Giới thiệu đến các bạn bài viết: Xuân Chế Lan Viên ; Đọc hiểu Xuân Chế Lan Viên (Thơ); trắc nghiệm xuân chế lan viên (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) xuân chế lan viên ; đọc hiểu xuân chế lan viên ; trắc nghiệm xuân chế lan viên
Đọc văn bản sau: xuân chế lan viên ; đọc hiểu xuân chế lan viên ; trắc nghiệm xuân chế lan viên
XUÂN
Chế Lan Viên
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muốn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
(Vũ Thị Thường, Chế Lan Viên toàn NXB Văn học, Hà Nội, 2002, trang 224)
* Tác giả, tác phẩm xuân chế lan viên ; đọc hiểu xuân chế lan viên ; trắc nghiệm xuân chế lan viên
Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, sinh tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám, ông là một trong những gương mặt thi ca quan trọng nhất của phong trào Thơ mới với tập thơ Điêu tàn (1937). Sau Cách mạng tháng Tám, ông hăng hái tham gia các hoạt động cách mạng và có những nguồn cảm xúc mới cho thơ ca. Chế Lan Viên là một phong cách thơ độc đáo. Thơ ông giàu chất trí tuệ, triết lí và luôn hướng tới những tìm tòi, cách tân. Phong cách thơ của ông có ảnh hưởng sâu rộng đến thế hệ những nhà thơ trẻ chống Mỹ.
Bài thơ Xuân nằm trong tập thơ Điêu tàn, là một thi phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng tháng Tám.
Lựa chọn đáp án đúng xuân chế lan viên ; đọc hiểu xuân chế lan viên ; trắc nghiệm xuân chế lan viên
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thất ngôn Đường luật
- Bảy chữ
- Tám chữ
- Tự do
Câu 2. Phương án nào dưới đây không thể hiện thái độ và cảm xúc của nhân vật trữ tình trước mùa xuân?
- Sầu muộn trước mùa xuân
- Khổ đau trước mùa xuân
- Chối bỏ mùa xuân
- Mong nhớ mùa xuân
Câu 3. Phương án nào dưới đây nêu đúng về mối tương quan giữa thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình với mùa xuân trong bài thơ này và thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình với mùa xuân trong đoạn thơ sau?
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)
- Tương đồng
- Tương phản
- Vừa tương đồng vừa khác biệt
- Vừa khác biệt vừa bổ sung cho nhau
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng qua từ “chắn” trong dòng thơ “Về đây, đem chắn nẻo xuân sang”.
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- So sánh
- Nhân hoá
Câu 5. Phương án nào dưới đây diễn tả chính xác ý nghĩa của các hình ảnh “người nghèo” và “đứa trẻ thơ” trong văn bản?
- Phản ánh bức tranh hiện thực của xã hội qua những thân phận đáng thương
- Thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ trước những kiếp người yếu thế
- Là hình ảnh tượng trưng cho cái tôi trữ tình để thể hiện cảm xúc: mong thu da diết, chối bỏ mùa xuân tột đỉnh
- Là hình ảnh ước lệ tượng trưng cho mùa thu và mùa xuân, thể hiện tình cảm tha thiết của cái tôi trữ tình trước tạo vật
Câu 6. Phương án nào dưới đây nêu chính xác và đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ?
- Ẩn dụ, nhân hoá, điệp
- Ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp
- Ẩn dụ, câu hỏi tu từ, so sánh
- Hoán dụ, câu hỏi tu từ, điệp
Câu 7. Phương án nào dưới đây nêu đúng về cấu tứ của bài thơ?
- Tương đồng
- Tương phản
- Tăng cấp
- Chuyển hoá
Trả lời câu hỏi sau: xuân chế lan viên ; đọc hiểu xuân chế lan viên ; trắc nghiệm xuân chế lan viên
Câu 8. Chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “xuân” và “thư” trong bài thơ.
Câu 9. Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về Thơ mới 1932 – 1945, hãy lí giải cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 10. Hãy kể tên một bài thơ khác viết về đề tài mùa xuân và nêu tên tác giả của tác phẩm đó.
II. Phần viết
Viết bài văn thể hiện cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bài thơ Xuân (Chế Lan Viên).
Gợi ý trả lời xuân chế lan viên ; đọc hiểu xuân chế lan viên ; trắc nghiệm xuân chế lan viên
Câu 1. B Bảy chữ
Câu 2. D Mong nhớ mùa xuân
Câu 3. B Tương phản
Câu 4. A Ẩn dụ
Câu 5. C Là hình ảnh tượng trưng cho cái tôi trữ tình để thể hiện cảm xúc: mong thu da diết, chối bỏ mùa xuân tột đỉnh
Câu 6. B Ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp
Câu 7. B Tương phản
Trả lời câu hỏi sau: xuân chế lan viên ; đọc hiểu xuân chế lan viên ; trắc nghiệm xuân chế lan viên
Câu 8.
Hình ảnh “xuân” và “thư” trong bài thơ có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, thể hiện thái độ sống của thơ:
– “Xuân”: là biểu tượng cho hiện tại náo nhiệt.
– “Thu”: là biểu tượng của dĩ vãng, của quá khứ xa xăm.
Câu 9.
Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về Thơ mới 1932 – 1945, có thể lí giải cảm xúc của nhân vật trữ tình: Thái độ chán ghét, xua đuổi mùa xuân thực chất là một cách phản ứng, phủ nhận đối với hiện tại, với thực trạng xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, thể hiện thái độ chán ngán, bất lực của Chế Lan Viên nói riêng cũng như , bất lực các nhà thơ mới và thế hệ thanh niên tiểu tư sản nói chung.
Câu 10. Học sinh cần kể tên chính xác tác phẩm thơ viết về đề tài mùa xuân, đồng thời nêu tên tác giả của tác phẩm đó (Ví dụ: Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải; Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử;…).
II. Phần viết xuân chế lan viên ; đọc hiểu xuân chế lan viên ; trắc nghiệm xuân chế lan viên
– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
– Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nhận về vẻ đẹp độc đáo của bài thơ (vẻ đẹp về nội dung, vẻ đẹp về nghệ thuật).
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vẻ đẹp độc đáo về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, cụ thể:
+ Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận.
+ Vẻ đẹp độc đáo về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ:
- Cảm xúc “khác biệt” của nhân vật trữ tình trước mùa xuân: không hề mừng vui, mong nhớ, chào đón mà ngược lại thể hiện sự thù ghét, chối bỏ, xua đuổi.
- Đối lập với cảm xúc trước mùa xuân là sự mong nhớ, ưu ái đặc biệt đối với mùa thu.
- Những cảm xúc đó đã được thể hiện qua cấu tứ tương phản độc đáo; những hình ảnh thơ tượng trưng (xuân, thu, người nghèo, đứa trẻ thơ,…); giọng điệu đầy cảm xúc; các biện pháp tu từ giàu biểu cảm (ẩn dụ, điệp, câu hỏi tu từ).
+ Khái quát chủ đề và đánh giá giá trị bài thơ: Bài thơ thể hiện dòng cảm xúc và một quan niệm sống độc đáo; đặc biệt khi đặt vào hệ thống thi ca viết về mùa xuân. Tuy vậy, nó vẫn thuộc mạch ngầm của dòng cảm xúc chung trong dòng chảy Thơ mới 1932 1945: Thái độ chán ghét, xua đuổi mùa xuân thực chất là một cách phản ứng, phủ nhận đối với hiện tại, với thực trạng xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, thể hiện thái độ chán ngán, bất lực của Chế Lan Viên nói riêng cũng như các nhà thơ mới và thế hệ thanh niên tiểu tư sản nói chung. Vì vậy, bài thơ vừa mang vẻ đẹp độc đáo với chiều sâu triết lí của phong cách thơ Chế Lan Viên, vừa mang đậm hơi thở thời đại.