Giới thiệu đến các bạn bài viết: Ném còn ; Đọc hiểu Ném còn (Văn bản thông tin) ; trắc nghiệm ném còn (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn

Đọc văn bản sau: ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn

Ném còn

Theo quan niệm của người dân nơi đây, quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Ngay từ trước lễ hội ném còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 – 8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu. Họ còn may thêm các tua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này còn biểu trưng cho những tia nắng, tia mưa cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Cây còn được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m – 30 m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng).

Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi lên trời quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế khi ném còn, người ném cổ tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt, quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh, một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no.

Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.

(Hoàng Anh, Nguồn, baotuyenquang.com.vn)

ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn
Trò chơi dân gian Ném còn

Lựa chọn đáp án đúng ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn

Câu 1. Văn bản Ném còn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Thuyết minh.
  2. Miêu tả.
  3. Nghị luận.
  4. Biểu cảm.

Câu 2. Trong văn bản Ném còn, theo tác giả, vì sao quả còn thường được làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng?

  1. Quả còn tượng trưng cho tình yêu thương, đùm bọc nhau.
  2. Quả còn tượng trưng cho sự tươi vui, rộn ràng, sôi nổi.
  3. Quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước.
  4. Quả còn là vật linh thiêng, tượng trưng cho sự may mắn, phát triển và trường tồn.

Câu 3. Trong văn bản Ném còn, theo tác giả, trước lễ hội ném còn, người ta thường làm gì?

  1. Chuẩn bị mâm cỗ có xôi gà, kèm theo những quả còn có màu sắc rực rỡ.
  2. Chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau.
  3. Bàn bạc, phân công công việc để lễ hội ném còn được diễn ra an toàn, hiệu quả.
  4. May các quả còn với các màu như: màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng.

Câu 4. Trong văn bản Ném còn, theo tác giả, bên trong quả còn thường được nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông nhằm thể hiện điều gì?

  1. Cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
  2. Khát vọng về sự an lành, bình an, sinh sôi nảy nở, vụ mùa bội thu.
  3. Khát vọng các loại hát như thóc, vừng, hạt cải, hạt bông đâm chồi nảy lộc, phát triển, vụ mùa bội thu.
  4. Khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải.

Câu 5. Trong văn bản Ném còn, theo tác giả, quả còn thường có mấy múi?

  1. Bốn múi đến tám múi.
  2. Tám múi đến mười múi.
  3. Mười hai múi.
  4. Tùy theo sự khéo tay của người may.

Câu 6. Phương án nào không chính xác khi nói về cách làm cây còn?

  1. Thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m – 30 m, tùy theo lựa chọn của người dân.
  2. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó.
  3. Khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng).
  4. Khung còn một mặt được dán giấy đỏ, mặt kia dán giấy vàng biểu trưng cho âm dương ngũ hành.

Câu 7. Khi ném còn, người ném cần lưu ý điều gì?

  1. Cần tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trăng xua đi mọi điều bất hạnh.
  2. Cần tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh.
  3. Cần tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng xua đi mọi điều bất hạnh.
  4. Cần tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời để mong muốn may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng.

Câu 8. Trong các nhóm sau, nhóm nào chỉ có số từ biểu thị số lượng sự vật?

  1. 12 múi, 12 màu, tầng 12, 20 m.
  2. 12 múi, 12 màu, cánh 3, 30 m.
  3. 12 múi, 12 màu, 20 m, 30 m, 4 múi.
  4. 20 m, 30 m, 4 múi, tám múi, múi thứ 12.

Câu 9.  Phó từ còn trong cụm từ còn bông cho sợi vải chỉ gì?

  1. Chỉ sự tiếp diễn tương tự.
  2. Chỉ kết quả, hướng.
  3. Chỉ tần số.
  4. Chỉ mức độ.

Câu 10. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào chỉ gồm các Hán Việt?

  1. Hồn núi, hồn sông, hồn đất, hạnh phúc, ném còn.
  2. Hồn núi, hồn sông, hồn đất, hạnh phúc, ấm no, ném còn.
  3. Hạnh phúc, phúc, lộc, thọ, mùa màng, phơi phới.
  4. Phúc, lộc, thọ, đồng bào, hạnh phúc, thịnh vượng.

II. Phần viết ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn

Câu 1. Tìm trong văn bản Ném còn, ba câu văn thể hiện quan điểm của người dân về ý nghĩa của trò chơi ném còn.

Câu 2. Theo em, cần làm gì để phát huy được các trò chơi dân gian.

ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn

Gợi ý trả lời ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn

I. Đọc hiểu ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn

Câu 1. A Thuyết minh.

Câu 2. C Quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước.

Câu 3. B Chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau.

Câu 4. D Khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải.

Câu 5. A Bốn múi đến tám múi.

Câu 6.  D  Khung còn một mặt được dán giấy đỏ, mặt kia dán giấy vàng biểu trưng cho âm dương ngũ hành.

Câu 7. B Cần tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh.

Câu 8. C 12 múi, 12 màu, 20 m, 30 m, 4 múi.

Câu 9. A Chỉ sự tiếp diễn tương tự.

Câu 10. D Phúc, lộc, thọ, đồng bào, hạnh phúc, thịnh vượng.

 

ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn
Lễ hội ném còn ở Điện Biên

II. Phần viết ném còn ; đọc hiểu ném còn ; trắc nghiệm ném còn

Câu 1.

– “Theo quan niệm của người dân nơi đây, quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước.”

– “Cây còn được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m – 30 m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó.”

– “Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.”

Câu 2.

Để phát huy được các trò chơi dân gian, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:

Tăng cường công tác bảo tồn và phục hồi các trò chơi dân gian, đồng thời tổ chức các sự kiện, lễ hội để phổ biến và giới thiệu giá trị văn hóa của chúng.

Tích cực giáo dục truyền thống và giới thiệu trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo đến trung học, nhằm truyền đạt giá trị văn hóa và lịch sử của chúng.

 Tổ chức các sự kiện, cuộc thi liên quan đến trò chơi dân gian để tạo sân chơi, thúc đẩy tinh thần cộng đồng và khích lệ sự sáng tạo trong việc phát triển các trò chơi mới.

Kích thích sự tham gia của cộng đồng trong việc duy trì và phát triển các trò chơi dân gian, thông qua các hoạt động xã hội và các dự án cộng đồng.

 Sử dụng công nghệ để ghi chép, quay phim và phổ biến thông tin về các trò chơi dân gian, giúp tạo ra một nguồn tài nguyên dễ tiếp cận cho thế hệ trẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *