Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đàn bầu (Lữ Giang) ; đàn bầu lữ giang ; Đọc hiểu Đàn bầu (Lữ Giang) ; trắc nghiệm đàn bầu ; đọc hiểu đàn bầu lữ giang (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra, Lớp 8). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. Đọc hiểu văn bản đàn bầu ; đàn bầu lữ giang ; đọc hiểu đàn bầu ; trắc nghiệm đàn bầu ; đọc hiểu đàn bầu lữ giang
Đọc văn bản sau: đàn bầu ; đàn bầu lữ giang ; đọc hiểu đàn bầu ; trắc nghiệm đàn bầu ; đọc hiểu đàn bầu lữ giang
Đàn bầu
(Tặng anh Nguyễn Đình Phúc)
Lắng tai nghe đàn bầu
Ngân dài trong đêm thâu Tiếng đàn như suối ngọt Cứ đưa hồn lên cao.
Tiếng đàn bầu của ta Lời đằm thắm thiết tha Cung thanh là tiếng mẹ Cung trầm như giọng cha. |
Đàn ngày xưa não ruột
Có người hát xẩm mù Ôm đàn đi trong mưa… Mưa hòa cùng nước mắt.
Đưa hồn ta lên cao Đàn bầu làm suối ngọt Tình yêu quê dâng trào Thay cho dòng nước mắt. |
(Lữ Giang, Nguồn: Cái đẹp trong thơ ca kháng chiến Việt Nam (1945 – 1975), Nxb Giáo dục, 2001)
Lựa chọn đáp án đúng đàn bầu ; đàn bầu lữ giang ; đọc hiểu đàn bầu ; trắc nghiệm đàn bầu ; đọc hiểu đàn bầu lữ giang
Câu 1. Bài thơ Đàn bầu thuộc thể thơ nào?
- Bốn chữ
- Năm chữ.
- Thơ sáu chữ.
- Thơ tự do.
Câu 2. Bài thơ Đàn bầu được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
- Miêu tả.
- Tự sự.
- Biểu cảm.
- Miêu tả kết hợp với tự sự.
Câu 3. Các dòng thơ trong bài thơ Đàn bầu được ngắt nhịp như thế nào?
- Nhịp 2/3.
- Nhịp 3/2.
- Nhịp 1/4 và nhịp 2/3.
- Nhịp 2/3 và nhịp 3/2.
Câu 4. Biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất, bài thơ Tiếng đàn bầu có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh về tiếng đàn bầu ngân nga, tha thiết trong đêm.
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm của tiếng đàn bầu.
- Làm cho tiếng đàn bầu trở nên gần gũi hơn, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Làm cho câu thơ giàu hình ảnh hơn.
Câu 5. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Đàn bầu gieo vần như thế nào?
- Vần chân.
- Vần cách.
- Vần liền.
- Vần hỗn hợp.
Câu 6. Bài thơ Đàn bầu chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Nhân hóa và so sánh.
- So sánh và điệp ngữ.
- Nói quá và so sánh.
- So sánh và nói giảm nói tránh.
Câu 7. Qua bài thơ Đàn bầu, tác giả thể hiện tình cảm gì?
- Thể hiện tình yêu âm nhạc nói chung và tình yêu tiếng đàn bầu nói riêng.
- Thể hiện tình cảm của tác giả đối với gia đình, với niềm vui chiến thắng của quê hương đất nước.
- Thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả đối với tiếng đàn bầu và nỗi buồn sâu lắng khi nghe các cung bậc khác nhau của tiếng đàn bầu.
- Thể hiện tình cảm của tác giả đối với gia đình, sự thăng trầm của vận nước, niềm vui, niềm lạc quan tự tin vươn lên, tình yêu quê hương đất nước và sự trân trọng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 8. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: …. là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc.
- Thông điệp.
- Đề tài.
- Chủ đề.
- Nội dung và hình thức.
Câu 9. Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ là những từ nào?
- Những, các, từng, không, quá,…
- Những, các, mọi, mỗi, từng, …
- Mọi, mỗi, từng, sẽ, vẫn, còn,…
- Những, các, mọi, chưa, chẳng, rất, quá,…
Câu 10. Các phó từ chỉ kết quả và hướng thường gặp là:
- Ra, rồi, xong, xuống, đã, mới,…
- Ra, rồi, lên, xuống, đừng,…
- Ra, rồi, xong, lên, xuống,..
- Ra, rồi, xong, lên, xong, …
II. Phần viết đàn bầu ; đàn bầu lữ giang ; đọc hiểu đàn bầu ; trắc nghiệm đàn bầu ; đọc hiểu đàn bầu lữ giang
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Đàn bầu của tác giả Lữ Giang.
Gợi ý trả lời đàn bầu ; đàn bầu lữ giang ; đọc hiểu đàn bầu ; trắc nghiệm đàn bầu ; đọc hiểu đàn bầu lữ giang
I. Đọc hiểu đàn bầu ; đàn bầu lữ giang ; đọc hiểu đàn bầu ; trắc nghiệm đàn bầu ; đọc hiểu đàn bầu lữ giang
Câu 1. B Năm chữ.
Câu 2. C Biểu cảm.
Câu 3. D Nhịp 2/3 và nhịp 3/2.
Câu 4. A Nhấn mạnh về tiếng đàn bầu ngân nga, tha thiết trong đêm.
Câu 5. C Vần liền.
Câu 6. B So sánh và điệp ngữ.
Câu 7. D Thể hiện tình cảm của tác giả đối với gia đình, sự thăng trầm của vận nước, niềm vui, niềm lạc quan tự tin vươn lên, tình yêu quê hương đất nước và sự trân trọng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 8. A Thông điệp.
Câu 9. B Những, các, mọi, mỗi, từng…
Câu 10. C Ra, rồi, xong, lên, xuống,..
II. Phần viết đàn bầu ; đàn bầu lữ giang ; đọc hiểu đàn bầu ; trắc nghiệm đàn bầu ; đọc hiểu đàn bầu lữ giang
Đàn bầu là bài thơ để đời của nhà thơ Lữ Giang. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, đã khái quát được bóng dáng quê hương đất nước với chiều sâu văn hóa cũng như thể hiện được tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Mỗi khổ thơ trong bài thơ đều thấm đẫm tiếng lòng của nhà thơ. Ở khổ thơ thứ nhất với biện pháp so sánh và điệp từ, hình ảnh thơ trở nên gợi hình, gợi cảm hơn và âm thanh của tiếng đàn bầu trong đêm cũng trở nên da diết, thiết tha hơn. Ở khổ thơ thứ hai, với những câu thơ xuất thần như: Tiếng đàn bầu của ta/Lời đằm thắm thiết tha/Cung thanh là tiếng mẹ/ Cung trầm như giọng cha, người đọc không chỉ cảm nhận được sự độc đáo về âm thanh của tiếng đàn mà còn cảm nhận sâu sắc hơn tình cha, nghĩa mẹ qua các cung bậc của tiếng đàn. Ở khổ thơ thứ ba, giọng thơ trầm lại, tiếng đàn bầu lúc này như ai oán, như than thở cho một kiếp người cô độc giữa cuộc đời. Hình ảnh: Có người hát xẩm mù/ Ôm đàn đi trong mưa/Mưa hòa cùng nước mắt gợi lên cho người đọc sự xót thương, đồng cảm sâu sắc. Mỗi khúc ngân của tiếng đàn bầu là cả một quá trình trăn trở, suy tư, của tác giả. Ở khổ thứ cuối, việc lặp lại ý thơ hồn ta lên cao và suối ngọt đã khắc sâu hơn niềm vui và niềm tin của tác giả vào một ngày mai tươi sáng. Với hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, tác giả đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm xúc tinh tế khi nghe tiếng đàn bầu. Qua đó bộc lộ một tình yêu sâu sắc quê hương đất nước, yêu nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc.