Giới thiệu đến các bạn bài viết: Bồ nônghiếu ; Đọc hiểu Bồ nông có hiếu (Truyện ngắn); trắc nghiệm bồ nông có hiếu (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

Đọc văn bản sau: bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

Bồ nông có hiếu

Phải năm trời hạn, mưa xuân chưa tan, gió nồm đã tới. Rồi ánh nắng chói chang rọi xuống, khiến nhà bồ nông hốt hoảng gọi nhau rời phương Nam lên phương Bắc. Trên đường đi, bồ nông mẹ bị nắng chiếu quáng mắt, lao phải cành gai tre, suýt nữa gãy cánh. Bồ nông con dìu mẹ ẩn vào trong một hốc cây, chờ mẹ khỏi mới đi tiếp. Thấy vậy, các bác bồ nông khác cùng đi cũng dừng lại giúp đỡ.

Một ngày, rồi hai ngày, bồ nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Ngoài kia, trời cứ hầm hập như nung. Như thế này, không thể đuổi theo đàn được nữa. Từ buổi ấy, bồ nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú bồ nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ như dài thêm ra vì lặn lội.

Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, bồ nông con lại ngậm vào miệng để phần mẹ.

Hun hút đêm sâu, mênh mông ruộng vắng, chú bồ nông vừa sợ vừa lo. Có đêm đi tới canh một, canh hai, vẫn chẳng xúc được gì. Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.

Dạo anh em nhà bồ nông còn bé, mẹ còm cõm lặn lội nuôi cả đàn con đến rạc người. Mỗi bận trở về nhà, mẹ há mỏ ra cho các con ăn no mà bụng mẹ vẫn cứ cồn lên. Giờ đây, chú bồ nông mới hiểu rằng trong những bữa ăn ấy, mẹ đã rút cả ruột gan ra để nuôi con. Cứ nghĩ tới điều đó, không một lần nào đi kiếm mồi mà bồ nông chịu trở về không.

Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú bồ nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè, sang mùa thu.

Tới mùa đông, đàn bồ nông từ phương Bắc trở về, ai nom thấy chú bồ nông nuôi mẹ ốm cũng phải kêu lên. Chú ta gầy quá. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống hệt cái túi. Lòng hiếu thảo của chú bồ nông đã làm cho tất cả các chú bồ nông khác cảm phục và noi theo.

Ngày nay, chú bồ nông nào cũng có cái túi ở miệng. Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan.

(Theo Phong Thu, Nguồn, Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2006)

bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

Lựa chọn đáp án đúng bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

Câu 1. Truyện Bồ nông có hiếu có sự kết hợp giữa phương thức tự sự với phương thức nào?

  1. Miêu tả.
  2. Thuyết minh.
  3. Biểu cảm.
  4. Nghị luận.

Câu 2. Truyện Bồ nông có hiếu được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ ba.
  4. Kết hợp cả ba ngôi.

Câu 3. Trong truyện Bồ nông có hiếu, vì sao mẹ con bồ nông lại phải ở ẩn trong một hốc cây?

  1. Vì trời hạn hán, ánh nắng chói chang rọi xuống rất khó chịu.
  2. Vì bồ nông con bị quáng mắt, lao vào cành tre, suýt bị gãy cánh.
  3. Vì hai mẹ con bồ nông bị quáng mắt, lao vào cành tre, suýt gãy cánh.
  4. Vì bồ nông mẹ bị quáng mắt, lao phải cành tre, suýt gãy cánh.

Câu 4. Trong truyện Bồ nông có hiếu, vì sao đôi chân khẳng khiu của bồ nông con lại như dài thêm ra?

  1. Vì bồ nông con không kiếm được thức ăn.
  2. Vì bồ nông con phải đi lại nhiều.
  3. Vì bồ nông con phải lặn lội kiếm thức ăn và chăm sóc bồ nông mẹ.
  4. Vì bồ nông con phải thức khuya dậy sớm kiếm mồi nuôi cả gia đình.

Câu 5. Trong truyện Bồ nông có hiếu, qua việc chăm sóc mẹ, bồ nông con hiểu ra điều gì?

  1. Mẹ đã rút cả ruột gan để nuôi con
  2. Mẹ đã lao động vất vả để nuôi con.
  3. Tình mẹ bao la không gì đong đếm được.
  4. Mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con.

Câu 6. Trong truyện Bồ nông có hiếu, câu văn nào miêu tả rõ hình dáng của bồ nông con sau những ngày vất vả chăm sóc mẹ?

  1. Bồ nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi.
  2. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú bồ nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá về làm thức ăn cho mẹ.
  3. Chú bồ nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè, sang mùa thu.
  4. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống hệt cái túi.

Câu 7. Gió nồm trong văn bản Bồ nông có hiếu là loại gió như thế nào?

  1. Gió mang nhiều hơi nước, gây ẩm ướt cuối mùa xuân, đầu mùa hạ ở miền Bắc.
  2. Gió mang nhiều hơi nước, gây ẩm ướt cuối mùa đông, đầu mùa xuân ở miền Bắc.
  3. Gió mang nhiều hơi nước, gây ẩm ướt cuối mùa thu, đầu mùa xuân ở miền Bắc.
  4. Gió mang nhiều hơi nước, gây ẩm ướt cuối mùa hạ, đầu mùa thu ở miền Bắc.

Câu 8. Trong các nhóm sau, nhóm nào chỉ toàn từ láy?

  1. Chói chang, hốt hoảng, hầm hập, khẳng khiu, xơ xác, mênh mông, còm cõi, cần mẫn.
  2. Chói chang, hốt hoảng, hầm hập, khẳng khiu, xơ xác, gọn ghẽ, mênh mông, còm cõi.
  3. Chói chang, hốt hoảng, hầm hập, khắc khổ, xơ xác, gọn ghẽ, mênh mông, còm cõi.
  4. Chói chang, hốt hoảng, hầm hập, khẳng khiu, xơ xác, gọn ghẽ, căn cơ, còm cõi.

II. Phần viết bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

Câu 9. Tìm hai câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo.

Câu 10. Qua việc bồ nông chăm sóc mẹ trong văn bản Bồ nông hiếu thảo, em có suy nghĩ gì về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

Gợi ý trả lời bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

I. Đọc hiểu bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

Câu 1. A Miêu tả.

Câu 2. C Ngôi thứ ba.

Câu 3. D Vì bồ nông mẹ bị quáng mắt, lao phải cành tre, suýt gãy cánh.

Câu 4. C Vì bồ nông con phải lặn lội kiếm thức ăn và chăm sóc bồ nông mẹ.

Câu 5. A Mẹ đã rút cả ruột gan để nuôi con

Câu 6. D Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống hệt cái túi.

Câu 7. B Gió mang nhiều hơi nước, gây ẩm ướt cuối mùa đông, đầu mùa xuân ở miền Bắc.

Câu 8. B Chói chang, hốt hoảng, hầm hập, khẳng khiu, xơ xác, gọn ghẽ, mênh mông, còm cõi.

bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

II. Phần viết bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

Câu 9.

  1. Chí tâm niệm Phật đêm ngày
    Cầu cho cha mẹ sống tày non cao
  2. Cha mẹ là biển là trời,
    Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha
  3. Con không chê cha mẹ khó
    Chó không chê chủ nhà nghèo
  4. Con một mẹ như hoa một chùm
    Yêu nhau nên phải bọc đùm lấy nhau
  5. Dạy con, con nhớ lấy lời,
    Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.

Câu 10. bồ nông có hiếu ; đọc hiểu bồ nông có hiếu ; trắc nghiệm bồ nông có hiếu

Từ câu chuyện “Bồ nông có hiếu,” em nhận thấy lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là vô điều kiện và không biên giới. Con cái không chỉ chăm sóc mẹ trong những tình huống khó khăn mà còn hiểu và trân trọng những đóng góp, hy sinh của cha mẹ. Con cái cần tỏ ra lòng biết ơn và hiếu kính, tạo nên một tình cảm gia đình sâu sắc và ý nghĩa.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *