mất một thùng đựng mùng mền quần áo nên chỉ còn bộ đồ duy nhất dính da. Ai cũng ái ngại, ông Sáu phủi tay cười, “Thôi, của đi thay người, ba thứ đó mà nhằm gì, mất con quỷ này mới tiếc”. Ông chỉ tay vô cái lồng trùm vải xanh. Giở ra nhìn thấy một con bìm bịp chỗ nào cũng đen trủi, trừ đôi cánh màu xám. Đám trẻ xúm lại, bảo nhau “Ngộ quá ha. Nó hót làm sao?”. “Bậy, bìm bịp đâu có hót, nó kêu, tiếng của nó phát ra từ trong cổ họng nầy nè. Giọng nó ấm lắm, tiếng kêu phát ra từ tấm lòng mà. Mấy con chim há mỏ ra hót lách chách thấy vậy chớ không chân tình đâu, rồi ông già dừng lại, nuốt nước miếng, hạ giọng, con người ta cũng vậy thôi hà”. Đám trẻ nấn ná chờ hoài, mãi con bìm bịp mới cất tiếng kêu, tụi nó tiu nghỉu, “Kêu gì buồn thấu trời”. Ông già cười hỉ hả, “Buồn hả, buồn chớ sao không. Trời sanh ra cho nó con mắt đỏ như khóc vầy không buồn sao được”.
Lúc đó, Phi vừa ngủ dậy, đứng lặng, lắng nghe tiếng bìm bịp buồn buồn xa vời vợi trong ánh nắng chiều, Phi nhớ triền dừa nước xanh miết ở trước nhà ngoại mình, nhớ đứt ruột. Lúc đó, ông già đang mặc độc cái quần tà lỏn đã xoăn cón ngồi giặt bộ đồ kaki màu cứt ngựa, thân hình nhỏ quắt quằn quặt, chép miệng, “Con trời vật nầy lại kêu bậy, giờ nầy con nước đang chuẩn bị ròng sát đáy. Qua rành con nước tháng ba nầy quá mà. Nó bỏ sông lâu quá rồi. Chú em mầy nhớ quê hả?”. Phi gật đầu. […]
Sáng sau, lúc Phi còn đang ngủ thì ông già Sáu vỗ vách, “Qua đi đây, chú em nhớ dòm chừng con quỷ sứ dùm qua nghen”. Phi chợt tỉnh, bàng hoàng, đó là lúc anh đang mơ màng nghe tiếng mưa long tong trên mái nhà, Phi đang thèm ai đó gọi mình thức dậy. Đợi qua cơn xúc động thì ông già đã đi xa rồi.
[…] Trời trở chướng, ông Sáu than đau nhức mình. Phi qua nhà cạo gió cho ông. Lần theo những chiếc xương gồ ra trên thân mình nhỏ thó, ốm teo, Phi buột miệng “Bác Sáu ốm quá”. Ông già Sáu cười, “Tính chết mấy lần rồi, nhưng còn mắc nợ đời. Nợ thì phải trả chớ bỏ đi đâu. Thứ nhất là nợ con quỷ sứ nầy nè, tội nghiệp”. Ông kể, “Có lần định đem con bìm bịp cho người ta. Cậu đó cũng tử tế lắm, bữa đó nhậu cườm cườm, qua với nó mới bàn về rượu. Qua nói chuối hột mà ngâm rượu uống say lúc nào không biết, nó cãi, bìm bịp ngâm rượu mới thiệt là ngon. Qua thôi. Sau nầy có ông cán bộ giàu lắm, mua vé số của qua hoài, nghe kể có con bìm bịp, ổng xin, qua đem lại, nhưng cả tuần nó không kêu tiếng nào, thấy qua lại thăm, nó nhìn đứt ruột lắm. Qua xin lại, đem về, những thứ quê mùa như nó, ở nhà lầu thì không cất tiếng được”. […] Đi bán ở đâu, lâu lâu ông cũng tạt về nhà, quăng mấy con cá ươn cho “con quỷ sứ”, xong rồi từ giã, “Tía đi nghen”. Trời mưa dầm, ông già đội áo đi kiếm cóc, rắn mối cho nó ăn. Vui buồn gì cũng tía tía con con. Có đêm con bìm bịp kêu suốt, những tiếng bịp bịp ngắn ngủn buồn thiu thỉu, ông bảo với Phi, nó nhớ sông đó. Lúc nào qua thấy nhớ sông nó đều kêu như vậy. Ông kể, hồi trẻ, ông toàn sống trên sông, ông có chiếc ghe, hai vợ chồng lang thang xứ nầy xứ nọ. Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp vịt bầy đổi đồng thì chở thuê, gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán lại chợ nổi Cà Mau, nước ngược cắm sào đậu lại thổi cơm, bìm bịp kêu, nước bò lên bãi, ông cho ghe ra bến. Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm. Phi hỏi, “Vậy bác Sáu gái đâu rồi?”. Ông già rên khẽ, “Chú mầy cạo mạnh tay làm qua đau quá. Ông quay lại, gương mặt giàn giụa nước mắt, Phi giật mình, hỏi quýnh quáng, “Con làm bác đau thật à, chỗ nào vậy bác?”. Ừ, cái chỗ nầy, chú mầy không làm qua hết đau được đâu. Ông già Sáu mếu máo chỉ về phía tim. “Cổ” đi rồi. Sống khổ quá nên cổ bỏ qua cổ lên bờ, không từ giã gì hết, bữa đó đúng là qua bậy, qua nhậu xỉn quá trời, rồi cũng có cự cãi mấy câu, cảnh nhà không con nên sanh buồn bực trong lòng, qua có hơi nặng lời, cổ khóc. Lúc thức dậy thì cổ đã đi rồi. Qua đã tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà chưa thấy. Kiếm để làm gì hả? Để xin lỗi chớ làm gì bây giờ. Mà, kiếm hoài không gặp, qua sợ mình mắt dở rồi nên nhìn không ra cổ, tới chết không biết có gặp được không”. Ông Sáu ngừng lại, lấy tay quệt nước mắt, “Cái con bìm bịp quỷ này nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lại?”. Phi không biết. Không biết.
Vì không biết nên ông già phải đi tìm để hỏi cho ra. Rồi một bữa, ông bày ra bữa rượu để từ giã Phi, ông bảo đã ở đây một năm hai tháng mười chín ngày rồi, ngõ nào cũng đi hẻm nào cũng tới mà người thương đâu chưa thấy. Phi hỏi ông sẽ đi đâu mà cảm giác giọng mình đang run rẩy. Ông Sáu cười, “Cha, để coi, chỗ nào chưa đi thì đi, còn sống thì còn tìm. Qua nhờ chú em một chuyện, chú em nuôi dùm qua con quỷ sứ nầy. Qua yếu rồi, sợ có lúc giữa đường lăn ra chết, để con “trời vật” nầy lại không ai lo. Qua tin tưởng chú em nhiều, đừng phụ lòng qua nghen”. Phi dạ. Ông dặn đi dặn lại, con bìm bịp nầy ăn tạp lắm, nó khoái ăn cá ươn, cá chết, chú em mầy đừng có sợ nó hư bụng, nó sành ăn tổ cha. Cũng đừng chấp nê mấy thứ hư thúi đó, cho dù ăn gì thì nó cũng kêu hay, như con người ta vậy, nhìn nhau phải nhìn mặt tốt của nhau. Mai mốt nó đẻ trứng, chú em lấy giấu đi, để nó thấy mấy cái trứng mồ côi nó tủi. Hai người ngồi ở sân sau, dưới một đêm trăng sáng, trăng đầy. Có lần ông bảo, sướng nhất là được uống rượu dưới trăng.
[…] Ông đi rồi, chỉ còn lại Phi và con bìm bịp, thấy nó cứ thắc thỏm mổ cái mỏ vào mấy nan tre, tưởng nó đói, Phi đi bắt rắn mối cho nó ăn. Nhưng nó không ăn, cả đêm kêu thê thiết, những tiếng bíp bíp nhỏ xuống cái xóm Rạch Chùa từng giọt như giọt máu. Phi giở cửa lồng, con bìm bịp đập cánh xao xác, đứng niễng đầu nhìn anh buồn lắm, sao anh ngồi đây mà tía tôi đâu? Phi cười buồn bã, ước gì tao biết được bây giờ tía đang ở đâu. Tía thấy tao buồn nên để mầy ở lại, nhưng rồi lúc ông già bé nhỏ ấy buồn, ai kêu nước lớn cho ông nghe.
Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại. Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm li uống đến say… Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài.
Biển người thì mênh mông vậy…
phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông (Theo isach.infor)
* Tác giả, tác phẩm phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, là cây bút mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút sự chú ý của bạn đọc ngay từ những trang viết đầu tay, đồng thời được giới chuyên môn và các nhà phê bình ọc đánh giá cao, đạt nhiều giải thưởng trong nước, giải thưởng Văn học ASEAN văn học năm 2008,… Nói về sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ: “Tôi hay suy nghĩ về sức mạnh của những giọt nước mắt. Chúng trong trẻo, giản dị nhưng lại gây rung cảm sâu sắc […]. Tôi nghĩ nếu vẽ một biểu tượng của nghề viết mà tôi đang đeo đuổi tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt nước mắt hay gần giống như thế, bởi văn học vẫn còn những rào cản ngôn ngữ. Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bối rối thường trực của con người trước những biến cố của cuộc đời, tôi luôn ao ước những trang viết của mình có được sự rung cảm như những giọt nước mắt”.
Một số tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư: Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2000), Biển người mênh mông (tập truyện, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2003), Giao thừa (tập truyện, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2003), Nước chảy mây trôi (tập truyện và kí, NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2004), Cánh đồng bất tận (tập truyện, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2005), Sông (tiểu thuyết, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2012), Hành lí hư vô (tập tản văn, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2019), Biên sử nước (tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2020).
Gợi ý làm bài: phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
Đề bài: phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về con người Nam Bộ qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo trong truyện Biển người mênh mông (Nguyễn Ngọc Tư).
a. Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận. phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
b. Nêu được vấn đề nghị luận: Cảm về vẻ đẹp của con người Nam Bộ trong truyện ngắn Biển người mênh mông qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm.
Gợi ý: phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận. phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
– Nêu và phân tích cảm nhận về con người Nam Bộ qua hai nhân vật Phi và ông Sáu Đèo theo một trình tự hợp lí.
Ví dụ: phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
+ Những con người nhỏ bé, bất hạnh, lưu lạc. phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
Chú ý các chi tiết về cuộc đời của nhân vật Phi (không có cha, là kết quả cưỡng bức của tên đồn trưởng Rạch Vàm Nấm với mẹ của Phi ; không được người Phi gọi là cha thừa nhận ; năm tuổi rưỡi đã hui thủi ở với bà ngoại; người mẹ vô tâm về thăm con vội vã chỉ hỏi chuyện có tiền xài không ; lên cấp hai học trọ , muốn má đi họp phụ huynh, phải lại nhà má nhờ ; chỉ có bà ngoại quan tâm, nhưng rồi bà ngoại mất, kể từ đó sống lôi thôi, tạm bợ, … ). Cuộc đời của ông Sáu Đèo sau khi người vợ bỏ đi: không con cái, chỉ làm bạn với con chim bìm bịp, lang thang bán vé số nay đây mai đó ở tuổi xế chiều, cô đơn, … Nỗi nhớ và tiếng kêu thắt lòng của con chim bìm bịp nhắc về ông Sáu Đèo đang tiếp tục lưu lạc trên chặng đường nào. Nỗi cô đơn của Phi giữa biển người mênh mông.
+ Những con người kiếm tìm, khát khao hạnh phúc: phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
♦ Phi khao khát tình cảm của cha mẹ, tình thân. Cuộc đời anh cũng là một hành trình âm thầm tìm kiếm tình thân. Cuộc gặp gỡ với ông Sáu Đèo đã sưởi ấm tâm hồn anh bởi sự quan tâm của ông dành cho Phi. Điều làm anh xúc động sâu sắc là chi tiết ông nhắc anh cắt tóc (chi tiết ấy đánh thức kí ức về ngoại, về tuổi thơ khao khát yêu thương; chi tiết ấy được đem ra so sánh để thấy “má anh lâu lâu lại, hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai”, để thấy “Ngoài ngoại ra, chỉ có ông già Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.”, để chống chếnh, hụt hẫng, khắc khoải “Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm li uống đến say… Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài.”). Chi tiết nỗi nhớ đứt ruột khi nghe tiếng bìm bịp kêu; chi tiết “thèm nghe ai đó gọi mình thức dậy” và tiếng vỗ vách của ông Sáu Đèo,… thể hiện sự thổn thức, mong nhớ tình thân của Phi.
♦ Hành trình tìm kiếm người vợ của ông Sáu Đèo: Chú ý các chi tiết: ông Sáu Đèo kêu lên: “Chú mầy cạo mạnh tay làm qua đau quá”, “Ừ, cái chỗ nầy, chú mầy không làm đau được đâu. Ông già Sáu mếu máo chỉ về phía tim”; ông đã tìm người vợ gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, bỏ cả sông nước vốn gắn bó như máu thịt, lên bờ tìm kiếm để nói lời xin lỗi với vợ; cử chỉ “lấy tay quệt nước mắt” và câu hỏi day dứt trong ông: “Cái con bìm bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lại?”; ông bảo đã ở đây một năm hai tháng mười chín ngày rồi, ngõ nào cũng đi hẻm nào cũng tới mà người thương đâu chưa thấy; những hoài niệm về niềm hạnh phúc với người vợ, “cuộc sống nghèo vậy mà vui lám”; buồn “tìm hoài không gặp” đi liền với nỗi lo “sợ mắt mình dở rồi nên nhìn không ra cổ”, “tới chết không biết có gặp được không”. “Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại”. Ông vẫn đang mải miết đi hết những đường ngang ngõ dọc để tìm người thương, hay ông chân đã mỏi, gối đã chồn, đã dừng lại ở đâu đó trên hành trình cuộc đời mà vẫn chưa thôi khắc khoải,…
→ Trên hành trình tìm kiếm khát khao hạnh phúc đó, con người Nam Bộ trong truyện Biển người mênh mông cho chúng ta thấy tình yêu và sự gắn bó sâu quê hương xứ sở, tình cảm thuỷ chung sâu sắc, tấm lòng yêu thương, vị tha,..
♦ Nghệ thuật thể hiện nhân vật con người Nam Bộ trong trang văn Nguyễn Ngọc Tư: tình huống truyện tâm trạng, cốt truyện đơn giản, không có sự kiện gì đặc biệt; điểm nhìn di chuyển vào các nhân vật; ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ; chi tiết được lựa chọn tinh tế, giàu chất thơ; giọng điệu buồn thương, ngậm ngùi, mênh mang…
– Khái quát chủ đề của truyện được thể hiện qua hình tượng con người Nam Bộ trong tác phẩm: phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
+ Nội dung: phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
♦ Qua nhân vật Phi và ông Sáu Đèo, truyện Biển người mênh mông cho người đọc cảm nhận về những mảnh đời bé nhỏ, bất hạnh, trôi nổi, lưu lạc, những khát khao kiếm tìm hạnh phúc âm thầm mà mãnh liệt. Hành trình kiếm tìm tình thân, hạnh phúc ấy cũng là hành trình tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn, hành trình của trái tim. Truyện khiến cho mỗi người đọc không nguôi về “nỗi người” trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư.
♦ Ý nghĩa của truyện đối với người đọc: Truyện khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, cho độc giả cảm nhận được những giá trị quý giá của tình thân, tình người, của hạnh phúc. Truyện cũng cảnh báo về những hời hợt, thờ ơ của mỗi người có thể đang góp phần làm nên cái “Biển người mênh mông” trong cuộc sống.
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ. phân tích đánh giá biển người mênh mông ; phân tích đánh giá biển người mênh mông nguyễn ngọc tư ; phân tích đánh giá truyện ngắn biển người mênh mông