Giới thiệu đến các bạn bài viết: Miên man tháng Tư (Ngô Thế Lâm) ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; Đọc hiểu Miên man tháng tư (Ngô Thế Lâm) (Tùy bút, tản văn) ; trắc nghiệm miên man tháng tư ; (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

Đọc văn bản sau: miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

Miên man tháng Tư

Tháng Tư về, bắt đầu bằng ngọn nắng óng vàng sóng sánh như mật rót xuống từng con đường, ngõ phố. Nắng đánh thức khu vườn ban mai bằng tấm thảm nhạt vàng của rưng rưng hoa bí, tim tím hoa cà, biếc xanh giàn bầu, luống đậu. Nắng len lỏi vào từng vòm cây, bụi cỏ, nhảy nhót khắp sân nhà, chiếu rọi qua từng khe cửa, đậu xuống từng chùm lựu đong đưa bên thềm đang vào mùa bói quả.

Mỗi sáng sớm thức giấc, khẽ mở ô cửa sổ nhìn ra bên ngoài, ta bắt gặp ngọn gió mơn man se lạnh phả nhẹ lên da, lên tóc. Tháng Tư khéo léo đan cài chút nắng mới thơm tho sau những cơn mưa phùn rét ngọt của mùa xuân còn vương lại. Mùa thật đẹp, để hiểu rằng sao nhiều người yêu tháng Tư nhiều đến thế, cứ muốn nâng niu mãi khoảnh khắc này.

Tháng Tư nâng vòm trời xanh trong vời vợi, ắp đầy trong ánh mắt trẻ thơ nỗi háo hức đuổi theo cánh diều miết mải triền đê mỗi buổi chiều. Trong ký ức tuổi thơ của đám trẻ làng ngày xưa cũ, hẳn thật khó phai mờ những kỷ niệm đẹp đẽ về những buổi chăn trâu, thả diều, nướng khoai, bì bõm lội đồng bắt cá đến quên cả giờ về. Trên cánh đồng tháng Tư màu nhiệm, những bông lúa đã óng vàng trĩu xuống, chờ tay người gặt hái để kịp chạy cơn giông ập đến bất ngờ. Tháng Tư thanh bình và yên ả, khoan thai trên bước mẹ về trong ráng chiều buông…

Từ ngày ra phố trọ học rồi đi làm, mỗi độ tháng Tư, tôi lại nôn nao mong ngóng, đợi chờ những mùa hoa dìu dặt theo về. Mà lạ thay, cảm xúc ấy dường như chưa bao giờ cũ. Yêu sao những đóa loa kèn e ấp, tinh khôi; hoa sưa trắng trong, nền nã; muồng hoàng yến lộng lẫy sắc vàng kiêu sa… Theo chân các bà, các chị vào phố mỗi sớm tinh mơ, những gánh hàng hoa còn lấm tấm sương đêm bỗng bừng thức, điểm tô cho phố phường những nốt nhạc tươi vui, gieo vào lòng người xuyến xao bao dự cảm. Hoa được em nâng niu trên tay suốt đường về sau buổi chợ. Bao giờ cũng thế, những ngày tháng Tư, trên bàn làm việc của em không thể thiếu lọ hoa.

Tháng Tư, cơn mưa rào đầu hạ mát lành hối hả ùa về tưới tắm cho cây lá mỡ màng, non mởn. Ấy cũng là lúc đánh thức những mầm sen ủ sâu trong bùn đất cựa mình thức dậy để bắt đầu một mùa vụ sinh sôi. Những tán lá xanh nhanh chóng bén loang ra khắp mặt hồ, hồ hởi vẫy gọi những búp sen trắng, sen hồng đua nhau chụm đầu khoe sắc.

Chạm vào tháng Tư, ta nghe lòng mình se sẽ như nắng, miên man như gió, bất chợt gợi về một thoáng nhớ chênh chao. Nhớ những đêm quê cỏ hoa vườn nhà khe khẽ dâng hương hòa lẫn tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng rỉ rả sau cơn giông. Nhớ mâm cơm chiều quây quần trước thềm nhà với bát canh rau tập tàng mát ngọt ăn kèm mấy quả cà muối xổi của mẹ. Xa xa, vầng trăng non vừa chênh chếch nhú lên phía cuối trời. Thanh bình và thân thương quá đỗi.

Cảm ơn tháng Tư! Cảm ơn khoảnh khắc giao mùa xốn xang, ru lòng ta muôn chiều lãng đãng…

(Ngô Thế Lâm, https://baokhanhhoa.vn)

miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

Lựa chọn đáp án đúng miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

Câu 1. Văn bản Miên man tháng Tư được viết theo thể loại nào?

  1. Tùy bút.
  2. Ký.
  3. Tản văn.
  4. Truyện.

Câu 2. Văn bản Miên man tháng Tư kết hợp phương thức biểu cảm với phương thức nào?

  1. Miêu tả.
  2. Thuyết minh.
  3. Tự sự.
  4. Nghị luận.

Câu 3. Qua văn bản Miên man tháng Tư, dấu hiệu nào nhận biết tháng Tư đã bắt đầu về?

  1. Những ngày tháng Tư, trên bàn làm việc của em không thể thiếu lọ hoa.
  2. Bằng ngọn nắng óng vàng sóng sánh như mật rót xuống từng con đường, ngõ phố.
  3. Tháng Tư, cơn mưa rào đầu hạ mát lành hối hả ùa về tưới tắm cho cây lá mỡ màng, non mởn
  4. Ta bắt gặp ngọn gió mơn man se lạnh phả nhẹ lên da, lên tóc.

Câu 4. Theo tác giả, tháng Tư đã đánh thức những sự vật nào?

  1. Rưng rưng hoa bí, tim tím hoa cà, biếc xanh giàn bầu, luống đậu, ao rau muống, bụi cỏ, sân nhà, khe cửa, chùm hoa lựu.
  2. Rưng rưng hoa bí, tim tím hoa cà, luống ngô sắp vào vụ thu hoạch, luống đậu, vòm cây, bụi cỏ, sân nhà, khe cửa, chùm hoa lựu.
  3. Rưng rưng hoa bí, tim tím hoa cà, biếc xanh giàn bầu, luống đậu, vòm cây, mặt trời, bụi cỏ, sân nhà, khe cửa, chùm hoa lựu.
  4. Rưng rưng hoa bí, tim tím hoa cà, biếc xanh giàn bầu, luống đậu, vòm cây, bụi cỏ, sân nhà, khe cửa, chùm lựu đong đưa mùa bói quả.

Câu 5. Trong văn bản Miên man tháng Tư, tác giả đã nhớ về gia đình như thế nào?

  1. Nhớ bước mẹ về trong ráng chiều buông…
  2. Nhớ mâm cơm chiều quây quần trước thềm nhà với bát canh rau tập tàng mát ngọt ăn kèm mấy quả cà muối xổi của mẹ.
  3. Nhớ những đêm quê cỏ hoa vườn nhà khe khẽ dâng hương hòa lẫn tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng rỉ rả sau cơn giông.
  4. Nôn nao mong ngóng, đợi chờ những mùa hoa dìu dặt theo về.

Câu 6. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Tháng Tư khéo léo đan cài chút nắng mới thơm tho sau những cơn mưa phùn rét ngọt của mùa xuân còn vương lại.
  2. Tháng Tư, cơn mưa rào đầu hạ mát lành hối hả ùa về tưới tắm cho cây lá mỡ màng, non mởn,
  3. Yêu sao những đóa loa kèn e ấp, tinh khôi.
  4. Ta nghe lòng mình se sẽ như nắng, miên man như gió, bất chợt gợi về một thoáng nhớ chênh chao.

Câu 7. Từ miên man có nghĩa là gì?

  1. Dàn trải và kéo dài liên tiếp hết cái này sang cái khác.
  2. Liên tục trong trạng thái chuyển động nào đó một cách đều đều.
  3. Tập trung tâm trí và hứng thú vào công việc đến mức như bị cuốn hút mạnh mẽ, liên tục không phút nào rời được.
  4. Tập trung tâm trí vào một việc nào đó một cách liên tục, không để ý gì đến chung quanh.

Câu 8. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào chỉ sử dụng toàn từ láy?

  1. Sóng sánh, rưng rưng, tim tím, len lỏi, đong đưa, khéo léo, thơm tho, háo hức, đẹp đẽ, nôn nao, thân thương, hồ hởi, khe khẽ, lãng đãng.
  2. Sóng sánh, len lỏi, nhảy nhót, khéo léo, nâng niu, thơm tho, háo hức, nôn nao, lấm tấm, mỡ màng, hồ hởi, quây quần, lãng đãng.
  3. Sóng sánh, rưng rưng, len lỏi, đong đưa, khéo léo, nâng niu, thơm tho, háo hức, bì bõm, nôn nao, lấm tấm, sáng sớm, lãng đãng.
  4. Sóng sánh, rưng rưng, tim tím, len lỏi, đua nhau, đong đưa, khéo léo, nâng niu, thơm tho, háo hức, đẹp đẽ, bì bõm.

II. Phần viết miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

Câu 9. Theo em, vì sao trong văn bản Miên man tháng Tư, tác giả lại Cảm ơn tháng Tư?

Câu 10. Trong văn bản Miên man tháng Tư, tác giả viết: Nhớ mâm cơm chiều quây quần trước thềm nhà với bát canh rau tập tàng mát ngọt ăn kèm mấy quả cà muối xổi của mẹ. gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

 miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

Gợi ý trả lời miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

I. Đọc hiểu miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

Câu 1. C Tản văn.

Câu 2. A Miêu tả.

Câu 3. B Bằng ngọn nắng óng vàng sóng sánh như mật rót xuống từng con đường, ngõ phố.

Câu 4. D Rưng rưng hoa bí, tim tím hoa cà, biếc xanh giàn bầu, luống đậu, vòm cây, bụi cỏ, sân nhà, khe cửa, chùm lựu đong đưa mùa bói quả.

Câu 5. B Nhớ mâm cơm chiều quây quần trước thềm nhà với bát canh rau tập tàng mát ngọt ăn kèm mấy quả cà muối xổi của mẹ.

Câu 6. D  Ta nghe lòng mình se sẽ như nắng, miên man như gió, bất chợt gợi về một thoáng nhớ chênh chao.

Câu 7. A Dàn trải và kéo dài liên tiếp hết cái này sang cái khác.

Câu 8. B Sóng sánh, len lỏi, nhảy nhót, khéo léo, nâng niu, thơm tho, háo hức, nôn nao, lấm tấm, mỡ màng, hồ hởi, quây quần, lãng đãng.

 miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

II. Phần viết miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

Câu 9. 

Trong văn bản “Miên man tháng Tư,” tác giả cảm ơn tháng Tư vì tháng này mang đến cho họ những trải nghiệm tuyệt vời và những cảm xúc đẹp đẽ. Tháng Tư được mô tả với những hình ảnh tươi mới, tinh khôi của mùa xuân, và tác giả lưu giữ những kí ức đẹp từ thời thơ ấu đến hiện tại, đồng thời thể hiện sự hân hoan và biết ơn đối với những đặc điểm độc đáo của tháng này.

Câu 10. miên man tháng tư ; miên man tháng tư Ngô Thế Lâm ; đọc hiểu miên man tháng tư ; trắc nghiệm miên man tháng tư

Trong văn bản “Miên man tháng Tư,” đoạn văn về việc nhớ mâm cơm chiều quây quần trước thềm nhà với bát canh rau tập tàng mát ngọt ăn kèm mấy quả cà muối xổi của mẹ gợi lên hình ảnh của tình cảm ấm áp và thân thương trong gia đình. Đây là một kí ức tuổi thơ, những khoảnh khắc bình dị nhưng đầy ý nghĩa khi cả gia đình tụ tập xung quanh bữa ăn chiều. Tác giả thể hiện sự tri ân và cảm ơn tháng Tư với những trải nghiệm đáng quý này.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *