Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đỉnh núi (Trần Đăng Khoa) ; đỉnh núi trần đăng khoa ; Đọc hiểu Đỉnh núi (Trần Đăng Khoa) ; trắc nghiệm đỉnh núi (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản  

Đọc văn bản sau: 

Đỉnh núi

Ta ngự giữa đỉnh trời

Canh một vùng biên ải

Cho làn sương mong manh

Hoá trường thành vững chãi

 

Lán buộc vào hoàng hôn

Ráng vàng cùng đến ở

Bao nhiêu là núi non

Ríu rít ngoài cửa sổ

 

Những mùa đi thăm thẳm

Trong mung lung chiều tà

Biết bao chàng lính trẻ

Đã thành ông bố già

Áo lên màu mốc trắng

Tóc đầm đìa sương bay

Lời yêu không muốn ngỏ

Sợ lẫn vào gió mây

 

Bỗng ngời ngời chóp núi 

Em xòe ô thăm ta

Bàng hoàng, xô tung cửa

Hóa ra vầng trăng xa.

(Trần Đăng Khoa, Nguồn, Tạp chí Văn nghệ, số 9, 1995)

đỉnh núi ; đỉnh núi trần đăng khoa ; đọc hiểu đỉnh núi ; trắc nghiệm đỉnh núi

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1. Bài thơ Đỉnh núi được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ bốn chữ.
  2. Thơ năm chữ.
  3. Thơ tự do.
  4. Thơ lục bát.

Câu 2. Bài thơ Đỉnh núi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Tự sự.
  2. Miêu tả.
  3. Biểu cảm.
  4. Nghị luận.

Câu 3. Các dòng trong bài thơ Đỉnh núi chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?

  1. Nhịp 2/3.
  2. Nhịp 3/2.
  3. Nhịp 2/3 hoặc nhịp 3/2.
  4. Nhịp 1/4 hoặc nhịp 4/1.

Câu 4. Nghĩa của từ ngự trong câu Ta ngự giữa đỉnh trời là gì

  1. Ở nơi cao nhất, trang trọng nhất.
  2. Chỉ nơi cao nhất, rộng nhất, xa nhất.
  3. Đồ dùng dành riêng cho nhà vua, thuộc về nhà vua..
  4. Từ dùng để chỉ những hoạt động, thường là đi lại của vua, tỏ ý tôn kính.

Câu 5. Từ ngự trong câu thơ Ta ngự giữa đỉnh trời thuộc từ loại nào?

  1. Danh từ.
  2. Động từ.
  3. Tính từ.
  4. Quan hệ từ.

Câu 6. Vùng biên ải trong câu thơ Canh một vùng biên ải chỉ vùng nào của Tổ quốc.

  1. Nơi hiểm trở ở biên giới hoặc trên đường tiến vào một nước.
  2. Nơi có các chiến sĩ bộ đội biên phong đóng quân.
  3. Nơi giao lưu giữa các nước.
  4. Nơi gặp gỡ giữa các chiến sĩ biên phòng của các nước.

Câu 7. Trong các dòng sau, dòng nào toàn từ láy?

  1. Hoàng hôn, mong manh, thăm thẳm, mung lung, ngời ngời.
  2. Bàng hoàng, biết bao, mong manh, thăm thẳm, mung lung, ngời ngời.
  3. Ráng vàng, mong manh, thăm thẳm, mung lung, ngời ngời.
  4. Đầm đìa, mong manh, thăm thẳm, mung lung, ngời ngời, ríu rít.

Câu 8. Phó từ cùng trong câu thơ: Ráng vàng cùng đến ở, chỉ gì?

  1. Chỉ quan hệ thời gian.
  2. Chỉ sự cầu khiến.
  3. Chỉ kết quả, hướng.
  4. Chỉ sự tiếp diễn tương tự.

II. Phần viết

Câu 9. Tìm hai câu tục ngữ nói về tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 10. Hai câu thơ: Bao nhiêu là núi non/Ríu rít ngoài cửa sổ gợi cho em suy nghĩ gì?

 đỉnh núi ; đỉnh núi trần đăng khoa ; đọc hiểu đỉnh núi ; trắc nghiệm đỉnh núi

Gợi ý trả lời đỉnh núi ; đỉnh núi trần đăng khoa ; đọc hiểu đỉnh núi ; trắc nghiệm đỉnh núi

I. Đọc hiểu 

Câu 1. B Thơ năm chữ.

Câu 2. C Biểu cảm.

Câu 3. C Nhịp 2/3 hoặc nhịp 3/2.

Câu 4. A Ở nơi cao nhất, trang trọng nhất.

Câu 5. B Động từ.

Câu 6. A Nơi hiểm trở ở biên giới hoặc trên đường tiến vào một nước.

Câu 7. D Đầm đìa, mong manh, thăm thẳm, mung lung, ngời ngời, ríu rít.

Câu 8. D Chỉ sự tiếp diễn tương tự.

đỉnh núi ; đỉnh núi trần đăng khoa ; đọc hiểu đỉnh núi ; trắc nghiệm đỉnh núi

II. Phần viết 

Câu 9.

1.

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

2.

Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

Câu 10. 

Hai câu thơ “Bao nhiêu là núi non/Ríu rít ngoài cửa sổ” tạo ra hình ảnh mênh mông và vô tận của những dãy núi non. Đồng thời, âm thanh “Ríu rít” tạo nên âm thanh đặc trưng của gió và không gian mở, gợi lên sự huyền bí và bất ngờ của cuộc sống. Câu thơ này có thể khiến người đọc cảm nhận được sự bao la và hùng vĩ của thiên nhiên, đồng thời mở ra không gian cho sự kỳ vọng và khám phá.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *