Giới thiệu đến các bạn bài viết: Mạ non ; Mạ non Y Nguyên ; Đọc hiểu Mạ non (Y Nguyên) ; trắc nghiệm mạ non (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) mạ non ; mạ non y nguyên ; đọc hiểu mạ non ; trắc nghiệm mạ non

Đọc văn bản sau: mạ non ; mạ non y nguyên ; đọc hiểu mạ non ; trắc nghiệm mạ non

Мạ non

Giờ là mưa bất chợt, lay phay theo từng hồi, lao rao gió bấc, là là chợt đến chợt đi. Đôi lúc còn mưa phùn, mưa bụi – nhỏ như trăm nghìn triệu sợi tơ âm thầm đậu xuống vai người, xuống lưng trâu bò mang theo hơi ẩm cùng cái lạnh dịu dàng buôn buốt như kim mang hơi hướm mùa xuân.

Thuận trời rồi. Mùa gieo sạ. Cánh đồng ngủ yên suốt mấy tháng mưa một sớm mai chợt bừng tỉnh giấc. Lao xao tiếng cười nói, tiếng máy cày xình xịch dọc ngang. Thời cơ giới, người ra đồng cầm cái cuốc theo tay cho có lệ, chủ yếu quan sát, kiểm tra xem những “con trâu sắt” cày kéo có đàng hoàng?

Nhanh lắm, chỉ vài ngày là nguyên cánh đồng mênh mông lởm chởm rạ, nhấp nhô gò đống đã lập tức phẳng lì, trật tự phân chia lối hàng những bờ dọc bờ ngang. Giống ngâm, ủ mầm như trắng phau nhất loạt được tải ra đồng. Chưa có máy gieo hạt nên người gieo. Không sao, cứ đứng chống cuốc “chỉ đạo” cho máy móc hoài lâu cũng buồn tay.

Hành trình canh tác xưa chỉ khâu gieo mạ đòi hỏi kĩ năng cao nhất và cũng “nghệ thuật” nhất! Bê thúng giống khẽ khàng bước xuống lớp bùn non buốt lạnh. Bước tới, một tay giữ vành thúng tựa chặt vào hông, tay kia đều đặn hốt, vung chênh chếch lên cao từng vốc giống đầy.

Vung thắng cánh, lần lượt từng bên sao cho giống bung đều, bay xa. Kì diệu làm sao cảnh những nắm giống từ tay người gieo cứ đột ngột nở tung tròn hệt như bắn pháo hoa tỏa, rớt đều xuống mặt bùn cũng tới tấp như mưa.

Nghiệt ngã lắm cái hành trình gieo mạ, đã khởi hành là chỉ biết có… tiến lên. Tiến thẳng một đường mà gieo, không thể lùi và cũng không thể tạt ngang. Trên hành trình “một đi không trở lại” kia người gieo phải tính toán, liệu lường sao cho giống được gieo đều khắp, không dày không thưa trên mặt ruộng.

Một chân ruộng lội bao nhiêu hàng, tầm giống vung chừng nào cho “mưa giống” vừa giáp mí … tất tật đều phải tính trước, không thể tùy tiện. Tính xong, bước xuống ruộng là “ra chiêu” – khéo, điệu nghệ hết mức có thể để chân ruộng mạ mọc lên được đều tăm tắp, đẹp như tấm thảm mùa xuân dệt công phu.

Nghệ thuật gieo mạ là thứ nghệ thuật hết sức công tâm – sự công tâm của đất, của trời. Thiên nhiên không biết thiên vị hoặc dối lừa. Tay nghề non thì động tác gieo có hoa mĩ, “đánh lừa” thị giác tới đâu cứ nhìn ruộng mà mọc lên là giả, chân lập tức lộ rõ. Khập khiễng mà so, gieo mạ cũng có chút gì từa tựa chuyện… văn chương.

Có người gieo vừa đẹp vừa đều giống như văn hay cả hình thức lẫn nội dung. Người gieo không đẹp nhưng đều tựa như văn thô mộc nhưng ý tình chất chứa bên trong. Tệ nhất là cái anh gieo hoa mĩ, điệu bộ nhưng ruộng mà mọc lên chỗ dày chỗ thực; có chỗ còn trống trơn như mảng trụi lông trên mình con chó vá! Ấy đích thực là thứ văn lòe loẹt hình thức nhưng nội dung lại nghèo nàn kém cỏi.

Đã gọi “nghệ thuật” đương nhiên tài năng thực sự luôn hiếm. Biết gieo mạ nhiều người nhưng người gieo giỏi trong làng đếm được trên đầu ngón tay. Những “tài năng” ấy tới mùa gieo sạ chắc chắn làm không hết việc. Ai chẳng muốn ruộng mình mạ mọc lên đều đẹp; vậy là thuê.

Thuê luôn cả khi mình cũng biết gieo nhưng “non tay”, không mấy tự tin! Tiền bạc chẳng bao nhiêu nhưng người quê đa số nể tình trọng nghĩa: Không ai nỡ từ chối cái chuyện mình làm được khi hàng xóm khẩn khoản nhờ…

Gieo sạ “tốc hành” một hai ngày là xong. Giờ chỉ còn chuyện sáng sáng ra thăm đồng, nheo mắt ngóng cải sắc xanh mơ hồ đang rõ dần lên qua từng đêm sương ngày nắng của mạ non. Ừ, mưa chưa dứt hoàn toàn nhưng đã bắt đầu chen ngang những giờ le lói nắng.

Và đến một ngày, khi mây trời đột ngột rách tướp lộ nguyên mảng trời xanh có ông mặt trời chói lóa rút xuống trần gian bao nhiêu là nắng reo vui, cánh đồng mênh mông cũng đột ngột rật xanh. Màu xanh mươn mướt, trong veo của mạ non còn vương trên lá vô vàn hạt bụi mưa chưa kịp tan khô.

Bụi mưa bắt nắng lung linh như trăm nghìn triệu tỉ viên kim cương nhỏ xiu xiu dát xuống cánh đồng. Kệ cho màu đất xám nâu vẫn còn trồi lên lác đác, nhìn tấm áo lung linh kia đố ai không biết mùa xuân đang về…

(Y Nguyên, Nguồn, giaoducthoidai.vn)

mạ non ; mạ non y nguyên ; đọc hiểu mạ non ; trắc nghiệm mạ non

Lựa chọn đáp án đúng mạ non ; mạ non y nguyên ; đọc hiểu mạ non ; trắc nghiệm mạ non

Câu 1.  Văn bản Mạ non được viết theo thể loại nào?

  1. Tản văn.
  2. Tùy bút.
  3. Truyện ngắn.
  4. Du kí.

Câu 2. Văn bản Mạ non viết về mùa nào?

  1. Mùa gieo sạ.
  2. Mùa mạ non.
  3. Mùa đông.
  4. Mùa xuân.

Câu 3. Theo văn bản Mạ non, Giống ngâm, ủ mầm nhú trắng phau nhất loạt được tải ra đồng là nói về loài giông nào?

  1. Giống ngô.
  2. Giống đậu.
  3. Giống đậu nành.
  4. Giống lúa.

Câu 4. . Theo văn bản Mạ non, hành trình canh tác xưa, khâu nào dòi hỏi kĩ năng cao nhất?

  1. Chọn lựa giống lúa.
  2. Chuẩn bị đất.
  3. Gieo mạ.
  4. Gặt lúa.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào không nói về quá trình gieo mạ

  1. Bê thủng giống khế không bước xuống lớp bùn non buốt lạnh.
  2. Màu xanh mươn mướt, trong veo của mạ non còn vương trên là vô vàn hạt bụi mưa chưa kịp tan khô.
  3. Bước tới, một tay giữ vành thúng tựa chặt vào hông, tay kia đều đặn hết, vung chênh chếch lên cao từng vốc giống đầy.
  4. Vung thẳng cánh, lần lượt từng bên sao cho giống bang đều, bay xa

Câu 6. Kì diệu làm sao cảnh những nắm giống từ tay người gieo cứ đột ngột nở tung tròn hệt như bắn pháo hoa tỏa, rớt đều xuống mặt bùn căng tới tấp như mưa. sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Nhân hóa.
  2. Hoán dụ.
  3. So sánh.
  4. Ẩn dụ.

Câu 7. Con trâu sắt trong văn bản Mạ non được dùng để chỉ gì?

  1. Máy cày.
  2. Con trâu làm bằng sắt.
  3. Máy tuốt lúa.
  4. Các dụng cụ làm bằng sắt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Câu 8. Trong các dòng sau, dòng nào sử dụng toàn từ láy?

  1. Lao xao, dịu dàng, làm chờm, chênh chếc, mạ mọc, gieo giỏi, mươn mướt, xíu xiu, lác đác, lung linh.
  2. Lao xao, dịu dàng, lởm chởm, mênh mông, đều đặn, sáng sáng, gieo giỏi mươn mướt, xíu xiu, lác đác, lung linh.
  3. Lao xao, dịu dàng, lởm chởm, mênh mông, le lói, mươn mướt, xíu xiu, lác đác, lung linh, mạ mọc, hoàn toàn.
  4. Lao xao, dịu dàng, lởm chởm, mênh mông, lay phay, le lói, mươn mướt, xíu xiu, lác đác, lung linh.

II. Phần viết mạ non ; mạ non y nguyên ; đọc hiểu mạ non ; trắc nghiệm mạ non

Câu 9. Trong văn bản Mạ non, theo tác giả, khi gieo mạ, người gieo cần phải nắm được kỹ thuật gì?

Câu 10. Theo em, qua văn bản Mạ non tác giả muốn gửi đến thông điệp gì?

 mạ non ; mạ non y nguyên ; đọc hiểu mạ non ; trắc nghiệm mạ non

Gợi ý trả lời mạ non ; mạ non y nguyên ; đọc hiểu mạ non ; trắc nghiệm mạ non

I. Đọc hiểu 

Câu 1. B Tùy bút.

Câu 2. A Mùa gieo sạ.

Câu 3. D Giống lúa.

Câu 4. C Gieo mạ.

Câu 5. B Màu xanh mươn mướt, trong veo của mạ non còn vương trên là vô vàn hạt bụi mưa chưa kịp tan khô.

Câu 6. C So sánh.

Câu 7. A Máy cày.

Câu 8. D Lao xao, dịu dàng, lởm chởm, mênh mông, lay phay, le lói, mươn mướt, xíu xiu, lác đác, lung linh.

 mạ non ; mạ non y nguyên ; đọc hiểu mạ non ; trắc nghiệm mạ non

II. Phần viết 

Câu 9.

Theo tác giả trong văn bản “Mạ non,” khi gieo mạ, người gieo cần phải nắm được kỹ thuật gieo mạ sao cho đều đẹp và đảm bảo sự phân chia lối hàng, mật độ gieo, và độ sâu hạt mạ. Điều này đòi hỏi sự chính xác và khéo léo trong cách thực hiện để đảm bảo mạ mọc lên đều tăm tắp và đẹp mắt trên cánh đồng.

Câu 10. mạ non ; mạ non y nguyên ; đọc hiểu mạ non ; trắc nghiệm mạ non

Tác giả trong văn bản “Mạ non” muốn truyền đạt thông điệp về sự nghiệp canh tác, đặc biệt là quá trình gieo mạ, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của nghệ thuật canh tác và sự công tâm cần thiết trong việc tạo ra một cánh đồng mạ non đẹp đẽ và đều đặn. Tác giả sử dụng ngôn ngữ hình tượng và mô tả chi tiết để tôn vinh đồng ruộng, mùa xuân, và công việc của người nông dân.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *