Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca (Thanh Thảo) (Thơ) ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
Đọc văn bản sau: Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
(Ph.G. Lor-ca)
(1) những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
(2) Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
(3) tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
(4) không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
(5) đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
(6) chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
(7) li-la li-la li-la…
(Theo Ngữ văn 12, Tập một (bộ Nâng cao), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, trang 132 – 133)
* Tác giả, tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông được coi là một trong số không nhiều cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm; tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do; xoá bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà ông học tập ở chính nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca.
Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Từ nhỏ, ông được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực: thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu,… Dưới sự cai trị của chế độ độc tài Pri-nô đê Ri-vê-ra đã trở nên hết sức phản động về chính trị và đang trên đường già cỗi về nghệ thuật, Lor-ca vừa nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng; vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong những lĩnh vực nghệ thuật. Ông đã bị chế độ phản động cực quyền thân phát xít bắt giam và bắn chết. Tên tuổi ông trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại.
Lựa chọn đáp án đúng Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thơ văn xuôi
- Thơ tự do
- Thơ năm chữ
- Thơ lục bát
Câu 2. Bài thơ là sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
- Biểu cảm, tự sự, nghị luận
- Biểu cảm, tự sự, miêu tả
- Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả
- Biểu cảm, tự sự, thuyết minh
Câu 3. Ghép khổ thơ ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B.
1. Khổ 1 | a) Hình ảnh Lor-ca với cái chết bất ngờ, bi thảm do bị sát hại | |
2. Khổ 2 | b) Hình ảnh Lor-ca: người nghệ sĩ tự do trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha | |
3. Khổ 5 | c) Hình ảnh Lor-ca với sự giã từ dứt khoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian | |
4. Khổ 6 | d) Hình ảnh Lor-ca trên hành trình siêu thoát sang thế giới bên kia | |
e) Hình ảnh Lor-ca chia tay với cô gái Di-gan với sự dứt khoát |
Câu 4. Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ 3?
- Ẩn dụ, điệp từ, nhân hoá
- Ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ
- So sánh, điệp từ, ẩn dụ
- So sánh, điệp từ, hoán dụ
Câu 5. Tiếng đàn trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
- Sinh mệnh và tâm hồn của Lor-ca; Tình yêu tự do và con người mà ông hằng theo đuổi; Sự tàn ác của chế độ độc tài Pri-nô đê Ri-vê-ra
- Sinh mệnh và tâm hồn của Lor-ca; Tình yêu tự do và con người mà ông hằng theo đuổi; Số phận của nhân dân dưới chế độ độc tài Pri-nô đê Ri-vê-ra
- Nghệ thuật của Lor-ca; Tình yêu tự do và con người mà ông hằng theo đuổi; Sinh mệnh và tâm hồn của Lor-ca
- Nghệ thuật của Lor-ca; Tình yêu tự do và con người mà ông hằng theo đuổi; Sự tàn ác của chế độ độc tài Pri-nô đề Ri-về-ra
Câu 6. Dòng thơ “giọt nước mắt vầng trăng” đã bị lược bớt quan hệ từ nhằm gia tăng nghĩa và hình ảnh cho lời thơ, tạo “không gian” liên tưởng và sáng tạo cho người đọc.
Phương án nào dưới đây chứa các quan hệ từ có thể được sử dụng để thể hiện mối đã quan hệ giữa hai hình ảnh “giọt nước mắt” và “vầng trăng” trong dòng thơ?
- Và/của/nhưng
- Và/của/như
- Vì/của/như
- Vì/của/nhưng
Câu 7. Dòng thơ nào dưới đây chứa hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng về sinh mệnh ngắn ngủi của Lor-ca?
- Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
- với vầng trăng chếnh choáng torto
- đường chỉ tay đã đứt
- dòng sông rộng vô cùng
Trả lời câu hỏi sau: Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ: “không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”.
Câu 9. Các dòng thơ “li-la li-la li-la” trong bài thơ đã tạo ra hiệu quả thẩm mĩ như thế nào?
Câu 10. Nêu cảm nhận của em về tình cảm, thái độ của nhà thơ đối với người nghệ sĩ Lor-ca.
II. Phần viết Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
Đề bài 1: Viết bài văn thể hiện cảm nhận về hình tượng tiếng đàn của người nghệ sĩ Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
Đề bài 2: Từ bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), hãy viết bài văn bàn về là sức sống của nghệ thuật.
Gợi ý trả lời Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
Câu 1. B Thơ tự do
Câu 2. B Biểu cảm, tự sự, miêu tả
Câu 3. 1-b; 2-a; 3-d; 4-c
Câu 4. A Ẩn dụ, điệp từ, nhân hoá
Câu 5. C Nghệ thuật của Lor-ca; Tình yêu tự do và con người mà ông hằng theo đuổi; Sinh mệnh và tâm hồn của Lor-ca
Câu 6. B Và/của/như
Câu 7. C đường chỉ tay đã đứt
Trả lời câu hỏi sau: Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
Câu 8.
Tác giả đã so sánh “tiếng đàn” với “cỏ mọc hoang”. Tác dụng của biện pháp so sánh:
– Giúp cho câu thơ trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm.
– Nhấn mạnh, giúp người đọc hình dung rõ nét về sức sống mãnh liệt của tiếng đàn, đồng thời cũng gợi lên một sự thật đau thương về tiếng đàn đã trở nên vô chủ sau cái chết của Lor-ca.
Câu 9.
Các dòng thơ “li-la li-la li-la” trong bài thơ đã gợi nên hình tượng tiếng đàn với sức âm vang, lan toả mãnh liệt; từ đó khiến cho bài thơ giàu chất nhạc, tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Câu 10.
Tình cảm, thái độ của nhà thơ đối với người nghệ sĩ Lor-ca: Đó là sự tiếc nuối, xót thương vô hạn trước cái chết oan khuất, bi thương của người nghệ sĩ; là sự yêu mến, trân trọng, cảm phục trước tài năng nghệ thuật và tâm hồn của Lor-ca; là sự ngưỡng mộ trước sự nghiệp sáng tạo và ảnh hưởng to lớn mà Lor-ca để lại cho đời sau.
II. Phần viết Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
Đề 1. Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
– Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn của người nghệ sĩ Lor-ca trong bài thơ
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca trong bài thơ và hình tượng tiếng đàn.
+ Trình bày cảm nhận về hình tượng tiếng đàn:
- Tiếng đàn gắn với hành trình của người nghệ sĩ – trong trẻo, đẹp đẽ nhưng cũng mong manh, dễ vỡ (những tiếng đàn bọt nước).
- Tiếng đàn gắn với cái chết bi thương của người nghệ sĩ – vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, tan chảy thành dòng máu đỏ tươi (tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy/ tiếng ghi ta lá xanh biết mấy/ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan/ tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy).
- Tiếng đàn với sức sống mãnh liệt và bất tử, dù cho chủ nhân đã từ giã cõi đời (không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang).
+ Nhận xét, đánh giá ý nghĩa và nghệ thuật khắc hoạ hình tượng tiếng đàn: Tiếng đàn mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: Đó chính là sự hiện thân cho nghệ thuật của Lor-ca; tình yêu tự do và con người mà ông hằng theo đuổi; sinh mệnh và tâm hồn của Lor-ca. Tiếng đàn được xây dựng qua bút pháp nghệ thuật đặc sắc: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hoá, so sánh,… thể hiện sự sáng tạo, cách tân độc đáo của Thanh Thảo.
—-
Đề 2. Đàn ghi ta của Lorca ; Đọc hiểu Đàn ghi ta của lorca ; trắc nghiệm đàn ghi ta của lorca
– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
– Xác định đúng yêu cầu của đề: Bàn về sức sống của nghệ thuật.
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:
+ Làm rõ vấn đề nghị luận:
a) Giải thích khái niệm nghệ thuật, nêu một số loại hình nghệ thuật và khẳng định vai trò của nghệ thuật trong đời sống;
b) Khái quát nội dung bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca để thấy từ tác phẩm: thông điệp khẳng định sức sống kì diệu, bất tử của nghệ thuật.
+ Nêu ý kiến: Khẳng định nghệ thuật có sức sống mãnh liệt và bất tử.
+ Lập luận: Sức sống của nghệ thuật có biểu hiện cụ thể như thế nào? Vì sao ng sao nghệ thuật lại có sức sống mãnh liệt, vượt không gian, thời gian như vậy?
+ Bàn luận, mở rộng và rút ra bài học: Làm thế nào để lan toả sức sống của nghệ thuật?