Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tống biệt hành ; Tống biệt hành Thâm Tâm ; Đọc hiểu Tống biệt hành (Thâm Tâm) (Thơ) ; trắc nghiệm tống biệt hành (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
Đọc văn bản sau: tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
TỐNG BIỆT HÀNH
Thâm Tâm
Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng..
– Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932 – 1941), NXB Văn học, Hà Nội, 2007, trang 280 – 281)
* Tác giả, tác phẩm tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
Thâm Tâm (1917 – 1950), tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Trình, sinh tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương, là một trong những gương mặt của phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành.
Lựa chọn đáp án đúng tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
Câu 1. Phương án nào dưới đây nêu chính xác nhất tác dụng của nhan đề bài thơ?
- Khái quát đề tài của bài thơ; tạo vẻ đẹp cổ điển, gợi liên tưởng đến những cuộc tiễn biệt trong thơ ca cổ
- Khái quát bối cảnh của cuộc chia tay; tạo vẻ đẹp cổ điển, gợi liên tưởng đến những cuộc tiễn biệt trong thơ ca cổ
- Khái quát đề tài của bài thơ; tạo vẻ đẹp hiện đại, phản ánh không khí của thời đại
- Khái quát bút pháp của văn bản; tạo vẻ đẹp hiện đại, phản ánh không khí của thời đại
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
- Người ra đi
- Người đưa tiễn
- Mẹ của của người ra đi
- Chị và em của người ra đi
Câu 3. Phương án nào dưới đây xác định chính xác không gian, thời gian của cuộc chia tay?
- Cuộc chia tay diễn ra bên dòng sông đầy sóng; trong sáng hôm nay.
- Cuộc chia tay diễn ra bên dòng sông đầy sóng; trong chiều hôm nay.
- Cuộc chia tay không xác định không gian; trong chiều hôm nay.
- Cuộc chia tay không xác định không gian; trong chiều hôm trước.
Câu 4. Hình ảnh “tiếng sóng” trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
- Không gian sông nước của buổi chia tay
- Tâm trạng, cảm xúc dâng trào của người đi, kẻ ở
- Bối cảnh dữ dội của xã hội trong thời loạn li
- Tương lai đầy sóng gió đón chờ người ra đi
Câu 5. Phương án nào dưới đây diễn tả chính xác nhất cảm xúc, thái độ của người ra đi trong dòng thơ “Một giã gia đình, một dửng dưng…”?
- Thái độ bên ngoài dửng dưng, cảm xúc bên trong không hề lưu luyến, bịn rịn.
- Thái độ bên ngoài tỏ ra lưu luyến, bịn rịn, nhưng cảm xúc bên trong dửng dưng.
- Cảm xúc bên trong lưu luyến, bịn rịn, dù cố nén lòng nhưng thái độ bên ngoài không thể dửng dưng, lạnh lùng, cứng cỏi được.
- Cảm xúc bên trong lưu luyến, bịn rịn nhưng cố nén lòng, thái độ bên ngoài tỏ ra dửng dưng, lạnh lùng, cứng cỏi.
Câu 6. Phương án nào dưới đây không thể hiện đúng về người ra đi?
- Là người có chí lớn
- Là người giàu tình cảm
- Là người cứng cỏi, ngang tàng
- Là người lạnh lùng, vô tâm
Câu 7. Phương án nào dưới đây nêu chính xác và đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ?
- Ẩn dụ, nhân hoá, điệp, so sánh
- Ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp, so sánh
- Ẩn dụ, câu hỏi tu từ, so sánh, nhân hoá
- Hoán dụ, câu hỏi tu từ, điệp, so sánh
Trả lời câu hỏi sau: tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong khổ thơ cuối.
Câu 9. Nêu cảm nhận của em về giọng điệu của bài thơ.
Câu 10. Chỉ ra tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ.
II. Phần viết tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
Đề bài 1: Viết bài văn nghị luận cảm nhận về hình tượng “li khách” trong bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm).
Đề bài 2: Từ bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm), hãy viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm.
Gợi ý trả lời tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
Câu 1. A Khái quát đề tài của bài thơ; tạo vẻ đẹp cổ điển, gợi liên tưởng đến những cuộc tiễn biệt trong thơ ca cổ
Câu 2. B Người đưa tiễn
Câu 3. C Cuộc chia tay không xác định không gian; trong chiều hôm nay.
Câu 4. B Tâm trạng, cảm xúc dâng trào của người đi, kẻ ở
Câu 5. D Cảm xúc bên trong lưu luyến, bịn rịn nhưng cố nén lòng, thái độ bên ngoài tỏ ra dửng dưng, lạnh lùng, cứng cỏi.
Câu 6. D Là người lạnh lùng, vô tâm
Câu 7. B Ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp, so sánh
Trả lời câu hỏi sau: tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
Câu 8.
Tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong khổ thơ cuối:
– Cấu trúc được lặp lại trong ba dòng thơ ở khổ thơ cuối (cấu trúc: A thà coi như B), có tác dụng:
+ Nhấn mạnh cảm xúc của người ra đi: dứt khoát nén lòng, nén tình cảm gia đình để quyết ra đi vì nghĩa lớn; mặc dù sự kìm nén ấy chứa đựng biết bao đau đớn, dằn vặt, nghẹn ngào.
+ Tạo liên kết giữa các dòng thơ; tạo giọng điệu mạnh mẽ, rắn rỏi.
Câu 9.
Cảm nhận về giọng điệu của bài thơ: Bài thơ có nhiều sắc thái giọng điệu, thể hiện cảm xúc của cả người ra đi và người ở lại: vừa bâng khuâng, lưu luyến; vừa mạnh mẽ, rắn rỏi.
Câu 10. Tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ: Đó là tình cảm, thái độ bâng khuâng, lưu luyến của người ở lại; cũng là sự thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng và chí hướng của người ra đi.
II. Phần viết tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
Đề bài 1: tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
– Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nhận về hình tượng “li khách” trong bài thơ.
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hình tượng “li khách” trong bài thơ.
+ Trình bày cảm nhận về hình tượng “li khách”:
- Một “li khách” mang chí lớn, ôm ấp khát vọng lên đường (Chí nhớn chưa về bàn tay không,/ Thì không bao giờ nói trở lại!/ Ba năm mẹ già cũng đừng mong!), cố nén tình cảm để một dửng dưng, dứt khoát giã biệt người thân (Mẹ thà coi như chiếc lá bay,/ Chị thà coi như là hạt bụi,/ Em thà coi như hơi rượu say.).
- Một “li khách” nặng lòng, giàu tình cảm, mang trách nhiệm sâu sắc với gia đình, một giã gia đình, bước chân ra đi mà thẳm sâu trong lòng là biết bao lưu luyến, bịn rịn, đau đớn, nghẹn ngào, không nỡ rời xa những người thân yêu (buồn chiều hôm trước, buồn sáng hôm nay).
-> “Li khách” hiện lên qua “hai nửa” đối lập mà thống nhất, không tách rời. Là người ra đi trong bài thơ, “li khách” chính là “đối tượng” trữ tình; được khắc hoạ qua cái nhìn, sự cảm nhận của nhân vật trữ tình – người đưa tiễn.
+ Nhận xét, đánh giá ý nghĩa và nghệ thuật khắc hoạ hình tượng “li khách”:
- Ý nghĩa: Hình tượng “li khách” được khắc hoạ qua sự thấu hiểu, đồng cảm của nhân vật trữ tình – người ở lại; qua vẻ đối lập giữa thái độ bên ngoài trong buổi chia li và cảm xúc bên trong; qua sự giằng xé giữa chí lớn và trách nhiệm, tình cảm gia đình. Đó là một hình tượng cho thấy vẻ đẹp nhân văn của con người trong mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm.
- Nghệ thuật: Tác giả đã rất tài tình, tinh tế trong việc sử dụng các hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng, các biện pháp tu từ đặc sắc (ẩn dụ, lặp cấu trúc, câu hỏi tu từ, đối), giọng điệu độc đáo (“Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.” – Hoài Thanh) để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng.
—–
Đề bài 2: tống biệt hành ; tống biệt hành thâm tâm ; đọc hiểu tống biệt hành ; trắc nghiệm tống biệt hành
– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
– Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm.
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:
+ Làm rõ vấn đề nghị luận:
a) Giải thích: Thế nào là sống theo lí trí? Thế nào là sống theo tình cảm?;
b) Khái quát nội dung bài thơ Tống biệt hành để thấy từ tác phẩm: con người trong nhiều tình huống buộc phải lựa chọn hành động theo lí trí mà đành nén tình cảm vào trong.
+ Nêu ý kiến: Lí trí và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ, nhưng trong nhiều tình huống, lí trí và tình cảm không thống nhất, khiến con người sẽ hành động, cư xử theo các cách khác nhau, thậm chí đối lập nhau, buộc phải lựa chọn. Vậy chọn sống theo lí trí hay tình cảm còn tuỳ thuộc vào mỗi bối cảnh cụ thể.
+ Lập luận: Sự không thống nhất giữa lí trí và tình cảm trong một số tình huống biểu hiện cụ thể như thế nào? Nếu chọn hành động theo lí trí sẽ dẫn đến kết quả ra sao? Nếu chọn hành động theo tình cảm sẽ dẫn đến kết quả như thế nào? Tiêu chí nào để mỗi người xác định lựa chọn hành động theo lí trí hay tình cảm?
+ Bàn luận, mở rộng và rút ra bài học trong việc lựa chọn cách sống giữa lí trí và tình cảm.