Giới thiệu đến các bạn bài viết: Giá trị của hòn đá ; Đọc hiểu Giá trị của hòn đá (Truyện ngắn) ; trắc nghiệm giá trị của hòn đá (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) giá trị của hòn đá ; đọc hiểu giá trị của hòn đá ; trắc nghiệm giá trị của hòn đá
Đọc văn bản sau: giá trị của hòn đá ; đọc hiểu giá trị của hòn đá ; trắc nghiệm giá trị của hòn đá
Giá trị của hòn đá
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
– Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
– Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
– Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
– Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
– Ngày mai con hỏi con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
– Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
(Theo, https://book365.vn)
Lựa chọn đáp án đúng giá trị của hòn đá ; đọc hiểu giá trị của hòn đá ; trắc nghiệm giá trị của hòn đá
Câu 1. Văn bản Giá trị của hòn đá được viết theo thể loại nào?
- Tản văn.
- Tùy bút.
- Truyện ngắn.
- Tiểu thuyết.
Câu 2. Văn bản Giá trị của hòn đá được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
- Miêu tả.
- Tự sự.
- Nghị luận.
- Thuyết minh.
Câu 3. Trong văn bản Giá trị của hòn đá, người học trò đã mang hòn đá đi bán mấy lần?
- Một lần.
- Hai lần.
- Ba lần.
- Bốn lần.
Câu 4. Trong văn bản Giá trị của hòn đá, lần thứ nhất, ai là người muốn mua hòn đá?
- Người bán hàng rong.
- Người chủ tiệm vàng.
- Nhà khảo cổ học.
- Người buôn đồ cổ.
Câu 5. Trong văn bản Giá trị của hòn đá, lần thứ nhất hòn đá được trả giá bao nhiêu?
- Một đồng.
- 500 đồng.
- 1000 đồng.
- Cả gia sản mà ông chủ đồ cổ có.
Câu 6. Trong văn bản Giá trị của hòn đá, vì sao người chủ cửa hàng đồ cổ lại muốn đổi cả gia tài để lấy hòn đá.
- Vì đây là hòn đá có một không hai.
- Vì hòn đá là một cổ vật có giá trị.
- Vì đây là hòn đá quý mang đến may mắn, hạnh phúc,…
- Vì hòn đá thực chất là một khối ngọc cổ quý giá.
Câu 7. Trong văn bản Giá trị của hòn đá, vì sao người thầy lại dặn người học trò tuyệt đối không bán hòn đá.
- Vì đó là một hòn đá quý, hơn cả vàng bạc, kim cương.
- Vì đó là một hòn độc đáo, duy nhất, không có hòn đá thứ hai.
- Vì người thầy muốn người học trò của mình hiểu được giá trị của hòn đá đó chính là một khối ngọc quý không phải ai cũng biết.
- Vì người thầy muốn người học trò của mình có được cách nhìn nhận, đánh giá cuộc sống
Câu 8. Phó từ chẳng trong câu: Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua, chỉ gì?
- Chỉ thời gian.
- Chỉ sự phủ định.
- Chỉ kết quả và hướng.
- Chỉ tần số.
II. Phần viết
Câu 9. Theo em, vì sao trong văn bản Giá trị của hòn đá, người thầy lại nói: Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
Câu 10. Em hiểu như thế nào giá trị của mỗi người trong cuộc sống?
Gợi ý trả lời giá trị của hòn đá ; đọc hiểu giá trị của hòn đá ; trắc nghiệm giá trị của hòn đá
I. Đọc hiểu giá trị của hòn đá ; đọc hiểu giá trị của hòn đá ; trắc nghiệm giá trị của hòn đá
Câu 1. C Truyện ngắn.
Câu 2. B Tự sự.
Câu 3. C Ba lân.
Câu 4. A Người bán hàng rong.
Câu 5. A Một đồng.
Câu 6. D Vì hòn đá thực chất là một khối ngọc cổ quý giá.
Câu 7. D Vì người thầy muốn người học trò của mình có được cách nhìn nhận, đánh giá cuộc sống
Câu 8. B Chỉ sự phủ định.
II. Phần viết
Câu 9.
Trong văn bản, người thầy nói “Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống” để nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự hiểu biết và quan điểm cá nhân trong đánh giá giá trị của cuộc sống. Ý này đề cập đến việc mỗi người có cơ hội khác nhau để hiểu và đánh giá cuộc sống, và sự nhận thức đó tạo nên sự khác biệt trong cách mỗi người trải nghiệm và đánh giá giá trị của cuộc sống.
Câu 10.
Giá trị của mỗi người trong cuộc sống không chỉ phụ thuộc vào ngoại hình hay bề ngoài mà còn liên quan đến sự hiểu biết, cảm nhận và quan điểm cá nhân về cuộc sống. Như hòn đá trong câu chuyện, giá trị của nó được đánh giá khác nhau tùy thuộc vào người nhìn nhận. Sự hiểu biết và quan điểm đó tạo nên sự khác biệt trong cách mỗi người trải nghiệm và đánh giá giá trị của cuộc sống.