Giới thiệu đến các bạn bài viết: Mầm non (Võ Quảng) ; (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra, Lớp 8). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản:  mầm non ; mầm non võ quảng ; đọc hiểu mầm non ; trắc nghiệm mầm non ; đọc hiểu bài mầm non

Đọc văn bản sau:  mầm non ; mầm non võ quảng ; đọc hiểu mầm non ; trắc nghiệm mầm non ; đọc hiểu bài mầm non

Mầm non

Dưới vỏ một cành bàng

Còn một vài lá đỏ

Một mầm non nho nhỏ

Còn nằm ép lặng im.

 

Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá

Thấy mây bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn

Rào rào trận lá tuôn

Rải vàng đầy mặt đất

Rừng thông cây thưa thớt

Chỉ như cội với cành…

Một chú thỏ phóng nhanh

Chạy nấp vào bụi vắng

Và tất cả im ắng

Từ ngọn cỏ, làn rêu…

Chợt một tiếng chim kêu:

– Chiếp, chiu, chịu! Xuân tới!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy.

 

Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc.

 

(Tuyển tập Võ Quảng, Nhà xuất bản Văn học, 1998)

mầm non ; mầm non võ quảng ; đọc hiểu mầm non ; trắc nghiệm mầm non ; đọc hiểu bài mầm non

Lựa chọn đáp án đúng  mầm non ; mầm non võ quảng ; đọc hiểu mầm non ; trắc nghiệm mầm non ; đọc hiểu bài mầm non

Câu 1. Bài thơ Mầm non được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Tự sự.
  2. Miêu tả.
  3. Biểu cảm.
  4. Tự sự kết hợp với miêu tả.

Câu 2. Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Mầm non được miêu tả ở thời điểm nào?

  1. Trước khi mùa xuân về.
  2. Khi mùa xuân đang về.
  3. Từ mùa xuân sang mùa hạ.
  4. Trước và khi mùa xuân về.

Câu 3. Trong bài thơ Mầm non, khi đất trời xôn xao, chim muông ríu rít, khe suối rì rào, thì mầm non đã làm gì?

  1. Mầm non đã cất cao tiếng hát, gọi mùa xuân về.
  2. Mầm non khoe chồi non lộc biếc.
  3. Mầm non khoe vẻ đẹp của mình muôn loài.
  4. Mầm non bật dậy góp một sắc xanh tô điểm mùa xuân thêm rạng rỡ.

Câu 4. Bài thơ Mầm non tả vẻ đẹp gì?

  1. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa xuân về.
  2. Vẻ đẹp bất ngờ của sự bừng tỉnh, nảy nở, sinh sôi của vạn vật.
  3. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân về.
  4. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người khi mùa xuân về.

Câu 5. Khổ thơ sau trong bài thơ Mầm non sử dụng biện pháp tu từ nào?

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy.

  1. Nhân hóa và so sánh.
  2. Nhân hóa và nói quá.
  3. Nhân hóa và điệp ngữ.
  4. Nhân hóa và nói giảm, nói tránh.

Câu 6. Bài thơ Mầm non chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Nhân hóa.
  2. So sánh.
  3. Ẩn du.
  4. Hoán dụ.

Câu 7. Các dòng thơ trong bài thơ Mầm non được ngắt nhịp như thế nào?

  1. Nhịp 1/4.
  2. Nhịp 4/1.
  3. Nhịp 1/2/2 và nhịp 2/2/1.
  4. Nhịp 3/2 và nhịp 2/3.

Câu 8. Bài thơ Mầm non có nhịp thơ như thế nào?

  1. Nhịp chậm, êm ái, nhẹ nhàng.
  2. Nhịp thơ chậm dần, sâu lắng.
  3. Nhịp thơ rộn ràng, tươi vui, sôi nổi, bất ngờ.
  4. Nhịp thơ vui tươi xen lẫn trầm buồn.

Câu 9. Bài thơ Mầm non gieo vần như thế nào?

  1. Vần lưng.
  2. Vần chân.
  3. Vần hỗn hợp.
  4. Vần ép.

Câu 10. Bài thơ Mầm non có giọng điệu thơ như thế nào?

  1. Giọng điệu thiết tha, phấn khởi.
  2. Giọng điệu tha thiết, chân thành, sâu sắc.
  3. Giọng thơ giản dị, trong sáng, chắc khỏe, bất ngờ, hóm hỉnh.
  4. Giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang.

II. Phần viết  mầm non ; mầm non võ quảng ; đọc hiểu mầm non ; trắc nghiệm mầm non ; đọc hiểu bài mầm non

Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, trình bày cảm xúc của em khi đọc bài thơ Mầm non của Võ Quảng.

mầm non ; mầm non võ quảng ; đọc hiểu mầm non ; trắc nghiệm mầm non ; đọc hiểu bài mầm non

Gợi ý trả lời mầm non ; mầm non võ quảng ; đọc hiểu mầm non ; trắc nghiệm mầm non ; đọc hiểu bài mầm non

I. Đọc hiểu  

Câu 1. C Biểu cảm.

Câu 2. D Trước và khi mùa xuân về.

Câu 3. D Mầm non bật dậy góp một sắc xanh tô điểm mùa xuân thêm rạng rỡ.

Câu 4. B Vẻ đẹp bất ngờ của sự bừng tỉnh, nảy nở, sinh sôi của vạn vật.

Câu 5. C Nhân hóa và điệp ngữ.

Câu 6. A Nhân hóa.

Câu 7. D Nhịp 3/2 và nhịp 2/3.

Câu 8. C Nhịp thơ rộn ràng, tươi vui, sôi nổi, bất ngờ.

Câu 9. B Vần chân.

Câu 10. C Giọng thơ giản dị, trong sáng, chắc khỏe, bất ngờ, hóm hỉnh

mầm non ; mầm non võ quảng ; đọc hiểu mầm non ; trắc nghiệm mầm non ; đọc hiểu bài mầm non

II. Phần viết  mầm non ; mầm non võ quảng ; đọc hiểu mầm non ; trắc nghiệm mầm non ; đọc hiểu bài mầm non

Võ Quảng là cây bút xuất sắc viết về văn học thiếu nhi ở nước ta. Ông được các nhà phê bình văn học, các đồng nghiệp đánh giá cao. Ông sáng tác cả thơ lẫn truyện. Ở thể loại nào tác giả cũng thành công và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ Mầm non là một trong những bài thơ hay của Võ Quảng. Bài thơ có 26 câu, được viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tươi vui, giọng thơ giản dị, trong sáng, chắc khỏe, bất ngờ, hóm hỉnh. Mở đầu bài thơ hiện lên hình ảnh một cây bàng cuối đông chỉ còn một vài lá đỏ và một Mầm non nho nhỏ|Đang nép mình lặng im, nhưng qua sự quan sát và cảm nhận tinh tế của mình, nhà thơ đã nghe, đã thấy, đã biết được bước đi của mùa xuân. Các sự vật trong bài thơ hiện ra thật sinh động, tươi mới. Người đọc có cảm giác như đang nghe được tiếng chảy róc rách của nước suối, đang được ngắm ngàn vạn chim muông tung cánh hát ca vang dậy. Khúc nhạc mùa xuân tưng bừng, rộn rã, náo nức, tươi vui trở nên huyền diệu hơn khi xuất hiện chiếc áo màu xanh biếc của cây bàng đứng dậy giữa trời làm cho độc giả không khỏi trầm trồ, xuýt xoa trước cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp. Cảm ơn tác giả Võ Quảng đã giúp em hiểu và yêu hơn cảnh sắc thiên nhiên, yêu thêm những sự vật xung quanh mình.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *