Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tuổi thơ (Nguyễn Duy); Tuổi thơ Nguyễn Duy ; Đọc hiểu Tuổi thơ (Nguyễn Duy) (Thơ) (8 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) tuổi thơ ; tuổi thơ nguyễn duy ; đọc hiểu tuổi thơ

Đọc văn bản sau: tuổi thơ ; tuổi thơ nguyễn duy ; đọc hiểu tuổi thơ

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng

cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại

vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải

bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

 

Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò

con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít

con chim trả bắn mũi tên xanh biếc

con chích choè đánh thức buổi ban mai

 

Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi

năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại

cái năm tháng mong manh mà vững chãi

con dấu đất đai tươi rói mãi đây này

 

Người ở rừng mang vết suối vết cây

người mạn bể có chút sóng chút gió

người thành thị mang nét đường nét phố

như tôi mang dấu ruộng dấu vườn

 

 Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương

thời thơ ấu không thể nào đánh đổi

trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội

có một miền quê trong đi đứng nói cười.

 

 Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi

dầu chúng ta cứ việc già nua tất

xin thương mến đến tận cùng chân thật

những miền quê gương mặt bạn bè

           (Tuổi thơ – Nguyễn Duy, Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, 1984)

tuổi thơ ; tuổi thơ nguyễn duy ; đọc hiểu tuổi thơ

Thực hiện các yêu cầu: tuổi thơ ; tuổi thơ nguyễn duy ; đọc hiểu tuổi thơ

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên?

Câu 2. Xác định cách gieo vần trong đoạn thơ sau:

Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng

cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại

vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải

bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ in đậm?

Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ in đậm?

Câu 5. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 6.                               “Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương

                                            thời thơ ấu không thể nào đánh đổi

Anh/ chị có đồng tình với quan điểm trên của nhà thơ hay không? Vì sao?

Câu 7. Sau khi đọc văn bản anh/chị thấy kí ức tuổi thơ có vai trò như thế nào đối với mỗi  người?

Câu 8. Đánh giá cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh mà tác giả sử dụng trong văn bản?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm) 

Anh chị hãy viết một bài luận bàn về ý nghĩa của việc vượt qua những giới hạn trong cuộc sống?

 tuổi thơ ; tuổi thơ nguyễn duy ; đọc hiểu tuổi thơ

Gợi ý trả lời tuổi thơ ; tuổi thơ nguyễn duy ; đọc hiểu tuổi thơ

I. Đọc hiểu 

Câu 1. Nhân vật trữ tình: “tôi”.

Câu 2. Cách gieo vần: Vần chân

Câu 3. Biện pháp tu từ Liệt kê : cánh cò, con sáo, con chào mào, con chim trả, con chích choè .

Câu 4. Tác dụng của biện pháp tu từ:

+  Tạo nhịp điệu , tăng tính sinh động

+ Gợi ra sự phong phú của thế giới tuổi thơ và qua đó thể hiện nỗi nhớ, sự hoài niệm của tác giả.

Câu 5. Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ, tình yêu, sự trân trọng đối với tuổi thơ, với quê hương.

Câu 6.  

– HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình . Có thể tham khảo các gợi ý sau:

+ Đồng tình vì: Hình ảnh “con dấu” ở đây chính là dấu ấn, là hình ảnh, là cái hồn của quê hương luôn tồn tại bên trong mỗi con người, dù trải qua thời gian như thế nào cũng không thể biến mất.

+ Không vì: Ai rồi cũng sẽ phải thay đổi cho phù hợp, có những thứ cố hữu, lạc hậu không thể giữ mãi được.

Câu 7.  

– Tạo nên thế giới tinh thần phong phú, đẹp đẽ trong tâm hồn mỗi người.

– Giúp chúng ta biết trân trọng quá khứ.

– Những ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ có tác dụng động viên, khích lệ, tiếp sức cho con người để chúng ta vững bước trong hiện tại và tương lai…

Câu 8. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh:

– Gần gũi, quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người.

– Giàu cảm xúc, giàu tính hình tượng.

– Có chọn lọc, cô đọng, hàm xúc.

 tuổi thơ ; tuổi thơ nguyễn duy ; đọc hiểu tuổi thơ

II. Phần viết 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : ý nghĩa của việc vượt qua những giới hạn

c. Triển khai vấn đề nghị luận

HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau:

– Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận:

– Triển khai vấn đề nghị luận.

* Giải thích

Giới hạn: một ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người mà ta cảm nhận hoặc tự đặt ra cho mình. Giới hạn còn có nghĩa như con người cũng không được phép vi phạm, không thể bước qua.

→ Giới hạn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người.

* Bàn luận

– Giới hạn giúp con người nhận biết được bản thân mình đang ở đâu và làm được những gì; đồng thời là lời cảnh tỉnh người khác không được vượt qua những quy tắc mà bản thân mỗi người đặt ra.

– Việc đặt ra giới hạn là cần thiết trong một số trường hợp: trong các mối quan hệ, giới hạn làm cho khoảng cách của con người dường như có xa nhau hơn một chút nhưng đó là khoảng cách cần thiết để con người được tự do sống với những suy nghĩ của mình, của bản thân.

– Tuy nhiên, có vài khía cạnh chúng ta không nên đặt giới hạn cho mình trong việc chinh phục những đỉnh cao. Nếu ta đặt ra những giới hạn về khả năng mà như không cố gắng thì ta sẽ khó có được thành công.

* Mở rộng:

– Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong vòng an toàn, không chịu nỗ lực vươn lên để bứt phá, tạo ra giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội.

– Lại có những trường hợp cần có giới hạn ta lại xâm phạm qua giới hạn đó và gây nhiều hậu quả tai hại.

– Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta hãy hiểu đúng về giá trị, ý nghĩa của “giới hạn”; biết đặt giới hạn đúng lúc, đúng chỗ, biết bứt phá khỏi giới hạn đúng trường hợp để có được một cuộc sống tốt đẹp, thành công, bền vững hơn.

– Khẳng định lại lợi ích của vượt qua những giới hạn trong cuộc sống.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *