Giới thiệu đến các bạn bài viết: Cây hai ngàn lá ; Cây hai ngàn lá (Pờ Sảo Mìn) ;  Đọc hiểu Cây hai ngàn lá (Pờ Sảo Mìn) (Thơ) ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

Đọc văn bản sau: cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

CÂY HAI NGÀN LÁ

Pờ Sảo Mìn

Là cây rừng hãy cứ vi vu

Chẳng quản bão táp ngại gì mưa

(Dân ca)

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Như cái cây hai ngàn chiếc lá.

 

Ai nuôi ai hỡi cái rễ cái cây?

Ai yêu ai trong tình yêu thầm lặng

Cái tình yêu bé nhỏ trong cây

Rễ nuôi lá, lá nuôi cây cùng lớn

 

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Một cây đứng trong muốn rừng cây đứng

Muốn hiểu ta đã qua bao chịu đựng

Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình.

 

Thế kỉ nào ai gieo mầm trên đất

Để hôm nay cây lớn toả xum xuê

Con trai trần trong mặt trời nắng cháy

Ép đá xanh thành rượu uống hàng ngày

Con gái đẹp trong sương giá đông sang

Tước vỏ cây thêu áo đẹp năm tháng.

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng

Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng

Ngô lúa cười reo tận sân trời đó

Ta dang tay gặt mùa hạnh phúc ấm no.

 

Hỡi trần gian!

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Như cái cây hai ngàn chiếc lá

Cạnh rừng già là rừng non trẻ đấy

Lá ơi!

28/4/1983

(Cây hai ngàn lá, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1992, trang 25-26)

 

* Tác giả, tác phẩm cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

Pờ Sảo Mìn (hay Pờ Seo Cảo) sinh năm 1944, quê ở xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Ông là người dân tộc Pa Dí’, một dân tộc có khoảng hai nghìn người (tính đến năm 2022). Ông còn có các bút danh khác là: Bạch Minh, Thiếu Minh, Pao Li. Các tác phẩm tiêu biểu: Rừng sáng (1977), Núi mọc trong mặt gương (1978), Cây hai ngàn lá (1992), Mắt lửa (1995),…

Bài thơ được trích trong tập thơ cùng tên. Tập thơ Cây hai ngàn lá, được trao giải thưởng Phan-xi-păng năm 2002 (giải thưởng cao nhất về văn học – nghệ thuật của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai).

 

cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá
Người Pa Dí

Lựa chọn đáp án đúng cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

Câu 1. Đề tài của văn bản trên là gì?

  1. Thiên nhiên
  2. Con người quê hương
  3. Người nông dân
  4. Mùa xuân

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong văn bản là người như thế nào?

  1. Là người yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống đời thường xung quanh mình
  2. Là người đang băn khoăn đi tìm lẽ sống cho mình và cho dân tộc mình
  3. Là người trân trọng, tự hào về những vẻ đẹp của con người dân tộc, đất nước mình
  4. Là người có tâm hồn đầy tinh tế và nhạy cảm trước những đổi thay của đất trời

Câu 3. Phát biểu nào dưới đây nêu đúng mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ?

  1. Từ hình ảnh so sánh dân tộc Pa Dí như “cái cây hai ngàn chiếc lá, tác giả nhớ về đầu nguồn cội của dân tộc và thể hiện niềm tự hào về những vẻ đẹp của dân tộc Pa Dí.
  2. Từ nguồn cội của dân tộc Pa Dí, tác giả so sánh dân tộc mình như cái “cây hai ngàn chiếc lá” với những vẻ đẹp đáng tự hào.
  3. Từ niềm tự hào trước những vẻ đẹp của dân tộc Pa Dí, tác giả nhớ về nguồn cội của dân tộc và so sánh dân tộc Pa Dí như “cái cây hai ngàn chiếc lá”.
  4. Từ hình ảnh so sánh dân tộc Pa Dí như “cái cây hai ngàn chiếc lá, tác giả thể hiện niềm tự hào về những vẻ đẹp của quê hương, sau đó nhớ về nguồn cội của dân tộc mình.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây nêu đúng biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong các dòng thơ: “Thế kỉ nào ai gieo mầm trên đất/ Để hôm nay cây lớn toả xum xuê”?

  1. Biện pháp tu từ ẩn dụ, thể hiện lòng biết ơn cội nguồn và lòng tự hào trước sự lớn mạnh của dân tộc Pa Dí.
  2. Biện pháp tu từ ẩn dụ, thể hiện nỗi niềm băn khoăn của tác giả về nguồn cội tài dân tộc và lòng tự hào trước sự lớn mạnh của dân tộc Pa Dí.
  3. Biện pháp tu từ hoán dụ, thể hiện lòng tự hào trước sự lớn mạnh của dân tộc Pa Dí và sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc.
  4. Biện pháp tu từ hoán dụ, thể hiện lòng biết ơn cội nguồn và tình yêu, sự gắn bó với những cảnh vật quê hương Tây Bắc.

Câu 5. Những dòng thơ nào thể hiện rõ nhất vẻ đẹp cứng cáp, mạnh mẽ của con người dân tộc Pa Dí?

  1. Thế kỉ nào ai gieo mầm trên đất/ Để hôm nay cây lớn toả xum xuê
  2. Cái tình yêu bé nhỏ trong cây/ Rễ nuôi lá, lá nuôi cây cùng lớn
  3. Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng/ Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng
  4. Ngô lúa cười reo tận sân trời đó/ Ta dang tay gặt mùa hạnh phúc ấm no.

Câu 6. Việc lặp lại hai dòng thơ “Dân tôi chỉ có hai ngàn người/ Như cái cây hai ngàn chiếc lá.” đem lại hiệu quả gì?

  1. Nhấn mạnh hình ảnh ẩn dụ độc đáo, thể hiện tình yêu thiên nhiên Tây Bắc tha thiết
  2. Nhấn mạnh hình ảnh so sánh độc đáo, thể hiện tình yêu và niềm tự hào về dân tộc mình
  3. Nhấn mạnh số lượng đông đảo của dân tộc Pa Dí, thể hiện tình yêu và niềm tự hào về dân tộc mình
  4. Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết muôn người như một của dân tộc Pa Di, thể hiện tình yêu đời của nhân vật trữ tình

Câu 7. Phương án nào dưới đây nêu đúng đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

  1. Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên; ngôn ngữ giàu hình ảnh, mộc mạc, thể hiện cách cảm, cách nghĩ của người miền núi mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát
  2. Thể thơ tự do, sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng, giọng điệu ngọt ngào, đằm thắm; cách nói giàu hình ảnh, thể hiện cách cảm, cách nghĩ thâm trầm, sâu sắc, tinh tế của người miền núi
  3. Thể thơ thất ngôn, mạch cảm xúc tự nhiên; sử dụng những hình ảnh quen thuộc, giọng điệu ngọt ngào, đằm thắm, thiết tha, chất chứa cảm xúc tự hào của nhân vật trữ tình
  4. Thể thơ thất ngôn, giọng điệu thiết tha; ngôn ngữ giàu hình ảnh, mộc mạc thể hiện cách cảm, cách nghĩ của người miền núi mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát

 

Trả lời câu hỏi sau: cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

Câu 8. Liệt kê các dòng thơ miêu tả về con người Pa Dí – những chiếc “lá” trên “cái cây hai ngàn chiếc lá”. Tác giả thể hiện cảm xúc gì trong những dòng thơ này?

Câu 9.  Em thích nhất hình ảnh hoặc những dòng thơ nào trong bài? Vì sao?

Câu 10. Trong khoảng từ 5 – 7 câu, hãy tưởng tượng và viết lại lời chia sẻ của một “chiếc lá” trên “cái cây hai ngàn chiếc lá” về tình cảm “chiếc lá” ấy dành cho mảnh đất và con người quê hương mình.

cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá
Người Pa Dí

II. Phần viết cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

Đề bài 1: Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người Pa Dí được thể hiện trong bài thơ Cây hai ngàn lá (Pờ Sảo Mìn).

Đề bài 2: Viết bài văn thuyết minh giới thiệu bài thơ Cây hai ngàn lá (Pờ Sảo Mìn).

 

Gợi ý trả lời cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

Câu 1. B Con người quê hương

Câu 2. C Là người trân trọng, tự hào về những vẻ đẹp của con người dân tộc, đất nước mình

Câu 3. A  Từ hình ảnh so sánh dân tộc Pa Dí như “cái cây hai ngàn chiếc lá, tác giả nhớ về đầu nguồn cội của dân tộc và thể hiện niềm tự hào về những vẻ đẹp của dân tộc Pa Dí.

Câu 4. A  Biện pháp tu từ ẩn dụ, thể hiện lòng biết ơn cội nguồn và lòng tự hào trước sự lớn mạnh của dân tộc Pa Dí.

Câu 5. C  Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng/ Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng

Câu 6.  B  Nhấn mạnh hình ảnh so sánh độc đáo, thể hiện tình yêu và niềm tự hào về dân tộc mình

Câu 7.  A  Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên; ngôn ngữ giàu hình ảnh, mộc mạc, thể hiện cách cảm, cách nghĩ của người miền núi mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát

 

Trả lời câu hỏi sau: cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

Câu 8.

– Các dòng thơ miêu tả về con người Pa Dí: “Dân tôi chỉ có hai ngàn người/ Như cái cây hai ngàn chiếc lá.”; “Con trai trần trong mặt trời nắng cháy/ Ép đá xanh thành rượu uống hàng ngày/ Con gái đẹp trong sương giá đông sang/ Tước vỏ cây thêu áo đẹp năm tháng”; “Dân tôi chỉ có hai ngàn người/ Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng/ Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng”.

Cảm xúc được gửi gắm trong những dòng thơ trên: Tác giả thể hiện niềm tự hào sâu sắc trước con người dân tộc mình, đó là tình cảm thương mến được cất lên tự đáy lòng của một người con Pa Dí dành cho những con người quê hương mình. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện sự trân trọng, quý mến những nét phẩm chất tốt đẹp của con người Pa Dí.

Câu 9.

Học sinh chọn hình ảnh hoặc những dòng thơ mà mình yêu thích, chỉ ra lí do.

Ví dụ:

– Những dòng thơ yêu thích: “Cạnh rừng già là rừng non trẻ đẩy/ Lá ơi!”.

– Lí do yêu thích: Thông qua nghệ thuật ẩn dụ, hai dòng thơ gợi hình ảnh những mầm non trong rừng vẫn luôn phát triển, nảy nở, thể hiện niềm tin và ước vọng vào một tương lai tốt đẹp. Những dòng thơ gieo vào lòng người đọc ấn tượng mạnh mẽ về sức sống mãnh liệt, sự tiếp nối thế hệ của những người con dân tộc Pa Dí,…

Câu 10.

– Về hình thức: Dung lượng từ 5 – 7 câu, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Về nội dung: Lời chia sẻ của một “chiếc lá” trên “cái cây hai ngàn chiếc lá” về mảnh đất và con người quê hương mình. Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ và quan điểm cá nhân trong bài làm. Sau đây là một số gợi ý:

+ “Chiếc lá” cảm thấy tự hào vì mình là một phần nhỏ bé, được góp phần vào “cái cây hai ngàn chiếc lá”. “Chiếc lá” cũng thấy trong mình những vẻ đẹp mà “cái cây hai ngàn chiếc lá” đem đến cho nó.

+ “Chiếc lá nhận ra bổn phận của mình cần tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của mảnh đất và con người quê hương, đồng thời muốn gửi gắm lời nguyện ước và hứa hẹn dựng xây quê hương ngày một giàu đẹp hơn.

cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá
Người Pa Dí

II. Phần viết cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

Đề bài 1: cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

a. Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Pa Dí được thể hiện trong bài thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận.

– Cảm nhận vẻ đẹp của con người Pa Dí được thể hiện trong bài thơ:

+ Vẻ đẹp của dân tộc Pa Dí được cảm nhận qua một tứ thơ độc đáo, thể hiện ở nhan đề và xuyên suốt tác phẩm – “Cái cây có hai ngàn chiếc lá. Đây là một hình ảnh liên tưởng, so sánh được gợi từ con số hai nghìn người dân tộc Pa Dí; từ sự gắn bó với thiên nhiên, rừng núi; từ tư duy trực quan, giàu hình ảnh, vừa hồn nhiên, vừa giàu sức khái quát của người đồng bào. Cái “cây hai ngàn lá” này được sinh thành từ nguồn cội xa xưa – “Thế kỉ nào ai gieo mầm trên đất”, được nuôi lớn bằng dưỡng chất “tình yêu thầm lặng” mà bền bỉ, “tình yêu bé nhỏ” mà kì diệu “Để hôm nay cây lớn toả xum xuê”. “Cây hai ngàn lá” hoà vào trùng trùng những rừng cây “Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng” của quê hương đất nước, của các dân tộc anh em sát cánh bên nhau,…

+ Con người Pa Dí khiêm nhường, bé nhỏ, chỉ là “Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng”, nhưng cũng thật kiên cường, đầy tự tin, giàu ý chí, quyết tâm. Họ đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ nhưng luôn đoàn kết, yêu thương và cùng nhau vượt qua tất cả, lấy câu hát dân tộc làm niềm vui (“Cái tình yêu bé nhỏ trong cây/ Rễ nuôi lá, lá nuôi cây cùng lớn” và “Muốn hiểu ta đã qua bao chịu đựng/ Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình.”). Chính tinh thần đoàn kết đã tôi luyện nên sức mạnh, chính tình yêu quê hương đã tạo cho họ khả năng làm những điều không thể (Con trai trần trong mặt trời nắng cháy … bắt nước ngược dòng) – những câu thơ sử dụng nghệ thuật nói quá, thể hiện vẻ đẹp mộc mạc của người miền núi, làm nên truyền thống dân tộc mình.

+ Con người Pa Dí luôn cố gắng xây dựng quê hương giàu đẹp: Những vụ mùa bội thu là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ (Ngô lúa cười reo tận sân trời đó/ Ta dang tay gặt mùa hạnh phúc ấm no.).

+ Con người Pa Dí thể hiện sự tiếp nối các thế hệ, làm cho những nét đẹp của dân tộc mình luôn được nối dài (Cạnh rừng già là rừng non trẻ đấy).

– Khái quát chủ đề và đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ:

+ Nội dung: Bài thơ là lời tâm tình tha thiết của một người con Pa Dí về con người dân tộc mình có hai ngàn người như một cái cây có hai ngàn chiếc lá. Đó là lời bộc bạch đầy tự hào về vẻ đẹp của con người, của quê hương trên mảnh đất truyền thống.

+ Nghệ thuật: Tứ thơ độc đáo, giọng điệu thơ vừa tâm tình, tha thiết, vừa hồn nhiên, giản dị; hình ảnh so sánh tự nhiên, mộc mạc thể hiện cách cảm, cách nghĩ của người miền núi; thể thơ tự do với cách ngắt dòng, ngắt nhịp linh hoạt, tạo ra dòng chảy cảm xúc tự nhiên, chân thật,…

—–

Đề bài 2: cây hai ngàn lá ; cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn ;  đọc hiểu cây hai ngàn lá ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá

a. Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh: mở bài nêu được đối tượng thuyết minh, thân bài giới thiệu được đối tượng thuyết minh ở các khía cạnh khác nhau, kết bài khái quát được đối tượng thuyết minh; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được hiểu biết về đối tượng thuyết minh, có cách diễn đạt mới mẻ.

b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: Bài thơ Cây hai ngàn lá (Pờ Sảo Mìn).

c. Thuyết minh đối tượng đã cho theo các khía cạnh cụ thể. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau. Ví dụ:

– Giới thiệu chung về tác giả Pờ Sảo Mìn.

– Thuyết minh về bài thơ Cây hai ngàn lá theo các khía cạnh: xuất xứ; bổ cục, cấu tứ, mạch cảm xúc của bài thơ; nội dung của bài thơ (Thông qua hình ảnh so sánh đặc sắc về dân tộc người Pa Dí có hai nghìn người với tinh thần đoàn kết như một cái cây có hai nghìn chiếc lá, tác giả thể hiện tình yêu và niềm tự hào về dân tộc mình.); nghệ thuật của bài thơ (Tứ thơ độc đáo; thể thơ tự do với cách ngắt dòng, ngắt nhịp linh hoạt, tạo ra dòng chảy cảm xúc tự nhiên, chân thật; cách nói giàu hình ảnh, mộc mạc, thể hiện cách nghĩ, cách cảm của người miền núi mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà vẫn giàu sức khái quát; giọng điệu thơ vừa tâm tình, tha thiết, vừa hồn nhiên, giản dị,…).

– Khái quát giá trị của bài thơ: Là sáng tác tiêu biểu của Pờ Sảo Mìn, thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

One thought on “Cây hai ngàn lá ; Cây hai ngàn lá (Pờ Sảo Mìn) ;  Đọc hiểu Cây hai ngàn lá (Pờ Sảo Mìn) (Thơ) ; trắc nghiệm cây hai ngàn lá (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *