Giới thiệu đến các bạn bài viết: Bài học tuổi thơ ; Bài học tuổi thơ Nguyễn Quang Sáng ; Đọc hiểu Bài học tuổi thơ (Nguyễn Quang Sáng) (Truyện ngắn) (8 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) bài học tuổi thơ ; bài học tuổi thơ nguyễn quang sáng ; đọc hiểu bài học tuổi thơ
Đọc văn bản sau: bài học tuổi thơ ; bài học tuổi thơ nguyễn quang sáng ; đọc hiểu bài học tuổi thơ
Bài học tuổi thơ
Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể… Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi:
– Ba! Có bao giờ thấy có một bài luận văn nào điểm không không ba? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.
Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp:
– Còn thua ba nữa đó, ba. Iít nhứt ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn của con, con số không bự như quả trứng.
Thằng con tôi ngửa mặt cười, có lẽ nó thấy thú vị vì thời học trò của ba nó ít nhứt cũng hơn được một đứa.
Số là cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gởi đến các nhà văn nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, nhà xuất bản in thành sách “Nhà văn học văn”. Đọc qua, nghe các nhà văn nhà thơ kể, tất nhiên là mỗi người có mỗi cuộc đời, mỗi người mỗi giọng văn, nhìn chung thì người nào, lúc còn đi học, cũng có khiếu văn, giỏi văn. Nếu không thì lấy gì làm cơ sở để sau này trở thành nhà văn? Rất lô-gích và rất là tự nhiên vậy. Duy chỉ có bài của tôi hơi khác, có gì như ngược lại. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố (1948 – 1950), tôi là một học sinh trung bình, về môn văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi (1/20). Đó là kỷ niệm không quên trong đời học sinh của tôi, môn văn.
Khi con tôi đọc bài văn đó, con tôi hỏi:
– Sao bây giờ ba là nhà văn? Và bạn bè cũng hỏi như vậy. Tôi cũng đã tự lý giải về mình, và lời giải cũng đã in vào sách rồi, xin không nhắc lại.
Tôi hỏi con tôi:
– Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không điểm.
– Luận văn cô cho “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.
– Con được mấy điểm?
– Con được sáu điểm.
– Con tả ba như thế nào?
– Thì ba làm việc làm sao thì con tả vậy.
– Mấy đứa khác, bạn của con?
Thằng con tôi như chợt nhớ, nó liến thoắng:
– A! Có một thằng ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba.
– Đêm ba nó làm gì?
– Nó nói, đêm ba nó toàn đi nhậu.
– Nó tả ba nó đi nhậu à?
– Dạ không phải. Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?
– Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?
– Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.
– Sao vậy?
Hôm trả lại bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét: “Sao trò không làm bài”. Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: “Hả?”. Nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.
– Nó là học trò loại ” cá biệt” à?
– Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.
– Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?
Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: “Sao trò không làm bài?” Tới lúc đó nó mới nói: “Thưa cô, con không có ba”. Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!
Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con…
Có người hỏi em: “Sao mày không tả ba của đứa khác”. Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.
Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.
Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết.
( Mùa thu, 1990- Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng)
Trả lời câu hỏi: bài học tuổi thơ ; bài học tuổi thơ nguyễn quang sáng ; đọc hiểu bài học tuổi thơ
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 3 (0,5 điểm): Xác định ngôi kể của văn bản?
Câu 4 (1,0 điểm): Câu văn Có người hỏi em: “Sao mày không tả ba của đứa khác”. Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má thể hiện cảm xúc gì của nhân vật?
Câu 5 (1,0 điểm): Nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm ý nghĩa gì qua phần kết của câu chuyện?
Câu 6 (0.5điểm): Cậu bé học trò bị bài văn không điểm hiện lên như thế nào trong tác phẩm
Câu 7 (0,5 điểm): Nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả dành cho cậu bé học trò bị bài văn không điểm?
Câu 8 (0,5 điểm): 01 bài học anh/chị rút ra được từ câu chuyện là gì?
II. Làm văn (5,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện “Bài học tuổi thơ” của Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý trả lời bài học tuổi thơ ; bài học tuổi thơ nguyễn quang sáng ; đọc hiểu bài học tuổi thơ
I. Đọc hiểu bài học tuổi thơ ; bài học tuổi thơ nguyễn quang sáng ; đọc hiểu bài học tuổi thơ
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại: Truyện ngắn
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự
Câu 3. Xác định ngôi kể của văn bản: Ngôi thứ nhất
Câu 4.
Câu văn Có người hỏi em: “Sao mày không tả ba của đứa khác”. Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má thể hiện cảm xúc của nhân vật:
- Buồn, xót xa, tự hào
Câu 5.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm ý nghĩa qua phần kết của câu chuyện:
- Trong cuộc sống và hành trình sáng tác văn học cần đề cao tính trung thực.
Câu 6.
Cậu học trò trong bài văn hiện lên:
- Hoàn cảnh đáng thương.
- Trung thực, dũng cảm.
Câu 7.
Thái độ của tác giả dành cho cậu bé học trò bị bài văn không điểm: Xót thương, ngưỡng mộ và khâm phục.
+ Xót thương cho nỗi đau mất cha, sống thiếu vắng tình cha, ông xót thương và thấu hiểu niềm khao khát có cha của cậu bé
+ Ngưỡng mộ, khâm phục sự dũng cảm và tấm lòng trung thực sáng trong của cậu bé.
Câu 8. Bài học rút ra sau khi đọc văn bản:
- HS có thể rút ra những bài học khác nhau: Bài học về lòng trung thực trong cuộc sống , bài học về sự quan tâm thấu hiểu….
- Có lí giải phù hợp
II. Phần viết bài học tuổi thơ ; bài học tuổi thơ nguyễn quang sáng ; đọc hiểu bài học tuổi thơ
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích tác phẩm truyện “Bài học tuổi thơ” – Phân tích nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần phân tích, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật của bài thơ, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lý.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Nét đặc sắc về nội dung của truyện ngắn: Câu chuyện về tình người và cách người ta đối xử với quá khứ. Điểm “không” dành cho người thầy khi chưa thấu đáo trong cách đánh giá và bất kì ai đã quên một phần lịch sử cũng như trân trọng đức tính cao đẹp của con người.
- Nét đặc sắc về nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, xoay quanh cuộc trò chuyện giữa hai cha con. Câu chuyện được kể thông qua điểm nhìn của người cha – người kể chuyện ngôi thứ nhất. Đây là điểm nhìn xuyên suốt tác phẩm, giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, cụ thể, giàu cảm xúc và chân thật hơn. Thành công của truyện là đã xây dựng được những nhân vật thật tiêu biểu……
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: bài học tuổi thơ ; bài học tuổi thơ nguyễn quang sáng ; đọc hiểu bài học tuổi thơ
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết có cảm xúc.