Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đưa con đi học (Tế Hanh) ; Đưa con đi học Tế Hanh ; đọc hiểu đưa con đi học (Tế Hanh); trắc nghiệm đưa con đi học (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra, Lớp 8). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản  

Đọc văn bản sau: 

Đưa con đi học

Sáng nay mùa thu sang

Cha đưa con đi học

Sương đọng cỏ bên đường

Nắng lên ngời hạt ngọc.

 

Lúa đang thì ngậm sữa

Xanh mướt cao ngập đầu

Con nhìn quanh bỡ ngỡ

Sao chẳng thấy trường đâu?

 

Hương lúa tỏa bao la

Như hương thơm đất nước

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

(Tế Hanh, Khúc ca mới, NXB Văn học, 1996)

đưa con đi học ; đưa con đi học tế hanh ; đọc hiểu đưa con đi học ; trắc nghiệm đưa con đi học

Lựa chọn đáp án đúng 

Câu 1. Bài thơ Đưa con đi học được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ bốn chữ.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

Câu 2. Bài thơ Đưa con đi học được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Biểu cảm.
  2. Miêu tả.
  3. Miêu tả kết hợp tự sự.
  4. Tự sự kết hợp với biểu cảm.

Câu 3. Khổ thơ sau trong bài thơ Đưa con đi học gieo vần như thế nào?

Hương lúa tỏa bao la

Như hương thơm đất nước

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

  1. Gieo vần lưng.
  2. Gieo vần cách.
  3. Gieo vần chân.
  4. Vần lưng kết hợp vần chân.

Câu 4. Từ đang trong câu thơ Lúa đang thì ngậm sữa thuộc từ loại nào?

  1. Tính từ.
  2. Động từ.
  3. Phó từ.
  4. Quan hệ từ.

Câu 5. Hạt ngọc trong câu thơ: Nắng lên ngời hạt ngọc gợi đến hình ảnh nào?

  1. Nắng mùa thu.
  2. Sương trên cây.
  3. Hạt lúa đọng sương.
  4. Sương trên ngọn cỏ bên đường.

Câu 6. Cụm từ nhìn quanh bỡ ngỡ trong câu thơ Con nhìn quanh bỡ ngỡ là cụm từ gì?

  1. Cụm động từ.
  2. Cụm tính từ.
  3. Cụm danh từ.
  4. Cụm chủ vị.

Câu 7. Qua bài thơ Đưa con đi học, tác giả muốn gửi đến thông điệp gì?

  1. Tình cảm cha con là tình cảm thiêng liêng, cao quý.
  2. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý.
  3. Tình cảm gia đình quê hương là cái nôi đầu đời, là trường học đầu tiên giúp con người khôn lớn trưởng thành.
  4. Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng trong lòng mỗi người.

Câu 8. Chủ đề của bài thơ Đưa con đi học là gì?

  1. Ca ngợi tình cảm của cha mẹ dành cho con.
  2. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con.
  3. Ca ngợi niềm vui của người cha khi đưa con đi học.
  4. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha

Câu 9. Trạng ngữ Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng cung cấp thông tin gì?

  1. Cung cấp thông tin về địa điểm của căn phòng.
  2. Cung cấp thông tin về địa điểm và đặc điểm của căn phòng.
  3. Cung cấp thông tin về đặc điểm và vẻ đẹp của căn phòng.
  4. Cung cấp thông tin về vị trí của căn phòng.

Câu 10. Trong các dòng sau, dòng nào chỉ có từ láy?

  1. Hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, trăng trắng, loắt choắt.
  2. Hảo hạng, khắc khổ, thành thực, nho nhỏ, đèm đẹp, xinh xắn.
  3. Cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, xanh xanh, tim tím, xốp xồm xộp.
  4. Cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề, thoăn thoắt, sát sàn sạt.

II. Phần viết 

Câu 1. Thơ bốn chữ, năm chữ thường gieo vần như thế nào?

Câu 2. Hãy chọn trong bài thơ Đưa con đi học một khổ thơ em thích nhất và cho biết vì sao em lại thích khổ thơ đó.

đưa con đi học ; đưa con đi học tế hanh ; đọc hiểu đưa con đi học ; trắc nghiệm đưa con đi học

Gợi ý trả lời đưa con đi học ; đưa con đi học tế hanh ; đọc hiểu đưa con đi học ; trắc nghiệm đưa con đi học

I. Đọc hiểu 

Câu 1. B  Thơ năm chữ.

Câu 2. A Biểu cảm.

Câu 3. B Gieo vần cách.

Câu 4. C Phó từ.

Câu 5. D Sương trên ngọn cỏ bên đường.

Câu 6. A Cụm động từ.

Câu 7. C Tình cảm gia đình quê hương là cái nôi đầu đời, là trường học đầu tiên giúp con người khôn lớn trưởng thành.

Câu 8. B  Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con.

Câu 9. B Cung cấp thông tin về địa điểm và đặc điểm của căn phòng.

Câu 10. D Cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề, thoăn thoắt, sát sàn sạt.

đưa con đi học ; đưa con đi học tế hanh ; đọc hiểu đưa con đi học ; trắc nghiệm đưa con đi học

II. Phần viết 

Câu 1. Thơ bốn chữ, năm chữ thường gieo vần như sau:

– Vần được gieo ở cuối dòng gọi là vần chân.

– Vần được gieo ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng.

– Vần có thể gieo liên tiếp ở các dòng thơ gọi là vần liền.

– Vần không được gieo liên tiếp mà cách quãng giữa các dòng thơ gọi là vần cách.

– Phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ gọi là vần hỗn hợp.

Câu 2. Các em tự làm.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *