Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đọc hiểu Tiễn dặn người yêu (Truyện thơ) (8 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: đọc hiểu tiễn dặn người yêu
I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) đọc hiểu tiễn dặn người yêu
Đọc văn bản sau: đọc hiểu tiễn dặn người yêu
… Thương ngón tay thon thả lá hành
Nhớ lời nguyện ước đinh ninh
Khăng khăng son sắt mối tình còn đeo
Nhớ như gà con theo nhặt tấm
Như nắm xôi nóng bọc lá tươi
Những mong là “đó” thả trôi
Là “ đơm” bạn quý người hôi mất “ lờ”
Anh đã lo mà lo không đủ
Tính chi li lẫn lú tính sai
Túm hai cái núm một “chài”
Đêm đêm quăng trượt ra ngoài bờ sông
Như một kẻ đôi lòng khó nghĩ
Suy một mình thêm bí không cùng
Đã không nên vợ nên chồng
Muốn ăn dưa, cố rào vườn chẳng nên
Nào ai ngỡ là em tình phụ
Như hoa tươi mãi rú rừng xa
Ước như tay Vượn dài ra
Hóa là tay Cóc khó qua bìa rừng
Ước có phép như Rồng biến hóa
Biến em yêu thành vợ trong buồng
Lên trời đậu ngọn cây thơm
Bay tìm xem thử “ mệnh” nàng ra sao
Mệnh nàng đâu ta cầu gần lại
Mệnh nàng xa mấy “sải” cũng co
(Mạc Phi, Tiễn dặn người yêu, NXB Văn hóa, 1961)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào?
Câu 3. Xác định một biện pháp tu từ trong những câu thơ sau?
Bay tìm xem thử “mệnh” nàng ra sao
Mệnh nàng đâu ta cầu gần lại
Mệnh nàng xa mấy “sải” cũng co
Câu 4. Hai câu thơ sau thể hiện tâm trạng gì của chàng trai?
Anh đã lo mà lo không đủ
Tính chi li lẫn lú tính sai
Câu 5. Cách đặt tên nhân vật chính trong văn bản trên là “ anh yêu”, “ em yêu” có ý nghĩa gì?
Câu 6. Biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ sau có tác dụng gì khi thể hiện tình cảm của chàng trai?
Thương ngón tay thon thả lá hành
Nhớ lời nguyện ước đinh ninh
Khăng khăng son sắt mối tình còn đeo
Nhớ như gà con theo nhặt tấm
Như nắm xôi nóng bọc lá tươi
Câu 7. Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ có điểm gì khác so với các nhân vật trong các thể loại khác như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích?
Câu 8.Theo em, qua đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? Thông điệp ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?
Phần 2. Tự luận ( 4 điểm)
“Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu. Đây chính là lúc chúng ta cần phải tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống để làm vơi bớt mọi nỗi sợ hãi.” (Marie Curie)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận để trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến trên.
Gợi ý trả lời đọc hiểu tiễn dặn người yêu
I. Đọc hiểu đọc hiểu tiễn dặn người yêu
Câu 1. Biểu cảm
Câu 2. Chàng trai
Câu 3. Phép điệp
Câu 4. Nỗi đau đớn xót xa, dằn vặt, tiếc nuối của chàng trai khi phải xa cách người yêu.
Câu 5. đọc hiểu tiễn dặn người yêu
– Thể hiện tâm hồn thơ mộng, dạt dào tình cảm của con người dân tộc Thái
– Phù hợp với diễn biến câu chuyện với chủ đề tình yêu đôi lứa.
Câu 6. đọc hiểu tiễn dặn người yêu
- Tăng sức gợi hình gợi cảm trong diễn đạt
- Thể hiện tâm trạng khổ đau, nỗi nhớ nhung của chàng trai khi xa cách cô gái.
Câu 7. đọc hiểu tiễn dặn người yêu
- Nhân vật trong thần thoại, cổ tích, là kiểu nhân vật chức năng, nhân vật hành động, nhân vật số phận
- Nhân vật trong truyện thơ là nhân vật được miêu tả với thế giới nội tâm sâu sắc, có sức sống nội tại riêng như một con người có thật mang ý nghĩa nhất định.
Câu 8. đọc hiểu tiễn dặn người yêu
- Thông điệp: Thể hiện khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân và niềm khát khao hạnh phúc, khát vọng giải phóng khỏi những hủ tục của đồng bào dân tộc Thái.
- Thông điệp còn có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay vì…..
II. Phần viết đọc hiểu tiễn dặn người yêu
*Yêu cầu hình thức: đọc hiểu tiễn dặn người yêu
Bài làm trình bày đúng thể thức của một bài văn nghị luận xã hội; lập luận chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; trình bày rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
* Yêu cầu nội dung: đọc hiểu tiễn dặn người yêu
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau
* Giải thích vấn đề nghị luận: đọc hiểu tiễn dặn người yêu
– “Cuộc sống không phải để sợ mà là để hiểu”: cuộc sống của chúng ta luôn chứa đựng những điều bí mật, những bất ngờ, bất ổn khiến con người nhiều khi không thể lí giải được, không đối phó và cũng không chống đỡ được. Những lí do đó dẫn đến thái độ sợ hãi của rất nhiều người.
– Nhưng “cuộc sống .. là để hiểu”: Chúng ta cần phải có những hiểu biết, những cách lí giải về sự bí ẩn, phức tạp của cuộc sống.
→ ý nghĩa cả câu nói: Cuộc sống vốn vô cùng phong phú và phức tạp; nó có thể khiến cho con người sợ hãi và lo lắng. Vì vậy mà mỗi con người chúng ta cần phải “tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống” để có khả năng“chung sống”, chủ động trước những tình huống, biến cố xảy ra và làm chủ cuộc sống của mình.
* Giải quyết vấn đề nghị luận đọc hiểu tiễn dặn người yêu
Ý kiến của nhà bác học Marie Cuire đúng đắn, sâu sắc, bởi vì:
– Thực tế cuộc sống luôn luôn có những bí ẩn, bất ngờ, biến động phức tạp, nhất là trong giai đoạn hiện nay (thiên tai, biến động kinh tế, tranh chấp, xung đột vũ trang, những nguy cơ mất an toàn về an ninh…) khiến mọi người luôn sống trong tâm lí lo sợ.
– Để đối diện với thực tế đó, cách tốt nhất theo Marie Cuire là phải hiểu và hiểu nhiều hơn với cuộc sống. Đó là giải pháp đúng đắn vì chỉ khi hiểu, ta mới có tâm lí bình tĩnh, chủ động để có thể lí giải, xử lí, giải quyết hay thuận theo nó, có cách chống lại nó … một cách có hiệu quả được.
– Mục đích của cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc làm vơi bớt nỗi sợ hãi mà còn làm chủ và cải thiện cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
– Mục tiêu giáo dục của tổ chức Unesco cũng là “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Vì vậy, để hiểu nhiều hơn về cuộc sống, cần phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu cuộc sống ở mọi phương diện, bằng một thái độ sống bình tĩnh, tích cực.
(Trong quá trình bình luận, học sinh phải lấy dẫn chứng để chứng minh)
Nếu không nỗ lực tìm hiểu, khám phá quy luật của cuộc sống thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ làm chủ được cuộc đời của mình, luôn lo sợ và ở trong thế bị động trước những biến đổi khôn lường của nó. Như vậy nhìn ở mặt tích cực thì những bí ẩn, những bất trắc của cuộc sống luôn khiến con người sợ hãi nhưng chính nó lại là phép thử để con người vươn lên và vượt qua chính mình, thấu hiểu lẽ đời và quy luật của cuộc sống.
– Tuy nhiên để vượt qua nỗi sợ hãi để làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc sống của mình không phải là điều dễ dàng
bởi năng lực của con người không phải là vô hạn mà có những giới hạn nhất định hoặc còn tiềm ẩn; con người cần dấn thân, trải nghiệm qua những nghịch cảnh, những tình huống khác nhau thì mới khám phá, bộc lộ, bản thân, hiểu mình và hiểu rõ những gì mình đang muốn vươn tới; càng muốn đạt được những cái quý giá con người càng phải nỗ lực gấp bội.
=> Như vậy, để làm chủ cuộc sống, để không sợ mà thấu hiểu nó thì con người phải chấp nhận những bất trắc, những biến động khôn lường của nó. Qua đó, con người mới có thể hiểu rõ mình, hiểu rõ sức chịu đựng cũng như được rèn luyện, hoàn thiện thêm bản thân
* Mặt trái của vấn đề: đọc hiểu tiễn dặn người yêu
Vẫn còn những người sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không có quan điểm, chính kiến, sống thụ động, sợ hãi, đổ lỗi cho hoàn cảnh, không chịu tìm hiểu, khám phá cuộc sống.
* Bài học nhận thức: đọc hiểu tiễn dặn người yêu
+ Câu nói khuyến khích, nhắc nhở con người cần có thái độ dấn thân nhập cuộc, rèn luyện cho mình bản lĩnh dám đối mặt với khó khăn thử thách, đặc biệt là khi còn trẻ.
+ Câu nói khuyên ta phải biết chủ động, luôn luôn khám phá, tìm hiểu cuộc sống để tự xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp.
+ Nỗi sợ hãi cũng có thể được vơi đi nhờ việc xây dựng những mối quan hệ, giúp đỡ mọi người để cùng có cuộc sống tốt đẹp.
+ Bản thân cần có những định hướng rõ ràng và sự chuẩn bị tốt về mặt kiến thức và tâm lí cho mọi tình huống trong cuộc sống.
+ Trong cuộc sống con người cần hình dung, hiểu rõ mục tiêu cũng như cái mình muốn trước khi định làm việc, có như vậy mới mang tâm thế chủ động, sẵn sàng hoặc ít nhiều có sự chuẩn bị tốt hơn.
* Kết thúc vấn đề nghị luận: đọc hiểu tiễn dặn người yêu
Khái quát, nâng cao vấn đề nghị luận
e. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp đọc hiểu tiễn dặn người yêu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
d. Sáng tạo: đọc hiểu tiễn dặn người yêu
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ