Giới thiệu đến các bạn bài viết: Nơi tuổi thơ em ; Nơi tuổi thơ em Nguyễn Lãm Thắng ; Đọc hiểu Nơi tuổi thơ em (Nguyễn Lãm Thắng) ; trắc nghiệm nơi tuổi thơ em (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra, Lớp 8). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản 

Đọc văn bản sau: nơi tuổi thơ em ; nơi tuổi thơ em nguyễn lãm thắng ; đọc hiểu nơi tuổi thơ em ; trắc nghiệm nơi tuổi thơ em

Nơi tuổi thơ em

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng.

 

Có bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành nôi.

 

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

Có ngày mưa tháng nắng

Đọng trên áo mẹ cha.

 

Có một khúc dân ca

Thơm lừng hương cỏ dại

Có tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương.

(Nguyễn Lãm Thắng, Nguồn: http://www.thivien.net)

nơi tuổi thơ em ; nơi tuổi thơ em nguyễn lãm thắng ; đọc hiểu nơi tuổi thơ em ; trắc nghiệm nơi tuổi thơ em

Lựa chọn đáp án đúng 

Câu 1. Bài thơ Nơi tuổi thơ em được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ bốn chữ.
  2. Thơ năm chữ.
  3. Thơ tự do.
  4. Thơ thất ngôn bát cú.

Câu 2. Bài thơ Nơi tuổi thơ em sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  1. Biểu cảm kết hợp với tự sự.
  2. Biểu cảm kết hợp với thuyết minh.
  3. Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
  4. Biểu cảm kết hợp với nghị luận.

Câu 3. Các dòng trong bài thơ Nơi tuổi thơ em chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?

  1. Nhịp 2/3 và nhịp 3/2.
  2. Nhịp 2/3.
  3. Nhịp 1/ 4 và nhịp 2/2/1.
  4. Nhịp 3/2.

Câu 4. Bài thơ Nơi tuổi thơ em chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. So sánh và nhân hóa.
  2. Ẩn dụ và nhân hóa.
  3. Điệp ngữ, liệt kê.
  4. So sánh, hoán dụ.

Câu 5. Bài thơ Nơi tuổi thơ em sử dụng những từ láy nào?

  1. Lửng lơ, rì rào, xanh xanh, ngọt ngào.
  2. Lửng lơ, rì rào, tha thiết, ngọt ngào.
  3. Lửng lơ, ngọt ngào, cao cao, ào ào.
  4. Lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào.

Câu 6. Phó từ trong hai câu thơ: Có tuổi thơ đẹp mãi/Là đất trời quê hương là:

  1. Tuổi thơ.
  2. Đẹp.
  3. Đất trời.
  4. Mãi.

Câu 7. Những hình ảnh thiên nhiên nào được sử dụng trong bài thơ Nơi tuổi thơ em?

  1. Dòng sông xanh, vầng trăng tròn, khóm tre làng, bảy sắc cầu vồng, đồi xanh biếc.
  2. Dòng sông xanh, sữa mẹ, khóm tre làng, bảy sắc cầu vồng, đồi xanh biếc.
  3. Dòng sông xanh, vầng trăng tròn, khóm tre làng, mặt trời, đồi xanh biếc.
  4. Dòng sông xanh, vầng trăng tròn, khóm tre làng, bảy sắc cầu vồng, dòng sông.

Câu 8. Bài thơ Nơi tuổi thơ em sử dụng chủ yếu những cụm từ nào?

  1. Cụm đẳng lập, cụm từ cố định.
  2. Cụm tính từ, cụm động từ.
  3. Cụm danh từ, cụm từ đẳng lập.
  4. Cụm động từ, cụm từ cố định.

Câu 9. Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ là những từ nào?

  1. Những, các, từng, không, quá, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, không, chưa,…
  2. Đã, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, không, chưa, chẳng, rất, quá, lắm,…
  3. Đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, mọi, mỗi, từng, sẽ, vẫn, còn,…
  4. Những, các, mọi, chưa, chẳng, rất, quả, mỗi, từng,…

Câu 10. Khi biểu thị số thứ tự, số từ thường đứng sau:

  1. Danh từ.
  2. Động từ.
  3. Tính từ.
  4. Đại từ.

II. Phần viết 

Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày cảm xúc của em về bài thơ Nơi tuổi thơ em của tác giả Nguyễn Lãm Thắng.

nơi tuổi thơ em ; nơi tuổi thơ em nguyễn lãm thắng ; đọc hiểu nơi tuổi thơ em ; trắc nghiệm nơi tuổi thơ em

Gợi ý trả lời nơi tuổi thơ em ; nơi tuổi thơ em nguyễn lãm thắng ; đọc hiểu nơi tuổi thơ em ; trắc nghiệm nơi tuổi thơ em

I. Đọc hiểu 

Câu 1. B Thơ năm chữ.

Câu 2. C Biểu cảm kết hợp với miêu tả.

Câu 3. A Nhịp 2/3 và nhịp 3/2.

Câu 4. C Điệp ngữ, liệt kê.

Câu 5. D Lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào.

Câu 6. D Mãi.

Câu 7. A Dòng sông xanh, vầng trăng tròn, khóm tre làng, bảy sắc cầu vồng, đồi xanh biếc.

Câu 8. B Cụm tính từ, cụm động từ.

Câu 9. B Đã, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, không, chưa, chẳng, rất, quá, lắm,…

Câu 10. A Danh từ.

nơi tuổi thơ em ; nơi tuổi thơ em nguyễn lãm thắng ; đọc hiểu nơi tuổi thơ em ; trắc nghiệm nơi tuổi thơ em

II. Phần viết nơi tuổi thơ em ; nơi tuổi thơ em nguyễn lãm thắng ; đọc hiểu nơi tuổi thơ em ; trắc nghiệm nơi tuổi thơ em

Ngợi ca tình quê hương, gia đình không phải là một đề tài mới. Xét về mặt này bài thơ Nơi tuổi thơ em cũng vậy. Tuy nhiên, bài thơ lại có một sức sống riêng. Với 16 câu thơ được viết theo thể thơ năm chữ, lời thơ trong sáng, hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt nhưng chân thành, gần gũi bức tranh quê hương hiện lên thật sống động qua những vần thơ đậm đà, ý vị. Mở đầu bài thơ là hình ảnh dòng sông xanh, nhưng điều đặc biệt ở đây là dòng sông xanh này lại được bắt nguồn từ sữa mẹ. Quả là một sự liên tưởng độc đáo, thú vị mang nhiều cảm xúc. Với sự quan sát tinh tế, quê hương trong thơ Nguyễn Lãm Thắng trở nên đa màu sắc, tươi vui, đằm thắm, gắn bó hơn bất cứ nơi đâu. Hình ảnh vầng trăng tròn, lửng lơ khóm tre, hình ảnh bảy sắc cầu vồng, bắc qua đồi xanh biếc, hình ảnh cánh đồng xanh tươi, ấp yêu đàn cò trắng, hay hình ảnh: ngày mưa tháng nắng / Đọng trên áo mẹ cha… khiến cho người đọc không thể không cảm thấy rưng rưng xúc động vì cảnh quê hương không chỉ mang hồn quê, cảnh quê, người quê mà còn trở nên thiêng liêng trong trái tim của mỗi người khi nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi cho thấy sự trân trọng của tác giả với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình. Không sử dụng bút pháp khoa trương, không dùng từ ngữ mĩ miều, nhưng qua bài thơ Nơi tuổi thơ em, tác giả đã tạo được sự đồng cảm sâu sắc giữa người đọc với tác phẩm.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *