Giới thiệu đến các bạn bài viết: Cái chết của một viên chức (Sê-khốp) ; đọc hiểu cái chết của một viên chức (Sê-khốp) (truyện ngắn) ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

Đọc văn bản sau: cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

CÁI CHẾT CỦA MỘT VIÊN CHỨC

Sê-khốp

Vào một buổi tối thú vị, Ivan Đơmitơríts Tsêrviakốp, một viên quản trị hành chính không kém phần thú vị hơn, đã ngồi ở hàng ghế bành thứ hai, giương ống nhòm lên sân khẩu mà xem vở Chuông Kornêvinh.

Y vừa xem vừa cảm thấy trong lòng khoan khoái vô cùng. Bỗng dưng… Trong các truyện thường gặp chữ “bỗng dưng” này, các tác giả đã có lí: cuộc đời quả là đầy rẫy những chuyện bất ngờ. Bỗng dưng mặt y nhăn nhó, mắt hoa lên, hơi thở nghẹn lại… Y rời mắt khỏi chiếc ống nhòm, hơi cúi xuống và… hắt xì!!! Các bạn thấy đấy, y đã hắt hơi. Không ở đâu lại có lệ cấm người này người nọ hắt hơi cả. Người nhà quê hắt hơi, cảnh sát trưởng hắt hơi, và đôi khi các viên chức bậc ba cũng hắt hơi. Ai mà chẳng hắt hơi. Tsêrviakốp không hề cảm thấy ngượng ngùng chút nào, y lấy khăn mùi xoa ra lau, và như một người lịch sự, y nhìn quanh xem thử cái hắt hơi của mình có trót làm phiền ai không. Liền đấy y cảm thấy bối rối. Y nhìn thấy một người đã có tuổi ngồi trên hàng ghế đầu ngay phía trước y đang lấy găng tay cẩn thận lau cổ và cái đầu hói của mình, mềm càu nhàu câu gì không rõ. Tsêrviakốp nhận ra vị có tuổi là tướng Brigialốp đương nhiệm tại tổng cục đường sắt.

“Mình làm bắn nước bọt vào ngài rồi!” – Tsêrviakốp nghĩ – “Không phải thủ trưởng của mình, ở nơi khác, nhưng dù sao thì vẫn không hay ho gì. Phải tạ lỗi mới được”.

Tsêrviakốp đằng hắng, nghển cổ ra trước, thì thào vào tai vị tướng:

– Thưa ngài, ngài thứ lỗi cho, tôi trót hắt hơi… tôi vô ý…

– Không hề gì, không hề gì.

– Ngài làm ơn làm phúc tha lỗi cho. Tôi… tôi… không muốn thế đâu ạ!

– Thôi, anh làm ơn ngồi yên cho! Để tôi xem nốt!

Tsêrviakốp ngượng ngùng, bối rối cười ngây ngô và lại nhìn tiếp lên sân khấu. Xem thì vẫn xem nhưng không còn cảm thấy khoan khoái nữa, trong lòng đầy thắc thỏm lo âu. Đến giờ giải lao, y mon men đến chỗ Brigialốp, loanh quanh một lúc rồi đánh bạo lắp bắp nói:

– Tôi… tôi trót hắt hơi vào ngài… Xin ngài… thứ lỗi cho… Tôi không.. không cố ý… thế.

– Ôi dào, đủ rồi… Tôi đã quên rồi mà anh còn cứ nói mãi! – Viên tướng nói, môi dưới trề ra, tỏ vẻ sốt ruột, khó chịu.

“Ngài nói ngài quên mà mắt ngài trông giận dữ thế” – Tsêrviakốp nghĩ, hồ nghi liếc nhìn viên tướng – “Ngài cũng không muốn nói nữa. Cần phải thanh minh với ngài rằng quả thật là mình không hề cố ý… rằng đó là quy luật của tự nhiên, không thì ngài lại nghĩ rằng mình muốn làm bắn nước bọt vào ngài. Bây giờ chưa nghĩ thế nhưng sau này có thể nghĩ!”

Khi về nhà, Tsêrviakốp kể lại chuyện xảy ra cho vợ nghe. Nhưng y cảm thấy rằng vợ mình quá xem thường chuyện đó; bà ta chỉ hoảng sợ một chút thôi nhưng sau khi biết ngài là thủ trưởng ở “nơi khác” thì yên tâm trở lại.

– Nhưng mà thôi, ông cứ đến gặp ngài mà xin lỗi đi – Bà ta nói – Không thì ngài có thể nghĩ rằng ông không biết xử sự cho phải nhẽ ở nơi công cộng!

– Đúng là phải thế! Tôi đã xin lỗi rồi nhưng thái độ ngài có vẻ khác thường làm sao ấy… Ngài không nói một lời nào đứng đắn cả. Ừ mà cũng chẳng có lúc nào để nói cho ra đầu ra đũa…

Ngay hôm sau, Tserviakốp mặc bộ lễ phục mới, húi đầu tử tế rồi đi đến chỗ Brigialốp để thanh minh… Bước vào phòng khách của tướng Brigialốp, y trông thấy nhiều người đang đợi xin gặp và cạnh họ là chính ngài Brigialốp lúc này đã bắt đầu nghe các lời thỉnh cầu. Hỏi một vài người xong, vị tướng đưa mắt nhìn Tsêrviakốp.

– Dạ thưa ngài… hôm qua “Arcađi” ngài còn nhớ không ạ – Tserviakốp bắt đầu bẩm báo – Tôi… tôi hắt hơi… trót bắn dãi rớt vào… Xin… xin ngài…

– Rõ thật vớ vẩn… Có trời biết là thế nào nữa! Anh muốn gì nào? – Vị tướng quay sang hỏi người tiếp theo.

“Ngài không muốn nói chuyện với mình!” – Tsêrviakốp tái mặt nghĩ – “Thế là ngài giận đấy… Không, không thể để thế được… Mình phải thanh minh với ngài…”

Khi viên tướng đã nói chuyện xong với người thỉnh cầu cuối cùng và đi vào làm việc ở nhà trong, Tsêrviakốp bèn bước theo và lắp bắp nói:

– Thưa ngài, nếu tôi có cả gan dám làm phiền ngài thì cũng chỉ vì, thưa ngài, tôi hối hận lắm ạ! … Tôi không cố ý đâu ạ, chắc ngài đã rõ đấy ạ!.

Viên tướng cau mặt khoát tay:

– Này anh kia, có phải anh định giễu tôi không thì bảo! – Viên tướng nói và đi vào trong phòng, đóng cửa lại.

“Mình giễu cợt gì mới được chứ?” – Tserviakốp nghĩ – “Ở đây hoàn toàn không có chuyện gì đáng cười cợt cả! Ngài làm tướng mà ngài không hiểu! Nếu vậy thì mình sẽ không đến gặp ngài để xin lỗi nữa. Thôi mặc ngài! Mình sẽ viết cho ngài một bức thư, còn đến đấy gặp thì thôi! Ôi dào, thôi không đến nữa!”

Tserviakốp đã nghĩ ra thế khi trở về nhà. Thư gửi cho viên tướng y không viết. Y nghĩ hoài, nghĩ mãi cũng không biết phải viết thế nào. Hôm sau, y lại đi đến đấy thanh minh lần nữa.

– Hôm qua tôi có đến làm phiền ngài – Y lắp bắp nói, khi viên tướng đưa mắt về phía y với ý hỏi – Dạ không phải là để cười cợt như ngài đã có lời phán đâu ạ. Xin ngài thứ lỗi vì khi hắt hơi đã làm bắn nước bọt ạ… chứ tôi không có ý giễu cợt gì đâu ạ. Tôi đâu dám cười cợt ạ. Nếu như tôi mà giễu cợt thì còn đâu là sự kính trọng với… các bậc bề trên nữa ạ…

– Cút ngay đi! – Viên tướng quát to, người run lên, mặt tái xanh vì giận dữ.

– Sao… kia ạ? – Tsêrviakôp khẽ hỏi lại, lặng người đi vì sợ hãi.

– Xéo ngay! – Viện tướng giậm chân quát.

Trong bụng Tsêrviakốp như có cái gì vừa bị đứt ra. Không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, y đi giật lùi ra cửa, bước ra ngoài phố và lê bước quay về… Đi về nhà như cái xác không hồn, y mặc nguyên bộ lễ phục, nằm xuống đi văng và tắt thở.

(Truyện ngắn Chekhov, NXB Văn học, Hà Nội, 2008, trang 15 – 18)

* Tác giả, tác phẩm

An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – là nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn nhờ biển A-dóp. Ông lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. Từ những cốt truyện rất giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Một số tác phẩm tiêu biểu của Sê-khốp có thể kể đến như: Anh béo và anh gầy, Người trong bao, Cái chết của một viên chức, Con kì nhông,… (truyện ngắn); Hải âu, Vườn anh đào,… (kịch nói).

cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức 

Lựa chọn đáp án đúng cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?

  1. Lời của Tsêrviakốp
  2. Lời của tướng Brigialốp
  3. Lời của vợ Tsêrviakốp
  4. Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba

Câu 2. Nhân vật chính là ai?

  1. Là một viên quản trị hành chính.
  2. Là vị tướng đương nhiệm tại tổng cục đường sắt
  3. Là một nhân viên tại tổng cục đường sắt
  4. Là một cảnh sát trưởng.

Câu 3. Tsêrviakốp đã xin lỗi Brigialốp bao nhiều lần khi lỡ hắt xì hơi làm bắn nước bọt lên đầu ông ta?

  1. 3 lần
  2. 4 lần
  3. 5 lần
  4. 6 lần

Câu 4. Vì sao lần cuối cùng khi Tsêrviakốp xin lỗi, Brigialốp lại giận dữ đến tột độ và đuổi Tsêrviakop đi?

  1. Vì ông ta vẫn vô cùng tức giận với hành vi thất lễ của Tsêrviakốp.
  2. Vì ông ta không cảm nhận được sự chân thành trong lời xin lỗi của Tsêrviakốp.
  3. Vì ông ta cảm thấy phiền toái và cho rằng Tsêrviakốp đang cố tình giễu cợt mình.
  4. Vì ông ta đang quá mệt mỏi do công việc nên không thể kiềm chế được.

Câu 5. Phương án nào dưới đây nêu đúng đặc điểm chủ yếu của tình huống truyện?

  1. Bi thảm
  2. Hài hước
  3. Gay cấn
  4. Bất ngờ

Câu 6. Tác giả chú trọng khắc hoạ nét tính cách nào của Tsêrviakốp?

  1. Bất lịch sự
  2. Lịch sự thái quá
  3. Lì lợm
  4. Hèn yếu

Câu 7. Giọng điệu của người kể chuyện như thế nào?

  1. Dửng dưng
  2. Châm biếm
  3. Thương xót
  4. Căm phẫn

Trả lời câu hỏi sau: cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

Câu 8. Theo em, cái chết của Tsêrviakốp có vô lí không? Vì sao?

Câu 9. Phát biểu chủ đề của truyện.

Câu 10. Em rút ra được thông điệp có ý nghĩa sâu sắc nào từ câu chuyện?

II. Phần viết cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

Đề bài 1: Hãy viết bài văn giới thiệu một tác phẩm truyện ngắn nước ngoài mà em yêu thích.

Đề bài 2: Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Tsêrviakốp trong truyện ngắn Cái chết của một viên chức (Sê-khốp).

cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

Gợi ý trả lời cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

Câu 1. D Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba

Câu 2. A Là một viên quản trị hành chính.

Câu 3. D 6 lần

Câu 4. C Vì ông ta cảm thấy phiền toái và cho rằng Tsêrviakốp đang cố tình giễu cợt mình.

Câu 5. B Hài hước

Câu 6. D Hèn yếu

Câu 7. B Châm biếm

Trả lời câu hỏi sau: cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

Câu 8. Cái chết của Tsêrviakốp có vẻ rất vô lí và đây là thủ pháp cường điệu hoá của nhà văn để thể hiện dụng ý nghệ thuật; hoặc: Cái chết của Tserviakốp có vẻ rất vô lí nhưng đặt vào quá trình thể hiện tính cách của nhân vật được nhà văn khắc hoạ trong truyện thì đây lại of cach là kết quả tất yếu, là sự phát triển rất hợp lí.

Câu 9.  Chủ đề của truyện: Tác phẩm là tiếng nói châm biếm, phê phán “thói nô lệ tinh thần” của những con người bình thường, nhỏ bé – biểu hiện cụ thể là sự khiếp sợ một cách cực đoan trước những kẻ có uy quyền, chức tước trong xã hội.

Câu 10. Học sinh rút ra được thông điệp phù hợp với nội dung và chủ đề câu chuyện, ví dụ: Con người sống cần có bản lĩnh, sự tự tin,…

 

II. Phần viết cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

Đề bài 1.

– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh: mở bài nêu được đối tượng, thân bài triển khai giới thiệu được các phương diện, khía cạnh của đối tượng, kết bài khái quát, đánh giá chung về đối tượng; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được những thông tin cơ bản về tác phẩm, có cách diễn đạt mới mẻ.

– Xác định đúng yêu cầu của đề: Giới thiệu một truyện ngắn nước ngoài được cá nhân yêu thích.

– Triển khai nội dung thành bố cục hợp lí, đảm bảo giới thiệu được các thông tin cơ bản. Ví dụ:

+ Giới thiệu được về tác giả; xuất xứ; hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm; nội dung tóm tắt; chủ đề; những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và trần thuật như sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu; các chi tiết đặc sắc,..

+ Nêu ấn tượng sâu đậm và những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

cái chết của một viên chức ; đọc hiểu cái chết của một viên chức ; trắc nghiệm cái chết của một viên chức

Đề bài 2:

Gợi ý làm bài

a. Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận.

b. Nêu được vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Tsêrviakốp.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.

Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Gợi ý:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận.

Trình bày cảm nhận về nhân vật qua các phương diện được nhà văn khắc hoạ:

+ Nghề nghiệp: viên chức (một con người bình thường trong xã hội).

+ Lời nói; suy nghĩ; điệu bộ, hành động, cử chỉ trong tình huống trót hắt hơi làm bắn nước bọt vào vị tướng Brigialốp đương nhiệm tại tổng cục đường sắt (xin lỗi với thái độ khúm núm, sợ sệt không chỉ một lần ngay lúc đó mà còn tìm gặp để xin lỗi các lần khác, đến mức vị tướng cảm thấy quá phiền toái, thậm chí cho rằng Tsêrviakốp đang cố tình giễu cợt mình và trở nên tức giận. Sự tức giận đó lại khiến Tserviakốp càng sợ hãi).

+ Cái chết: Sau lần thứ sáu xin lỗi vị tướng và bị quát vào mặt, Tsêrviakốp đã khiếp sợ một cách tột cùng và trở về nhà rồi tắt thở (cái chết của Tsêrviakốp có vẻ rất vô lí nhưng đặt vào quá trình thể hiện tính cách của nhân vật được nhà văn khắc hoạ trong truyện thì đây lại là kết quả tất yếu, là sự phát triển rất hợp lí).

– Bày tỏ thái độ, sự đánh giá phù hợp với nhân vật và rút ra chủ đề của tác phẩm cũng như thông điệp được nhà văn gửi gắm: Nhân vật thật đáng cười, đáng chê trách nhưng cũng thật đáng thương. Thông qua nhân vật, nhà văn đã cất lên tiếng nói chậm biếm, phê phán “thói nô lệ tinh thần” của những con người bình thường, nhỏ bé – biểu hiện cụ thể là sự khiếp sợ một cách cực đoan trước những kẻ có uy quyền, chức tước trong xã hội.

– Nhận xét, đánh giá nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc, đặc biệt nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc và ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật đậm chất châm biếm.

d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *