Giới thiệu đến các bạn bài viết: Kì ngộ ; Đọc hiểu Kì ngộ (Truyện thơ) (Trích truyện thơ Bích câu kì ngộ) ; trắc nghiệm kì ngộ (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

Đọc văn bản sau: kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

KÌ NGỘ

Ngọc Hồ có đám trai tăng,

Nức nô cảnh Phật, tưng bừng hội xuân,

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngổn ngang mã tích xa trần thiếu ai.

Thưởng xuân sinh cũng dạo chơi,

Thơ lưng lưng túi, rượu với với bầu.

Mảng xem rừng Phạm thú mầu,

Vừng kim ô đã gác đầu non tê.

Tiệc thôi ai nấy cùng về,

Gió chiều lay bóng hoa lê là là.

Bên cầu chen lũ năm ba,

Thần tiên trước mắt, ai là kẻ hay.

Sinh vừa tựa liễu nương cây,

Lá hồng đâu bỗng thổi bay lại gần.

Mắt coi mới tỏ dần dần,

Mấy hàng chữ gấm, ba vần bốn câu.

Trông hoa lặng ngắt giờ lâu,

Ấy ai thả lá doành câu ghẹo người

Rắp toan hoạ lại mấy lời,

Gió hương đâu đã bay hơi trầm đàn.

Thấy người trước cửa tam quan,

Theo sau ba bảy con hoàn nhởn nhơ,

Lạ lùng con mắt người thơ,

Hoa còn phong nhị, trăng vừa tròn gương.

Rởn rởn xuyến ngọc thoa vàng.

Quần nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà.

Mẽ chiều lạt nguyệt sờn hoa,

Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời.

Gần xem vẻ lại thêm tươi,

Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều.

Làn thu lóng lánh đưa chiều,

Não người dẫu chút bấy nhiêu cũng tình.

Vốn mang lắm bệnh Trương sinh

Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao?

Đưa tình một liếc sóng đào

Dẫu lòng vàng đá cũng xiêu lọ người.

Xui duyên ví chẳng là trời,

Từ lang chưa dễ lọt vời non tiên.

[…] Người còn ướm gió nói mây,

Đạp hoa khách đã trở giày làm thinh,

Nghé theo đến Quảng Văn đình

Bóng giăng trông đã trên cành lướt qua

Mượn nhời ướm hỏi gần xa:

“Hồng lâu tử các đâu mà thấy đây?

Hay là cung nước làng mây,

Gió xuân thổi xuống chốn này ấy sao?

Dám xin tỏ lối cho nao,

Tới non Ngọc dễ ai nào về dưng”,

Giả nhời ngảnh lại thưa rằng:

“Hỏi chi cung tuyết điện giăng nữa mà?

Ơn lòng nhắn liễu thăm hoa,

Biết đâu sắc sắc vẫn là không không”.

Nói thôi lần bóng ngàn thông,

Hương trầm còn thoảng cánh hồng đã khơi.

Cánh loan gió cuốn lưng trời,

Tiên về động bích, tình rơi cõi trần.

Với trông năm thức mây vần,

Hồn chưa đến chốn non thần đã mê.

(Trích theo Bích Câu kì ngộ, Vũ Quốc Trân, Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 16, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, trang 272 – 275)

kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

* Tác giả, tác phẩm kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

Bích Câu kì ngộ: Cuộc gặp gỡ kỉ lạ ở Bích Câu. Tác phẩm kể lại câu chuyện tình yêu của Tú Uyên và Giáng Kiểu. Nội dung như sau:

Trần Tú Uyên là một học trò nghèo, cha mẹ mất sớm, nhờ chăm chỉ học hành đèn sách nên nổi tiếng là một văn nhân đất Thăng Long. Ngày xuân, Tú Uyên đi xem hội chùa, gặp mĩ nhân nhưng thưa kịp hỏi rõ tên tuổi thì nàng biến mất. Về nhà, chàng tương tư, kể chuyện cho bạn mình là Hà Sinh nghe, Hà Sinh khuyên bạn không nên mơ tưởng hão. Theo lời của vị thần chàng gặp trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, gặp người bán bức tranh tố nữ giống hệt mĩ nhân chàng đã gặp ở hội chùa. Tú Uyên mua tranh về treo, hằng ngày tâm sự sớm khuya. Một hôm, chàng đi học về muộn thì thấy cơm canh đã dọn sẵn. Hôm sau chàng giả vờ đi học rồi trở về nhà, phát hiện thiếu nữ trong tranh bước ra chính là người chàng đã gặp ngày trước. Thiếu nữ tên là Giáng Kiều, vốn là người cõi tiên, xuống trần vì có duyên từ kiếp trước với Tú Uyên. Tú Uyên và Giáng Kiều nên duyên vợ chồng, có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng rồi chàng buông thả rượu chè, vợ khuyên mấy cũng không nghe. Giáng Kiều giận chồng nên đã bỏ về cõi tiên. Tú Uyên tỉnh ngộ và vô cùng ân hận, định tìm đến cái chết. Giáng Kiều tha thứ cho chồng. Họ sinh được con trai là Trần Nhi. Giáng Kiều và Giáng Tú Uyên cùng bay về cõi tiền. Ít lâu sau, con trai của họ cũng theo cha mẹ về tiên giới.

Bích Câu kì ngộ vốn là một truyện viết bằng chữ Hán trong sách Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm (thế kỉ XVIII) được Vũ Quốc Trân diễn nôm,

Vũ Quốc Trân (? – ?), sống vào khoảng giữa thế kỉ XIX, quê của ông nay là huyện – Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương nhưng đông họ ông đã di cư ra Hà Nội từ lâu đời. Ông đi thi nhiều lần nhưng chỉ đỗ tú tài, mở trường dạy học tại nhà và nổi tiếng là người hay chữ, dạy giỏi mặc dù không thành đạt trong khoa cử.

* Chú thích kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

  1. Nhan để do người biên soạn sách đặt. Kì ngộ: cuộc gặp gỡ kì diệu, lạ lùng, bất ngờ.
  2. Ngọc Hổ; tên một ngôi chùa, tục gọi là chùa Bà Ngô ở phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội hiện nay. Trai tăng: đám làm chay cúng Phật của các nhà sư.
  3. Mã tích, xa trần: vết ngựa, bụi xe; chỉ sự náo nhiệt, nhiều người đi lại nhộn nhịp.
  4. Rừng Phạm: chỉ một cảnh chùa.
  5. Kim ô: nghĩa đen là quạ vàng, ác vàng, trỏ Mặt Trời. Non tê: non tây.
  6. Lá hồng: chiếc lá cây có đề bài thơ của Vu Hựu.
  7. Thả lá dòanh câu: Vũ Hựu đời xưa bắt được chiếc lá ở dòng nước Ngự câu từ trong cung cấm nhà vua chảy ra, trên lá có để một bài thơ. Xem xong, Vu Hựu cũng lại để một bài thơ khác lên một chiếc lá, thả xuống để trả lời, Cung nữ Hàn Thúy Tần nhặt được bài thơ này, cất đi. Mười năm sau, một dịp nhà vua thả cung nữ, Hàn Thuý Tần được ra, tình cờ kết duyên với Vu Hựu. Khi nhàn rỗi cùng đem chiếc lá đỏ có để thơ khi trước ra coi, hoá ra chiếc lá đề thơ là mối nhân duyên giữa hai người.
  8. Tam quan: cửa chùa
  9. Con hoàn: người ở gái, còn ít tuổi, tóc hai bên mái đầu đằng trước búi thành hai trái đào (hoàn: búi tóc).
  10. Quần nghê: xiêm (váy) các nàng tiên thường mặc, sắc cầu vòng. Sóng Tương: sóng nước sông Tương, nơi hai vợ vua Thuấn ngồi ngóng chồng.
  11. Non Ngọc: nơi ở của Tây Vương mẫu, chúa của các tiên nữ.
  12. Cung tuyết điện giăng: nơi các tiên nữ ở.
  13. Sắc sắc, không không: có cũng như không, không cũng như có, tất cả trên đời chỉ là hư ảo, quan niệm của đạo Phật (không: hư vô, sắc: cái đối lập với không).
  14. Cánh hồng đã khơi: cánh chim hồng đã bay xa lắm.
  15. Cánh loan: cánh chim loan (loan phượng: chim loan, chim phượng, chỉ vợ chồng).
  16. Động bích: nơi các tiên nữ ở.
  17. Năm thức máy: đám máy có đủ năm màu là đám mây mà các tiên nữ cưỡi đi chơi.
  18. Non thần: nơi thần tiên ở.

———–

 

Lựa chọn đáp án đúng kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

Câu 1. Bích Câu kì ngộ thuộc thể loại nào?

  1. Thơ có yếu tố tự sự
  2. Thơ trữ tình
  3. Truyện thơ Nôm dân gian
  4. Truyện thơ Nôm bác học

Câu 2. Ghép phần văn bản ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B.

A   B
1) Ngọc Hồ có đám trai tăng

….

Gió hương đầu đã bay hơi trầm đàn.

  a) Tú Uyên theo gót người đẹp để hỏi rõ tung tích, người đẹp thoắt biến mất.
2) Thấy người trước của tam quan

Từ lang chưa dễ lọt vời non tiên.

  b) Tú Uyên tìm hỏi những người xung quanh về tung tích của người đẹp.
3) Người còn ướm gió nói mây,

Hán chưa đến chốn non thần đã mê

  c) Tú Uyên nhìn thấy người đẹp.
  d) Ngày xuân, Tú Uyên đi xem hội chùa

Câu 3. Địa danh nào dưới đây không phải ở Việt Nam?

  1. Ngọc Hồ
  2. Non Ngọc
  3. Quảng Văn
  4. Bích Câu

Câu 4. Phương án nào dưới đây nêu đúng về nghệ thuật xây dựng nhân vật “người đẹp” trong văn bản?

  1. Ước lệ
  2. Tả thực
  3. Tả cảnh ngụ tình
  4. Miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật

Câu 5. Phương án nào dưới đây nêu không đúng về ngôn ngữ trong văn bản?

  1. Ngôn ngữ gián tiếp (lời kể của người kể chuyện)
  2. Ngôn ngữ trực tiếp (lời đối thoại của nhân vật)
  3. Ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện hoà vào lời nhân vật)
  4. Ngôn ngữ bác học, sử dụng nhiều điền tích, diễn cố

Câu 6. Từ nào dưới đây không phải là từ láy?

  1. Tha thướt
  2. Tưng bừng
  3. Là là
  4. Không không

Câu 7. Chủ đề của văn bản là gì?

  1. Ca ngợi sự kì diệu, đẹp đẽ, trong sáng của tình yêu và khẳng định khát vọng tự do trong tình yêu đôi lứa
  2. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ và khẳng định khát vọng hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt, bất chấp khuôn khổ lễ giáo phong kiến của họ
  3. Ca ngợi tình yêu mãnh liệt của con người và khẳng định khát vọng bất tử hoá tình yêu lứa đôi
  4. Ca ngợi vẻ đẹp kì diệu của chốn thần tiên và khẳng định khát vọng thoát tục, hướng về cõi tiên của con người

Câu 8. Hãy chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản.

Câu 9. Nêu những biểu hiện trong văn bản cho thấy sự “kì ngộ”.

Câu 10. Các địa danh của Việt Nam trong văn bản và dấu tích của các địa danh đó trong đời sống đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?

II. Phần viết kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

Chọn một trong hai đề bài sau:

Để bài 1: Hãy viết bài văn thuyết minh về đoạn trích Kì ngộ (Vũ Quốc Trân).

Đề bài 2: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sự kì diệu của tình yêu lứa đôi.

kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

Gợi ý trả lời kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

I. Đọc hiểu kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

Câu 1. D Truyện thơ Nôm bác học

Câu 2. 1-d: 2-c; 3-a

Câu 3. B Non Ngọc

Câu 4. A Ước lệ

Câu 5. C Ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện hoà vào lời nhân vật)

Câu 6.  D Không không

Câu 7.  A Ca ngợi sự kì diệu, đẹp đẽ, trong sáng của tình yêu và khẳng định khát vọng tự do trong tình yêu đôi lứa

Câu 8.

– Yếu tố tự sự trong văn bản:

+ Văn bản có cốt truyện với sự việc, chi tiết, diễn ra trong một bối cảnh cụ thể (ngày xuân, Tú Uyên đi xem hội, chiều tà khi hội tan thì bắt được lá hồng bay tới có bài thơ ba vần bốn câu; Tú Uyên nhìn thấy người đẹp, Tú Uyên theo gót người đẹp để hỏi rõ tung tích, người đẹp thoát biến mất…).

+ Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, lời kể của người kể chuyện là lời gián tiếp.

+ Nhân vật: Tú Uyên, người đẹp.

 – Yếu tố trữ tình trong văn bản:

+ Sử dụng hình thức thơ lục bát, bút pháp miêu tả nhân vật ước lệ, các từ láy giàu sắc thái tạo hình và biểu cảm, nghệ thuật đối….

+ Thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Tú Uyên (ngạc nhiên khi bắt được lá hồng, say đắm vẻ đẹp của mĩ nhân, ngơ ngẩn khi người đẹp lẩn bóng ngàn thông, tiên về động bích,…).

Câu 9.

– Những biểu hiện của sự “kì ngộ” (cuộc gặp gỡ kì diệu, lạ lùng, bất ngờ) trong văn bản.

+ Tú Uyên bắt được lá hồng đề thơ ba vần bốn câu theo gió thổi tới khi tan hội chùa xuân.

+ Người đẹp xuất hiện bất ngờ, đột ngột khiến Tú Uyên choáng váng vì nhan sắc kiều diễm chim sa, cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành. Đó là mối duyên trời định dành cho Tú Uyên (Xui duyên ví chẳng là trời,/ Từ lang chưa dễ lọt vời non tiên.).

– Người đẹp thoắt hiện thoát ẩn như thực như mơ khiến “Tiên về động bích, tình rơi cõi trần.”. Người ở lại ngẩn ngơ, đắm đuối, si mê “Với trông năm thức mây vần, Hồn chưa đến chốn non thần đã mê”.

Câu 10.

– Tác dụng của việc sử dụng sử dụng các địa danh Việt Nam và dấu tích của các địa danh đó trong đời sống:

+ Làm cho truyện thơ mang đậm màu sắc Việt Nam, trở nên thân thuộc gần gũi,…

+ Thể hiện sự tưởng tượng sáng tạo mới mẻ, ít nhiều vượt thoát khỏi việc vay mượn cốt truyện trong sách vở nước ngoài của các tác giả (người viết truyện Truyền kì tân phả, người diễn nôm Bích Câu kì ngộ).

kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

II. Phần viết kì ngộ ; đọc hiểu kì ngộ ; trắc nghiệm kì ngộ

Để bài 1: Hãy viết bài văn thuyết minh về đoạn trích Kì ngộ (Vũ Quốc Trân).

* Bài là làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh: mở bài nêu được đối tượng cần thuyết minh, thân bài thuyết minh, giới thiệu, làm rõ được các khía cạnh, đặc điểm,… của đối tượng, kết bài khái quát lại về đối tượng; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được sự hiểu biết chính xác, khoa học về đối tượng: kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả khi thuyết minh.

* Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết minh về đoạn trích Kì ngộ.

* Triển khai nội dung thành các khía cạnh cụ thể. Ví dụ:

Giới thiệu chung về tác phẩm Bích Câu kì ngộ: nhan đề, tác giả, nguồn gốc của tác phẩm, thể loại, tóm tắt cốt truyện, thể thơ,…

Giới thiệu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: tóm tắt sự việc trong đoạn trích; giới thiệu về nhân vật Tú Uyên, nhân vật người tiên trong đoạn trích; nêu các đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích (sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng các địa danh của vùng đất Thăng Long với những dấu tích còn lại đến ngày nay); nêu ý nghĩa, thông điệp của đoạn trích.

– Đánh giá chung về đoạn trích.

Đề bài 2: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sự kì diệu của tình yêu lứa đôi.

* Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

* Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ về sự kì diệu của tình yêu lứa đôi.

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

Làm rõ vấn đề nghị luận: Tình yêu lứa đôi là tình cảm như thế nào?

Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và lập luận để bảo vệ quan điểm:

+ Làm rõ những điều kì diệu của tình yêu lứa đôi (cho chúng ta trải nghiệm những cung bậc cảm xúc phong phú, mới mẻ, niềm hạnh phúc được gắn bó, đồng điệu với một trái tim khác trong cuộc đời; giúp chúng ta biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương, dâng hiến, trong tình yêu; giúp chúng ta có điểm tựa tinh thần mạnh mẽ trong cuộc sống…).

+ Tình yêu lứa đối không chỉ có những điều kì diệu mà còn có những trở ngại, thử thách, những trớ trêu của số phận,… đòi hỏi mỗi người dám mạnh mẽ, chân thành, có trách nhiệm và trân trọng, bảo vệ tình yêu,…

Liên hệ, mở rộng, rút ra thông điệp, bài học cho bản thân từ vấn đề nghị luận. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *