Giới thiệu đến các bạn bài viết: Thề non nước (Tản Đà); Thề non nước Tản Đà ; Đọc hiểu Thề non nước (Tản Đà) ; trắc nghiệm thề non nước  (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề:

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

Đọc văn bản sau: thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

THỀ NON NƯỚC

Tản Đà

Nước non nặng một nhời thề

Nước đi, đi mãi không về cùng non

Nhớ nhời “nguyện nước thề non”

Nước đi chưa lại non còn đứng không

Non cao những ngóng cùng trông,

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mây một mái đã dày tuyết sương.

Trời tây ngả bóng tà dương

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non thời nhớ nước, nước mà quên non.

Dù cho sông cạn đá mòn

Còn non còn nước hãy còn thề xưa

Non cao đã biết hay chưa?

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn

Nước non hội ngộ còn luôn

Bảo cho non chớ có buồn làm chi!

Nước kia dù hãy còn đi

Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui

Nghìn năm giao ước kết đôi

Non non nước nước chưa nguôi nhời thể.

(Thơ Tản Đà, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, trang 137 – 138)

 

* Tác giả, tác phẩm thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội). Làng ông nằm vẹn sông Đà, gần núi Tản Viên. Nhà thơ lấy tên núi, tên sông đó ghép lại thành bút danh của mình. Tản Đà thuộc dòng dõi khoa bảng, từng theo con đường cử nghiệp nhưng thi Hương hai lần đều không đỗ. Ông chuyển qua viết báo, viết văn, làm thơ và trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn, xuất bản. Tản Đà là người tiên phong ở nhiều lĩnh vực văn hoá, là cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, có thành tựu trên nhiều thể loại nhưng thực sự xuất chúng với thơ. Ông đã đặt được “dấu gạch nối” giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại, là người “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa” (Hoài Thanh), “người báo tin xuân” cho phong trào Thơ mới 1932 1945. Tác phẩm chính: Khối tình con I, II, III (1916, 1918, 1932), Còn chơi (1921), Thơ Tản Đà (1925),…

Bài thơ Thề non nước nằm trong truyện ngắn cùng tên, được Tản Đà sáng tác năm 1920.

thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

Lựa chọn đáp án đúng thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

Câu 1. Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào dưới đây?

  1. Miêu tả
  2. Biểu cảm
  3. Tự sự
  4. Thuyết minh

Câu 2. Phương án nào dưới đây chỉ ra chính xác nhất tác dụng của thể thơ được sử dụng trong bài?

  1. Tạo nên cách ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng, giúp nhân vật dễ thể hiện cảm xúc, suy tư của mình
  2. Tạo nên vẻ đẹp cổ điển, góp phần bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng của nhân vật trữ tình
  3. Góp phần diễn tả nội dung gần gũi, thân thuộc, là lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình qua tâm trạng nhớ nhung, trông ngóng
  4. Giúp nhà thơ thể hiện nội dung, chủ đề đa dạng, không bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định của vần, nhịp

Câu 3. Ở bốn dòng thơ đầu, tác giả đã diễn tả hiện thực nào?

  1. Nước, non xa cách, nước đi, non ở lại
  2. Nước, non bên nhau, gắn bó, hạnh phúc
  3. Nước rời bỏ non, ra đi mãi mãi không bao giờ quay trở lại
  4. Non đứng một mình cô đơn, chờ đợi, mong ngóng nước trở về

Câu 4. Hai dòng thơ sau có cách ngắt nhịp như thế nào?

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non thời nhớ nước, nước mà quên non.

  1. 2/2/2 và 2/2/2/2
  2. 3/3 và 4/4
  3. 3/3 và 1/3/1/3
  4. 3/3 và 2/2/2/2

Câu 5. Phương án nào dưới đây nêu đúng nhất cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

  1. Phê phán những người trong xã hội không giữ trọn tấm lòng thuỷ chung, chỉ biết dửng dưng trước những nỗi đau của người khác.
  2. Đề cao trách nhiệm của mỗi người, bài học về việc cần nhớ những lời nguyện ước, không được quên nghĩa nặng tình sâu.
  3. Ngợi ca sự thuỷ chung, son sắt trong tình yêu lứa đôi và kín đáo gửi gắm tấm lòng yêu nước tha thiết.
  4. Tự hào trước vẻ đẹp hùng vĩ của đất nước, núi sông, gieo vào lòng người tình yêu thiên nhiên sâu sắc

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung của hai dòng thơ “Xương mai một nắm hao gầy/ Tóc mây một mái đã dày tuyết sương.”?

  1. Thể hiện sự khô héo, tàn tạ của non khi mong nhớ nước
  2. Thể hiện sự phôi pha, thê lương của nước khi nhớ mong non
  3. Diễn tả hiện thực nước tuy xa cách nhưng phải có một ngày quay trở về với non
  4. Diễn tả những khó khăn, trắc trở mà nước phải trải qua khi rời xa non

Câu 7.  Những câu thơ nào dưới đây thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào sự thuỷ chung, son sắt?

  1. Non cao những ngóng cùng trông,/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
  2. Nhớ nhời “nguyện nước thề non”/ Nước đi chưa lại non còn đứng không
  3. Nước non hội ngộ còn luôn/ Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
  4. Non cao tuổi vẫn chưa già/ Non thời nhớ nước, nước mà quên non.

 

Trả lời câu hỏi sau: thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

Câu 8. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và nội dung của bài thơ.

Câu 9. Xác định ý nghĩa tượng trưng của cặp hình tượng non – nước trong bài thơ.

Câu 10. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một hoặc một số câu thơ sử dụng nghệ thuật đối trong bài thơ.

 

II. Phần viết thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

Đề bài 1: Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ Thề non nước (Tản Đà).

Đề bài 2: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về sự thuỷ chung trong tình yêu đôi lứa.

thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước
Tản Đà

Gợi ý trả lời thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

Câu 1.  B  Biểu cảm

Câu 2. C Góp phần diễn tả nội dung gần gũi, thân thuộc, là lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình qua tâm trạng nhớ nhung, trông ngóng

Câu 3. A  Nước, non xa cách, nước đi, non ở lại

Câu 4. B   3/3 và 4/4

Câu 5. C  Ngợi ca sự thuỷ chung, son sắt trong tình yêu lứa đôi và kín đáo gửi gắm tấm lòng yêu nước tha thiết.

Câu 6. A Thể hiện sự khô héo, tàn tạ của non khi mong nhớ nước

Câu 7. C Nước non hội ngộ còn luôn/ Bảo cho non chớ có buồn làm chi!

 

Trả lời câu hỏi sau: thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

Câu 8.

Nhan đề và nội dung của bài thơ có mối liên hệ mật thiết:

– Nhan đề Thề non nước: Lời thề thuỷ chung, sắt đá giữa nước và non.

– Nội dung bài thơ: Lời tâm tình về câu chuyện của nonnước với lời thề nguyền sẽ gắn bó trọn đời, không gì chia tách được. Dù phải trải qua nhiều thay đổi bể dâu, lời thề vàng đá ngày nào vẫn còn đó, sâu nặng trong non và nước. Hình ảnh lời thề cũng được lặp đi lặp lại xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ (Nước non nặng một nhời thề; Nhớ nhời “nguyện nước thề non”; Còn non còn nước hãy còn thề xưa; Non non nước nước chưa nguôi nhời thề.).

Câu 9.

– Ý nghĩa tượng trưng của cặp hình tượng non nước trong bài thơ là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đôi lứa trong tình yêu: gắn thề nguyền, mong ngóng, hi vọng, thuỷ chung, son sắt,…

– Ngoài ra, cặp hình tượng non – nước còn ẩn dụ cho tình yêu nước thầm kín. Trong non-nước bối cảnh đất nước bị mất chủ quyền, nhà thơ đã mượn hình tượng non nước thề nguyền để gửi gắm tình cảm thiết tha, sâu nặng, son sắt và niềm hi vọng và tương lai của đất nước.

Câu 10.

Bài thơ sử dụng thành công nghệ thuật đối. Học sinh có thể lựa chọn một trong số các câu thơ đó và phân tích tác dụng. Ví dụ, có thể chọn câu thơ: “Non thời nhớ nước, nước mà quên non..

– Tác dụng:

+ Tạo ra sự đối lập giữa tâm trạng cảm xúc của non (đau đáu mang nặng nỗi niềm nhớ nước) và nước (quên non) trong suy nghĩ của non. Điều đó khiến câu thơ hiện ra như một lời trách móc, hờn tủi của non dành cho nước, cũng như một lời phỏng đoán (Liệu nước có quên mình/Chẳng lẽ nước lại quên mình ư?) trong bối cảnh non vò võ đợi chờ, trông ngóng. Qua đó, nhấn mạnh sự mong chờ, ngóng đợi,… của non.

+ Phép đối tạo thành cấu trúc đăng đối, chia tách câu thơ làm đôi, góp phần thể hiện trực quan hơn sự đối lập giữa hai hình ảnh non và nước.

 thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

II. Phần viết thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

Đề bài 1: thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

a. Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận.

– Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Thề non nước:

+ Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

  • Bài thơ sử dụng cấu tứ theo lối kể chuyện. Lời tâm tình bắt đầu từ việc non – nước thề nguyền mãi bên nhau nhưng sau đó vì hiện thực đổi dời, nước đi đi mãi khiến cho non ở lại thương nhớ, héo mòn. Nhưng “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”, nước vẫn giữ trọn lời thê thuỷ chung son sắt cùng non (Nghìn năm giao ước kết đôi/ Non non nước nước chưa nguôi nhời thế.).
  • Tác giả sử dụng thể thơ lục lục bát uyển chuyển chuyển, nhịp nhàng, phù hợp để diễn tả những cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng của bài thơ.
  • Hình tượng nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ là cặp hình tượng đa nghĩa non – nước. Hình tượng non nước ẩn dụ cho lứa đôi thề nguyền son sắt, cho tình cảm thầm – kín mà sâu sắc tác giả dành cho đất nước trong bối cảnh Tổ quốc mất chủ quyền. Cặp hình tượng khi thì sóng đôi bên nhau, khi thì tách rời.

+ Bài thơ là câu chuyện giữa non và nước, qua đó bày tỏ tình cảm lứa đôi thuỷ chung:

  • Mở đầu bài thơ là hình ảnh non nước với thề nguyền son sắt, đặt cạnh nhau tưởng chừng như không gì chia cách được (Nước non nặng một nhời thề), sau đó là hiện thực nuoc – non xa cách, tách biệt, nước đi như một tất yếu khách quan của quy luật vận động, còn non đứng lại, chỉ biết chờ mong (Nước đi, đi mãi không về cùng non/ Nhớ nhời “nguyện nước thề non”/ Nước đi chưa lại non còn đứng không).
  • Hình ảnh non hao gầy, cô đơn mong ngóng nước, đậm một nỗi u buồn sâu kín (Non cao những ngóng cùng trông … Non thời nhớ nước, nước mà quên non.). Thông qua biện pháp tu từ nhân hoá và ẩn dụ, hình ảnh non hiện lên mang màu sắc thể lương, tàn tạ.
  • Niềm tin, sự lạc quan về tấm lòng thuỷ chung, sau như một của con người được thể hiện ở sự hội ngộ nước – non trong những câu thơ cuối. Sự trở lại của nước cũng tuân theo quy luật tự nhiên bất di bất dịch (Nước đi ra bể lại mưa về nguồn). Đáp lại sự chung thuỷ đợi chờ của non là tấm lòng sắt son của nước (Nghìn năm giao ước kết đôi/ Non non nước nước chưa nguôi nhời thề.).

+ Bài thơ gửi gắm lòng yêu nước thầm kín của tác giả:

  • Bài thơ được viết trong giai đoạn đất nước đang rơi vào cảnh lầm than dưới quyền cai trị của thực dân Pháp.
  • Sự buồn thương, nhớ tiếc của non dành cho nước là ẩn dụ cho cảm xúc buồn bã của con người trong bối cảnh hiện thực. Kể về sự chia tách của nước và non nhưng cuối cùng dẫn tới cuộc hội ngộ về sau nhằm hàm ý khẳng định niềm tin của tác giả về tương lai sum họp một nhà của đất nước.
  • Trong hoàn cảnh đương thời, để tránh trực tiếp bàn về đất nước như một chủ đề nhạy cảm, Tản Đà đã khéo léo lồng ghép tư tưởng sâu xa của bài thơ vào câu chuyện non – nước xưa nay. (Học sinh có thể liên hệ tới một số sáng tác tương tự như: Nhớ rừng (Thế Lữ), Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải), Vịnh bức địa đồ rách (Tản Đà),…)

+ Khái quát chủ đề và đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ:

  • Nội dung: Thông qua câu chuyện của non và nước, nhà thơ đã gửi gắm những tình cảm cao đẹp, đó là tình yêu đôi lứa sắt son bền vững, là tình yêu đất nước thầm kín mà sâu sắc.
  • Nghệ thuật: Thể thơ lục bát tự nhiên, gần gũi; hình ảnh thơ giàu xúc cảm; âm điệu sâu lắng đậm đà màu sắc dân tộc; sử dụng một số thành ngữ quen thuộc, mô típ thể nguyền, gửi gắm những bài học sâu xa; ngôn ngữ hàm súc, trong sáng, đa nghĩa,…

——

Đề bài 2: thề non nước ; thề non nước tản đà ; đọc hiểu thề non nước ; trắc nghiệm thề non nước

a. Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Suy nghĩ về sự thuỷ chung trong tình yêu đôi lứa.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

– Làm rõ vấn đề nghị luận: Thuỷ chung là phẩm chất của con người nói chung, trong tình yêu đôi lứa nói riêng. Lòng thuỷ chung thể hiện ở tình cảm son sắt, sau trước một lòng, không thay đổi qua thời gian.

– Nêu rõ quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và lập luận để bảo vệ quan điểm:

+ Lòng thuỷ chung tạo nên sự sâu sắc, bền vững trong mối quan hệ lứa đôi (giúp đôi lứa biết trân trọng tình nghĩa, có trách nhiệm,… trong tình yêu; biết vượt qua những cám dỗ, những phút xao lòng… để nuôi dưỡng tình yêu, giữ gìn hạnh phúc,…).

+ Sự thuỷ chung trong tình yêu đôi lứa là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá cho con người trong cuộc sống (là điểm tựa tinh thần cho người lính trong những cuộc chiến tranh vệ quốc (ví dụ bài thơ Đợi anh về của Xi-mô-nốp); là niềm tin mãnh liệt để con người vượt qua khó khăn, thử thách, trong cuộc đời; là “câu chuyện đẹp” truyền cảm hứng cho con người trong cuộc sống,…).

+ Sống thuỷ chung trong tình cảm lứa đôi khiến mỗi cá nhân trở nên biết yêu thương, vị tha, thấu hiểu, sẵn sàng hi sinh,… cho nhau; chủ động trong việc xây dựng hạnh phúc cho bản thân mình.

– Liên hệ mở rộng và bài học rút ra về cách ứng xử của bản thân: Hiểu đúng về lòng chung thuỷ để không tự biến nó thành “vòng kim cổ” ràng buộc khi chẳng may gặp thất bại trong tình yêu và hôn nhân; sống thuỷ chung trong tình yêu, biết nỗ lực và trau dồi nghệ thuật sống để gìn giữ, nuôi dưỡng tình yêu, hạnh phúc bền vững. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *