Giới thiệu đến các bạn bài viết: : Mùa thu của em (Quang Huy) ; mùa thu của em quang huy ; Đọc hiểu Mùa thu của em (Quang Huy) ; trắc nghiệm mùa thu của em (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra, Lớp 8). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản mùa thu của em ; mùa thu của em quang huy ; đọc hiểu mùa thu của em ; trắc nghiệm mùa thu của em

Đọc văn bản sau: 

Mùa thu của em

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm.

 

Mùa thu của em

Là xanh cốm mới

Mùi hương như gợi

Từ màu lá sen.

Mùa thu của em

Rước đèn họp bạn

Hội rằm tháng Tám

Chị Hằng xuống xem.

 

Ngôi trường thân quen

Bạn thầy mong đợi

Lật trang vở mới

Em vào mùa thu.

(Quang Huy, Nguồn: Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, Tập 1, D. Nhà xuất bản Giáo dục, 1997)

mùa thu của em ; mùa thu của em quang huy ; đọc hiểu mùa thu của em ; trắc nghiệm mùa thu của em

Lựa chọn đáp án đúng 

Câu 1. Bài thơ Mùa thu của em viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ bốn chữ.
  2. Thơ năm chữ.
  3. Thơ tự do.
  4. Thơ lục thất ngôn bát cú.

Câu 2. Ba khổ thơ đầu trong bài thơ Mùa thu của em, tác giả muốn khẳng định điều gì?

  1. Đó là mùa thu của chúng ta, mùa thu của những con người biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.
  2. Đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi tới vui, náo nức.
  3. Đó là mùa thu của những người biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.
  4. Đó là mùa thu của thiên nhiên, của muôn loài.

Câu 3. Trong bài thơ Mùa thu của em có những hình ảnh nào gắn với mùa thu?

  1. Hoa cúc, cốm vòng, mùi hương lá sen, tết Trung thu, rước đèn, ngày tựu trường.
  2. Hoa cúc, cốm vòng, mùi hương hoa sen, tết Trung thu, rước đèn, ngày tựu trường.
  3. Hoa cúc vàng, cốm xanh, mùi hương lá sen, tết Trung thu, rước đèn, ngày tựu trường.
  4. Hoa cúc, cốm vòng, mùi hương thơm, tết Trung thu, rước đèn, ngày tựu trường.

Câu 4. Các dòng thơ trong bài thơ Mùa thu của em chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?

  1. Nhịp 1/3.
  2. Nhịp 3/1.
  3. Nhịp 1/1/2.
  4. Nhịp 2/2.

Câu 5. Bài thơ Mùa thu của em có nhịp điệu như thế nào?

  1. Nhịp điệu lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn.
  2. Nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết.
  3. Nhịp điệu vui tươi xen lẫn trầm buồn
  4. Nhịp điệu rộn ràng, tươi vui, sôi nổi, bất ngờ.

Câu 6.  Khổ thơ sau trong bài thơ Mùa thu của em gieo vần như thế nào?

Mùa thu của em

Rước đèn họp bạn

Hội rằm tháng Tám

Chị Hằng xuống xem.

  1. Vần chân.
  2. Vần hỗn hợp.
  3. Vần cách.
  4. Vần liền.

Câu 7. Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Mùa thu của em là gì?

  1. Bài thơ viết theo thể thơ bốn chữ, dễ nhớ, dễ thuộc.
  2. Bài thơ viết theo thể thơ bốn chữ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói giảm nói tránh; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết.
  3. Bài thơ viết theo thể thơ bốn chữ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, sử dụng nhiều từ láy đặc sắc.
  4. Bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết.

Câu 8. Các phó từ chỉ quan hệ thời gian thường gặp là:

  1. Đã, đang, mới, vừa, đừng
  2. Đã, đang, mới, vừa, sắp,…
  3. Đã, đang, mới, sắp, rất,…
  4. Đã, đang, vừa, sắp, xong,..

Câu 9. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: ……….. là vần được gieo giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau.

  1. Vần lưng.
  2. Vần chân.
  3. Vần trắc.
  4. Vần bằng.

Câu 10. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Vần có các dòng thơ và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo ra nhạc điệu, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ đọc.

  1. chức năng tạo ra sự kết nối giữa.
  2. chức năng và ý nghĩa giữa.
  3. ý nghĩa tạo ra sự mạch lạc giữa
  4. vai trò liên kết.

II. Phần viết 

Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em sau khi đọc bài thơ Mùa thu của em của tác giả Quang Huy.

mùa thu của em ; mùa thu của em quang huy ; đọc hiểu mùa thu của em ; trắc nghiệm mùa thu của em

Gợi ý trả lời mùa thu của em ; mùa thu của em quang huy ; đọc hiểu mùa thu của em ; trắc nghiệm mùa thu của em

I. Đọc hiểu 

Câu 1. A Thơ bốn chữ.

Câu 2. B Đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi tới vui, náo nức.

Câu 3. C Hoa cúc vàng, cốm xanh, mùi hương lá sen, tết Trung thu, rước đèn, ngày tựu trường.

Câu 4. D Nhịp 2/2.

Câu 5. B Nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết.

Câu 6. C Vần cách.

Câu 7. D Bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết.

Câu 8. B Đã, đang, mới, vừa, sắp,…

Câu 9. A Vần lưng.

Câu 10. D vai trò liên kết.

 mùa thu của em ; mùa thu của em quang huy ; đọc hiểu mùa thu của em ; trắc nghiệm mùa thu của em

II. Phần viết 

Đất nước ta một năm có bốn mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng và mỗi chúng ta cũng có những cảm nhận về các mùa theo cách riêng của mình. Với em, em rất thích cách cảm nhận về mùa thu đậm chất trẻ thơ qua bài thơ Mùa thu của em của tác giả Quang Huy. Với thể thơ bốn chữ nhẹ nhàng, tình cảm, ngôn từ trong sáng, dung dị, giàu biểu cảm, nhạc điệu dịu êm, tha thiết, bài thơ Mùa thu của em xứng đáng là một trong những bài thơ hay viết về mùa thu. Mỗi khổ thơ trong bài thơ được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh chân thực, sống động, tiêu biểu. Đó là màu vàng của hoa cúc, màu xanh non của cốm mới, mùi hương thanh nhã và tinh khiết của lá sen già và còn có cả sự náo nức, hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm và tiếng trống trường rộn rã đón chào năm học mới. Cũng vẫn không gian ấy, thời gian ấy, cũng vẫn là cảnh sắc, thiên nhiên ấy nhưng bằng sự cảm nhận tinh tế của tác giả, mùa thu hiện ra lung linh sắc màu tươi tắn… Không chỉ có vậy, với điệp khúc Mùa thu của em được lặp lại ở ba khổ thơ đầu, nhà thơ như muốn khẳng định, xác nhận rằng: Đây là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức,… Cảm ơn tác giả Quang Huy đã nói hộ em tình yêu với mùa thu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *