Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tên làng ; Tên làng Y Phương ; Trắc nghiệm Tên làng (Thơ) ; trắc nghiệm tên làng y phương (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

Đọc văn bản sau: tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

TÊN LÀNG

Y Phương

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Ba mươi tuổi từ mặt trận về

Vội vàng cưới vợ.

 

Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa

Rào miếng vườn, trồng cây rau

Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu

Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi

 

Con là con trai của mę

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Mang trong người cơn sốt cao nguyên

Mang trên mình ba sáu vết thương

Ơn cây cỏ quê nhà

Chữa cho con lành lặn

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba

Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà

Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước

Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt

Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên

 

Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp

Bàn chân từng đạp bằng đá sắc

Trở về làng

Bập bẹ tiếng đầu tiên

 

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Vang lên trời vọng xuống đất

Cái tên làng Hiếu Lễ của con

(Mẹ yêu thương, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2008, trang 37 – 38)

tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

* Tác giả, tác phẩm: tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

Y Phương (1948 – 2022) tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh ra tại làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hoá – Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Năm 2007, Phương được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật’. Một số tác phẩm tiêu biểu: Nói với con (tập thơ, 1980), Tiếng hát tháng giêng (tập thơ, 1986), Chín tháng (trường ca, 2001), Thơ Y Phương (tập thơ, 2002),…

 

Lựa chọn đáp án đúng tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

Câu 1. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

  1. Biểu cảm, tự sự, miêu tả
  2. Tự sự, biểu cảm, thuyết minh
  3. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận
  4. Thuyết minh, biểu cảm, nghị luận

Câu 2. Phương án nào dưới đây chỉ ra vai trò của thể thơ tự do trong bài?

  1. Tạo nên màu sắc cổ điển, hoài niệm cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
  2. Giúp miêu tả các cung bậc cảm xúc khác nhau, những tâm trạng khó nói của nhân vật.
  3. Tạo nên giọng điệu kể chân thực, giúp cho dòng cảm xúc được tuôn chảy một cách tự nhiên
  4. Tái hiện những cảm xúc bất chợt, thoáng qua của nhân vật trữ tình

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

  1. Người mẹ của làng Hiếu Lễ
  2. Người con trai của làng Hiếu Lễ
  3. Những người con của làng Hiếu Lễ nói chung
  4. Những người dân làng Hiếu Lễ nói chung

Câu 4. Phương án nào dưới đây nêu đúng nhất cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

  1. Yêu mến, biết ơn, tự hào về vẻ đẹp của đất đai và con người quê hương mình
  2. Ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung và ý chí sắt đá của con người trong chiến tranh
  3. Ngợi ca tinh thần lao động hăng say của con người ở miền núi
  4. Ngợi ca vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên miền núi

Câu 5. Hình ảnh quê hương giản dị nhưng nhiều tình thương mến được thể hiện rõ nhất trong những câu thơ nào dưới đây?

  1. Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba/ Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà/ Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước/ Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt
  2. Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ/ Mang trong người cơn sốt cao nguyên/ Mang trên mình ba sáu vết thương/ Ơn cây cỏ quê nhà/ Chữa cho con lành lặn
  3. Ơi cái làng của mẹ sinh con/ Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín tràn trề
  4. Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp/ Bàn chân từng đạp bằng đá sắc/ Trở về làng tới bập bẹ tiếng đầu tiên

Câu 6.

Việc lặp lại dòng thơ “Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ” trong bài đem lại hiệu quả gì?

  1. Nhấn mạnh niềm tin và lạc quan vào cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn, trắc trở
  2. Nhấn mạnh tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc với quê nhà của nhân vật trữ tình, tạo nên điệp khúc như để mãi nhớ về mảnh đất đã sinh ra mình
  3. Nhấn mạnh ước mong của nhân vật trữ tình có một ngày từ mảnh đất Hiếu Lễ có thể bay cao, bay xa đến những vùng đất mới
  4. Nhấn mạnh được vẻ đẹp và những nét riêng biệt của vùng cao nguyên xa xôi mà không nơi nào có được

Câu 7.  Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ sau là gì?

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trên iodid snow fat irally

Có tình yêu tan thành tiếng thác

  1. So sánh
  2. Nhân hoá
  3. Đối
  4. Điệp ngữ

 

Trả lời câu hỏi sau: tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

Câu 8. Bài thơ cho em biết những điều gì về “người đàn ông ở làng Hiếu Lễ” trước khi anh trở lại làng? Việc bắt đầu bài thơ bằng các chi tiết này có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tình cảm của nhân vật với quê hương?

Câu 9. Hình ảnh ngôi làng Hiếu Lễ hiện lên trong bài thơ như thế nào?

Câu 10. Chỉ ra điểm khác biệt về hình ảnh làng quê trong đoạn “Ơi cái làng … làng Hiếu Lễ của con” trong bài Tên làng (Y Phương) với đoạn thơ sau:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

(Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, trang 16)

 

II. Phần viết tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

Đề bài 1: Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình được khắc hoạ trong bài thơ Tên làng (Y Phương).

Đề bài 2: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.

tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

Gợi ý trả lời tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

Câu 1. A Biểu cảm, tự sự, miêu tả

Câu 2. C  Tạo nên giọng điệu kể chân thực, giúp cho dòng cảm xúc được tuôn chảy một cách tự nhiên

Câu 3. B  Người con trai của làng Hiếu Lễ

Câu 4. A  Yêu mến, biết ơn, tự hào về vẻ đẹp của đất đai và con người quê hương mình

Câu 5. C  Ơi cái làng của mẹ sinh con/ Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín tràn trề

Câu 6. B  Nhấn mạnh tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc với quê nhà của nhân vật trữ tình, tạo nên điệp khúc như để mãi nhớ về mảnh đất đã sinh ra mình

Câu 7.  D  Điệp ngữ

 

Trả lời câu hỏi sau: tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

Câu 8.  

– Bài thơ thể hiện nhân vật trữ tình trước khi trở lại làng qua các chi tiết sau: Anh sinh ra ở làng Hiếu Lễ sau đó ra mặt trận; trở về làng vào khoảng thời gian anh đã ba mươi tuổi sau đó lấy vợ, dựng nhà cửa, vườn tược.

– Tác dụng của các chi tiết trong việc thể hiện tình cảm của nhân vật với quê hương: Thông qua các yếu tố kể tự nhiên, giản dị, người đọc hình dung về một con người gắn

bó với làng quê, bày tỏ tấm lòng yêu mến, sự tri ân dành cho quê hương.

Câu 9.

Hình ảnh ngôi làng Hiếu Lễ trong bài thơ:

– Hình ảnh ngôi làng được hiện lên trước hết ở nhan đề Tên làng. Tên của ngôi làng Hiếu Lễ cũng được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ. Điều này thể hiện sự trân trọng, yêu thương của nhà thơ dành cho ngôi làng và lời nhắc nhở luôn nhớ về ngôi làng của mình.

– Hình ảnh ngôi làng hiện lên là nơi nhân vật trữ tình được sinh ra: “Con là con trai của mẹ/ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ”. Từ ngôi làng ấy, nhân vật trữ tình đã ra mặt trận rồi quay về để gây dựng gia đình, quê hương. Khi trở về, ngôi làng là nơi bao bọc, chở che: “Mang trong người cơn sốt cao nguyên/ Mang trên mình ba sáu vết thương Ơn cây cỏ quê nhà/ Chữa cho con lành lặn”.

 – Ngôi làng là nơi nhân vật trữ tình trưởng thành, là nơi chứng kiến những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của nhân vật, từ đó giúp anh học được những điều tốt đẹp: “Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa […] Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba/ Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà/ Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước/ Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt/ Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên”.

– Ngôi làng là nơi có những khung cảnh quen thuộc, gần gũi, gắn bó, để lại niềm thương, nỗi nhớ cho nhân vật trữ tình: “Ơi cái làng của mẹ sinh con/ Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín Có tình yêu tan thành tiếng thác”.

Câu 10.

Điểm khác biệt về hình ảnh làng quê trong hai đoạn trích:

+ Đoạn thơ của Y Phương: Hình ảnh làng quê với những vẻ đẹp trù phú, sung túc của quê hương, thể hiện những nét đẹp chân phương, giản dị, thấm đẫm không gian sinh hoạt làng bản (ngôi nhà xây bằng đá hộc, con đường có trâu bò vàng đen, những cánh đồng lúa chín,…).

+ Đoạn thơ của Tế Hanh: Hình ảnh làng quê chài lưới ven biển với cảnh lao động hăng say, hứng khởi, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi; hình ảnh con người lao động mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, gợi bức tranh lao động đầy ắp niềm vui, một cuộc sống yên bình, no ấm (trời trong xanh, dân làng đi đánh cá,…).

tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương
Nhà thơ Y Phương

II. Phần viết tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

Đề bài 1: tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

a. Bài là làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghi văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình được khắc hoạ trong bài thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận.

– Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ:

+ Nhân vật trữ tình là người con trai của ngôi làng Hiếu Lễ, anh người giàu tình cảm, cảm xúc khi kể về những điều đã trải qua: Sinh ra ở làng Hiếu Lễ, anh ra mặt trận đến năm ba mươi tuổi thì trở về, mang theo những di chứng của chiến tranh (Ba mươi tuổi từ mặt trận về/ Vội vàng cưới vợ […] Mang trong người cơn sốt cao nguyên/ Mang trên mình ba sáu vết thương). Từng câu thơ được viết theo lối kể giản dị, tái hiện chân thực những điều đã xảy ra trong cuộc đời của nhân vật.

+ Nhân vật trữ tình là người gắn bó, giàu lòng biết ơn với làng quê. Từ thẳm sâu lòng mình, anh luôn tri ân nơi mình đã sinh ra và lớn lên – là nơi đã che chở, nuôi dưỡng và cho anh những điều tốt đẹp nhất (Ơn cây cỏ quê nhà/ Chữa cho con lành lặn). Tình yêu làng xóm, quê hương hoà chung với tình yêu gia đình, trở thành những giá trị tinh thần nâng đỡ cho nhân vật trữ tình. Làng quê là nơi chứng kiến những thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Mỗi thay đổi, mỗi trưởng thành của con người đều gắn liền với quê hương, mang hơi thở của quê hương (Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ/ Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba/ Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà/ Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước/ Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt/ Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên/ Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp). Bằng nghệ thuật điệp ngữ, mỗi câu thơ như tái hiện một thước phim quay chậm trong hồi ức của nhân vật. Điệp ngữ “lần đầu tiến” gợi ra những điều mới mẻ, thiêng liêng, cả những vụng về, sự xúc động, những nếm trải hạnh phúc muộn màng mà quê hương đã mang đến cho nhân vật trữ tình.

+ Nhân vật trữ tình luôn trân trọng những điều bình dị, thân thương của quê nhà (Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín tràn trề/ Có tình yêu tan thành tiếng thác); trân quý những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của anh (Bàn chân từng đạp bằng đá sắc/ Trở về làng/ Bập bẹ tiếng đầu tiên). Phép điệp dòng thơ “Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ” tạo nên ấn tượng mạnh về tấm lòng yêu làng, yêu nước, biết ơn nơi đã sinh ra mình. Tình cảm này gắn bó và hoà điệu với tình cảm dành cho mẹ (bập bẹ tiếng đầu tiên, cái làng của mẹ sinh con, con là con trai của mẹ,…).

– Khái quát chủ đề và đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ:

+ Nội dung: Đoạn thơ tái hiện hình ảnh một người con giàu tình cảm với làng quê – nơi anh sinh ra, lớn lên, trưởng thành và lập nghiệp – đó là tình cảm sâu sắc, được thể hiện thông qua những nét bản sắc của con người miền núi.

+ Nghệ thuật: Thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn linh hoạt; giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thấm đẫm niềm yêu thương, tự hào về những năm tháng sinh ra, lớn lên, trải nghiệm những điều khác nhau tại ngôi làng quen thuộc; hình ảnh thơ giản dị, tự nhiên, gần gũi,…

—-

Đề bài 2: tên làng ; tên làng y phương ; trắc nghiệm tên làng ; trắc nghiệm tên làng y phương

a. Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

– Làm rõ vấn đề nghị luận: Quê hương là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương với những nét bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn, nhân cách con người khác nhau, vô cùng phong phú.

–  Nêu rõ quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và lập luận để bảo vệ quan điểm:

+ Quê hương là mảnh đất chúng ta sinh ra, lớn lên. Quê hương có những người thân, có gia đình giáo dục mỗi con người trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.

+ Mỗi mảnh đất mang trong mình những nét đẹp văn hoá khác nhau. Khi được nuôi nấng, trưởng thành tại mảnh đất đó, con người sẽ mang những nét đặc trưng của quê hương mình, tạo nên đặc trưng văn hoá vùng miền, từ đó góp phần chung vào đa dạng nền văn hoá của dân tộc.

+ Từ mảnh đất quê hương, mỗi người trưởng thành, bồi đắp và phát triển bản thân, mang trong mình những ước mơ, khát vọng. Tuy nhiên, mảnh đất quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra, trưởng thành mà còn là nơi con người quay về sau những khó khăn, bão tố. Quê hương dạy chúng ta biết tri ân, biết uống nước nhớ nguồn. Dù đi xa đến đâu, quê hương mãi là bến đậu, là chỗ dựa tinh thần vững chãi, nơi có những người thân yêu luôn mong ngóng mỗi người trở về.

– Liên hệ mở rộng và bài học rút ra về vai trò của quê hương đối với việc hình thành nhân cách của mỗi con người: Mỗi cá nhân cần luôn nhớ về quê hương mình, có ý thức xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp; quê hương có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, nhưng vai trò quyết định vẫn là ở mỗi chủ thể… 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *