Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đọc hiểu Bích câu kì ngộ (Truyện thơ) (8 CÂU HỎI tự luận, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: đọc hiểu bích câu kì ngộ

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) đọc hiểu bích câu kì ngộ

Đọc văn bản sau: đọc hiểu bích câu kì ngộ

Thấy người trước cửa tam quan
Theo sau ba bảy con hoàn nhởn nhơ
Lạ lùng con mắt người thơ
Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương
Rành rành xuyến ngọc thoa vàng
Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà
Yêu kiều nét ngọc làn hoa
Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời
Gần xem vẻ mặt thêm tươi

Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều
Làn thu lóng lánh đưa theo
Não người nhăn chút lông nheo cũng tình
Vốn mang cái bệnh Trương sinh(1)
Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao?
Đưa tình một nét sóng đào
Dẫu lòng sắt đá cũng xiêu, lọ người
Nhân duyên ví chẳng tự trời
Từ lang(2) chưa dễ lạc vời non tiên.

(Trích Bích Câu kỳ ngộ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015)

(1)Trương sinh: Trương Quân Thụy dan díu với nàng Thôi Oanh Oanh (Tây sương ký), ý nói kẻ si tình.

(2)Từ lang: Từ Thức, người Tống Sơn, Thanh Hóa, đời nhà Trần làm tri huyện Tiên Du, đi xem hội mẫu đơn chùa Phật Tích (Bắc Ninh), gặp một nữ lang lỡ tay bẻ gẫy cành hoa, bị nhà chùa giữ lại bắt đền, Từ thương tình cởi áo ra chuộc cho về. Sau Từ thôi quan về quê, qua Nga Sơn gặp lại nữ lang, tức tiên nữ Giáng Hương. Nay ở Nga Sơn còn một cửa hang gọi là động Từ Thức, tương truyền là nơi Từ Thức gặp tiên.

đọc hiểu bích câu kì ngộ

Trả lời các câu hỏi: đọc hiểu bích câu kì ngộ

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên?

Câu 2. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong văn bản?

Câu 3. Tìm những chi tiết miêu tả chân dung của nàng Giáng Kiều trong văn bản  trên?

Câu 4. Câu thơ Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương có ý nghĩa gì?

Câu 5. Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật nào khi miêu tả vẻ đẹp của nàng Giáng Kiều? Nêu tác dụng của bút pháp nghệ thuật đó?

Câu 6. Chàng Tú Uyên trong lần đầu gặp gỡ người đẹp có tâm trạng như thế nào?

Câu 7. Nhận xét về sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích?

Câu 8. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy cho biết thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh” ? Hãy chia sẻ tưởng tượng của mình về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh?

II. VIẾT (4,0 điểm) đọc hiểu bích câu kì ngộ

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 – 700 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của nội lực đối với sự phát triển của cá nhân trong bối cảnh xã hội ngày nay?

 đọc hiểu bích câu kì ngộ

Gợi ý trả lời đọc hiểu bích câu kì ngộ

I. Đọc hiểu đọc hiểu bích câu kì ngộ

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ: Lục bát.

Câu 2. Các từ láy được sử dụng trong văn bản: tha thướt, rườm rà, lóng lánh.

Câu 3. Những chi tiết miêu tả chân dung của nàng Giáng Kiều: khuôn mặt, làn da, ánh mắt, trang phục, dáng vẻ yêu kiều, cốt cách trong sáng.

Câu 4. Câu thơ Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương có ý nghĩa: nói lên vẻ đẹp trinh nguyên, e ấp, xuân thì của người đẹp.

Câu 5. đọc hiểu bích câu kì ngộ

– Bút pháp nghệ thuật: Ước lệ tượng trưng.

– Tác dụng:

+ Làm tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn cho cách diễn đạt; tăng thêm tính hàm súc, cô đọng cho lời thơ.

+ Nhấn mạnh nỗi si tình, say mê của chàng Tú Uyên trước vẻ đẹp kiêu sa, nghiêng nước nghiêng thành như tiên nữ của nàng Giáng Kiều.

Câu 6. đọc hiểu bích câu kì ngộ

Tâm trạng của chàng Tú Uyên trong lần đầu gặp gỡ người đẹp: chàng Tú Uyên vô cùng say mê, bị hút hồn bởi vẻ đẹp như tiên như mộng của nàng Giáng Kiều. Chàng như ngây dại trước ánh mắt, dáng điệu thướt tha,… của người đẹp.

Đó cũng là tâm trạng thông thường của con người – cũng chính là lí do khiến Tú Uyên ôm nỗi tương tư người đẹp ở đoạn sau của truyện thơ.

Câu 7. đọc hiểu bích câu kì ngộ

Sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích trên được thể hiện:

Yếu tố tự sự:

Đoạn trích xoay quanh câu chuyện của chàng Tú Uyên sau khi gặp thiếu nữ xinh đẹp đã về nhà tương tư, thầm nhớ những.

Yếu tố trữ tình:

+ Đoạn trích là dòng tâm trạng, cảm xúc, giúp chúng ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, nỗi niềm tâm trạng tương tư của nhân vật trong tình yêu;

+ Chất trữ tình trong đoạn trích còn được bộc lộ qua khung cảnh thiên nhiên – việc xuất hiện của thiên nhiên trong đoạn trích được gắn chặt với việc thể hiện tâm tình nhân vật.

Câu 8. đọc hiểu bích câu kì ngộ

Học sinh có thể trả lời theo hướng sau:  

– “Người đẹp trong tranh” hay “Người đẹp như tranh” là nhận định để miêu tả vẻ đẹp xuất chúng, “nghiêng nước nghiêng thành”, đẹp tựa tranh vẽ.

– Hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh theo tưởng tượng của bản thân: là vẻ đẹp tuyệt tác, hiếm ai có  được những nét đẹp ấy bởi tranh vẽ lười. dựa vào những chuẩn mực hoàn hảo nhất.

đọc hiểu bích câu kì ngộ

II. Phần viết đọc hiểu bích câu kì ngộ

a. Đảm bảo cấu trúc, dung lượng bài nghị luận đọc hiểu bích câu kì ngộ

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. Bài viết khoảng 500 – 700 chữ.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề. đọc hiểu bích câu kì ngộ

Vai trò của nội lực đối với sự phát triển cá nhân trong bối cảnh xã hội ngày nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm đọc hiểu bích câu kì ngộ

HS có thể viết bài theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giải thích: 

+ Nội lực: là sức mạnh, khả năng, tài năng của một cá nhân, một tổ chức hoặc một quốc gia để giải quyết các vấn đề, đối phó với thách thức và phát triển bản thân mà không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài (ngoại lực). Đó có thể là tài năng, tâm huyết, sự hiểu biết, lòng dũng cảm, sự tự do, niềm tin vào trí tuệ, tình cảm của bản thân.

+ Phát triển cá nhân: là quá trình mỗi người trưởng thành, tiến bộ, hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và kĩ năng.

Vai trò của nội lực đối với sự phát triển cá nhân trong bối cảnh xã hội ngày nay.

+ Xã hội ngày nay đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của mỗi cá nhân, nội lực (tài năng, sự hiểu biết, niềm tin …) giúp cá nhân có khả năng vượt qua thách thức, kiên trì với mục tiêu.

+ Nội lực giúp giữ vững tinh thần độc lập, khám phá ý tưởng mới tạo nên những đột phá, thành tựu.

+ Nội lực thúc đẩy việc học tâp, rèn luyện để phát triển kiến thức, kĩ năng phù hợp với yêu cầu của thời đại.

+ Người có nội lực mạnh còn góp phần tích cực vào xây dựng, phát triển xã hội …

– Liên hệ, mở rộng: 

+ Nhận thức: Tầm quan trọng của việc phát triển nội lực để đối mặt với những thay đổi trong tương lai; kết hợp với ngoại lực (sức mạnh cộng đồng, dân tộc, thời đại) để tạo nên những đóng góp có ý nghĩa.

+ Hành động: khuyến khích mọi người xây dựng và phát huy nội lực để đối mặt với thách thức, góp phần vào sự phát triển bền vững của cá nhân, xã hội, quốc gia.

d. Chính tả, ngữ pháp đọc hiểu bích câu kì ngộ

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: đọc hiểu bích câu kì ngộ

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *