Giới thiệu đến các bạn bài viết: Bên ô cửa đá (Hoài Khánh) ; Đọc hiểu bên ô cửa đá (Hoài Khánh); trắc nghiệm bên ô cửa đá  (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra, Lớp 7). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) 

Đọc văn bản sau: 

 Bên ô cửa đá

Buổi sáng em ngồi học

Mây rủ nhau vào nhà

Ông mặt trời khó nhọc

Đang leo dốc đằng xa.

 

Lảnh lót tiếng chim ca

Kéo nắng lên rạng rỡ

Có khoảng trời bao la

Hiện dần qua ô cửa.

Trong bếp còn đỏ lửa

Hương ngô thoảng ra ngoài

Rìa đường dăm chú ngựa

Dừng nghe em học bài.

 

Bản Mông em sơ sài

Chênh vênh bên dốc đá

Vẫn có bao điều lạ

Từ sách hồng bước ra.

(Hoài Khánh, Nguồn: https://giaoducthoidai.vn)

bên ô cửa đá ; đọc hiểu bên ô cửa đá ; trắc nghiệm bên ô cửa đá

Lựa chọn đáp án đúng 

Câu 1. Bài thơ Bên ô cửa đá của tác giả nào?

  1. Thanh Thảo.
  2. Hoài Khánh.
  3. Hữu Thỉnh.
  4. Trần Đăng Khoa

Câu 2. Bài thơ Bên ô cửa đá có sự kết hợp phương thức biểu cảm với phương thức nào?

  1. Miêu tả.
  2. Thuyết minh.
  3. Nghị luận.
  4. Tự sự

Câu 3. Bài thơ Bên ô cửa đá viết về cuộc sống của dân tộc nào?

  1. Dân tộc Thái.
  2. Dân tộc Thổ.
  3. Dân tộc Mông.
  4. Dân tộc Nùng.

Câu 4. Thời gian trong bài thơ Bên ô cửa đá là khoảng thời gian nào?

  1. Buổi sáng.
  2. Buổi trưa.
  3. Buổi chiều.
  4. Buổi sáng và buổi chiều.

Câu 5. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Bên ô cửa đá sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. So sánh.
  2. Ẩn dụ.
  3. Hoán dụ.
  4. Nhân hóa.

Câu 6. Phó từ còn trong câu thơ Trong bếp còn đỏ lửa chỉ gì?

  1. Chỉ quan hệ thời gian.
  2. Chỉ sự tiếp diễn tương tự.
  3. Chỉ tần số.
  4. Chỉ mức độ.

Câu 7. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào chỉ toàn từ láy?

  1. Lảnh lót, rạng rỡ, sơ sài, khó nhọc.
  2. Lảnh lót, rạng rỡ, bao la, chênh vênh
  3. Lảnh lót, rạng rỡ, sơ sài, chênh vênh.
  4. Lảnh lót, bao la, vào nhà, chênh vênh.

Câu 8. Qua bài thơ Bên ô cửa đá, tác giả muốn gửi đến thông điệp gì?

  1. Tự hào về quê hương giàu đẹp.
  2. Tự hào về bản làng yêu dấu với phong cảnh hữu tình.
  3. Tự hào về nơi chôn rau cắt rốn với phong cảnh hữu tình, con người thân thiện, chân thành.
  4. Tình yêu thiết tha và niềm tự hào về bản làng yêu dấu, về cuộc sống con người trên quê hương.

II. Phần viết 

Câu 1. Qua khổ thơ 1 và khổ thơ 2 của bài thơ Bên ô cửa đá em cảm nhận được điều gì?

Câu 2. Qua bài thơ Bên ô cửa đá, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao em lại thích hình ảnh đó?

bên ô cửa đá ; đọc hiểu bên ô cửa đá ; trắc nghiệm bên ô cửa đá

Gợi ý trả lời bên ô cửa đá ; đọc hiểu bên ô cửa đá ; trắc nghiệm bên ô cửa đá

I. Đọc hiểu 

Câu 1. B Hoài Khánh

Câu 2. A Miêu tả.

Câu 3. C Dân tộc Mông.

Câu 4. A Buổi sáng.

Câu 5. D Nhân hóa.

Câu 6.  B Chỉ sự tiếp diễn tương tự.

Câu 7.  C Lảnh lót, rạng rỡ, sơ sài, chênh vênh.

Câu 8. D Tình yêu thiết tha và niềm tự hào về bản làng yêu dấu, về cuộc sống con người trên quê hương.

bên ô cửa đá ; đọc hiểu bên ô cửa đá ; trắc nghiệm bên ô cửa đá

II. Phần viết 

Câu 1. Qua hai khổ thơ 1 và khổ thơ 2, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao thật bình yên, thơ mộng. Tác giả Hoài Khánh đã rất tài tình khi sử dụng biện pháp nhân hóa để biến các hình ảnh thiên nhiên như mây, mặt trời, tiếng chim, ánh nắng trở nên sống động và có tính cách con người qua cái nhìn tuổi thơ hồn nhiên, mơ ước. Đó là điều làm cho thơ Hoài Khánh có một nét riêng và được thiếu nhi yêu mến.

Câu 2. Em thích hình ảnh về “Có khoảng trời bao la/Hiện dần qua ô cửa.” Bởi vì: Hình ảnh của khoảng trời bao la qua ô cửa tạo ra cảm giác mở rộng và bao la. Hình ảnh này kết hợp với việc “Ông mặt trời khó nhọc/Đang leo dốc đằng xa” để tạo ra hình ảnh mặt trời đang mọc, mở ra một ngày mới đầy năng lượng và tiềm năng. Hình ảnh này mang lại cho em cảm giác êm đềm và yên bình, đặc biệt khi được đặt trong ngữ cảnh của buổi sáng, khi mọi thứ đều mới mẻ và tràn ngập ánh sáng.

 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *