Giới thiệu đến các bạn bài viết: Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; Đọc hiểu Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa (Truyện thơ)(Trích Tiễn dặn người yêu) ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Đọc văn bản sau: ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

NGẪM THÂN EM CHỈ BẰNG THÂN CON BỌ NGỰA

Mẹ cha ưng gả khi còn trên nương

Khi em đang ngoài ruộng,

Chiều tới, Mặt Trời rụng.

Mặt Trời rơi xuống thấp,

Mặt Trời qua sàn ngoài người thương.

Mặt Trời quấn ngọn giang sắp lặn,

Mặt Trời quấn ngọn tre, ngọn bương sắp tắt,

Mặt Trời lặn, Mặt Trời không gọi.

Mặt Trời đi, Mặt Trời không chờ.

Mặt Trời khuất mây mờ, sập tối.

Em tuốt dao chặt củi,

Chặt củi, chặt củi dâu,

Sắp củi sắp cho bõ gánh,

Kiếm củi, kiếm hai bó,

Kiếm củi, kiếm ba bó,

Một bó để mẹ yêu ninh xôi,

Một bó cho mẹ yêu nấu rượu,

Một bó dành nhen lửa sàn hoa.

Lửa sàn hoa để bạn trai xa hơ áo,

Em chẻ đóm chờ mồi thuốc anh yêu.

Em trở về em gọi:

“Về nhà thôi, vía hỡi!

Về với cây sào giang vắt khăn,

Về với cây sào lăn1 vắt áo.

Về giã gạo hai cối bữa chiều,

Về giã gạo thêm cơm bữa sáng.

Về nằm đệm nẹp đen,

Về nằm đệm nẹp đỏ.

Về nằm bên mẹ hiền!

Vía anh yêu đừng nằm nơi gốc lau,

Đừng ngủ nơi gốc sậy

Hỡi vía anh yêu, về nhà theo nhau!”

Em khoác lẵng, em gánh củi,

Vừa đeo dưa, vừa xách bầu.

Về tới bản, thấy lạ sao!

[…] Em thấy gói dong chen gói cá,

Gói dong kín, gói gà,

Gói trầu không bắt chéo,

Gói dong dày, gói xôi,

Và thuốc lào khô gói bằng lá để.

Em yêu bèn hỏi:

– “Xá Núi Chíp mang bán?

Người Xa Xăm Cằm2 đem đổi phải không?”

Mẹ yêu em đáp: – “Người Xá Núi Chíp không mang tới bán,

Người Xá Xăm Cằm không mang tới đổi,

Đây gói trấu nhỏ người mang tới gửi,

Gói cau con tới dạm,

Dây trầu không rằng cuốn tình con!”

[…] Em lập cập chạy ra sàn3,

Mâm cơm chiều dọn vội,

Nghĩ đến anh mà nát ruột gan,

Như nặn nến sáp không nên,

Như ôm cây to không xuể.

Em lập cập chạy vào đằng quản,

Cất tiếng xa gần trách chú:

– “Giúp cháu với, bác trai bác gái nhà trên

Giúp cháu với, ơi chú, ơi thím nhà dưới!”

– “Chúng ta không giúp nổi cháu ơi!

Ta đã ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi,

Gói cau con người mang tới dạm,

 

Dây trầu không người đã tới chốn leo”

Em yêu lại kêu:

– “Giúp tôi với, hỡi chị em dâu rể trong nhà!”

Chị em dâu rể trong nhà cũng đáp:

– “Không giúp được, em ơi!

Ta cũng ăn gói trấu nhỏ người mang tới gửi,

Gói cau con người mang tới dạm,

Dây trầu không người đã tới chốn leo!”

Nghe chim cu trên ngọn cây cúc cu,

– “Cũng đừng khóc cô ơi!

Cây tre nó thành giấy

Cây nứa nó thành ống

Con gái thành nàng dâu

Bố gả chồng cho đừng chối cô à!”

[…] Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu,

Lời chắc đanh như dao sắc chặt dong,

Như lá dong kia đã lót ủ men nồng,

Dẫu van xin cha cũng không buông không thả!

Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,

Bằng con chẫu chuộc thôi.

(Trích Tiễn dặn người yêu, Mạc Phi dịch, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập IV, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2002, trang 49 – 55)

ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Lựa chọn đáp án đúng ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Câu 1. Các thông tin dưới đây về tác phẩm là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S)

Thông tin về tác phẩm Đúng/Sai
a) Tiễn dặn người yêu là tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm.  
b) Tiễn dặn người yêu là tác phẩm của dân tộc Mường  
c) Tiễn dặn người yêu viết về đề tài tình yêu đôi lứa.  
d) Nhân vật chính trong đoạn trích là cô gái – em yêu.  

Câu 2. Văn bản kể sự việc nào?

  1. Cô gái thuyết phục cha mẹ được lấy chàng trai mà cô thương yêu.
  2. Cô gái bị cha mẹ ép duyên gả cho người mà cô không yêu.
  3. Cô gái bày tỏ tình yêu và ước mong được gắn bó với chàng trai mà cô thương yêu.
  4. Cô gái than thở về thân phận bị phụ thuộc, không được tự quyết định trong tình yêu đôi lứa.

Câu 3. Văn bản không có lời của nhân vật nào?

  1. Em yêu
  2. Mẹ yêu,
  3. Chú thím
  4. Cha yêu

Câu 4. Lời gọi vía anh yêu của cô gái thể hiện điều gì?

  1. Cô gái yêu thương và gắn bỏ sâu nặng với chàng trai.
  2. Cô gái lo lắng về tình yêu của chàng trai dành cho mình.
  3. Cô gái lo lắng vía anh yêu sẽ theo chân người con gái khác.
  4. Cô gái lo lắng tình yêu của mình sẽ không được cha mẹ chấp nhận.

Câu 5. Tâm trạng của cô gái được thể hiện như thế nào trong những câu sau: “Em lập cập chạy ra sàn,/ Mâm cơm chiều dọn vội,/ Nghĩ đến anh mà nát ruột gan./ Như nặn nền sáp không nên,/ Như ôm cây to không xuể.”

  1. Hốt hoảng, vội vã, lo lắng, lấy công việc để che giấu cảm xúc trong lòng
  2. Thất vọng, buồn bã, chấp nhận chuyện cha mẹ ép duyên
  3. Mất bình tĩnh, vội vã, lo lắng, bế tắc, đau khổ đến tột độ, không thể tập trung vào việc gì
  4. Đau đớn, phẫn uất, nhất quyết tìm mọi cách để bảo vệ tình yêu của mình, phản đối chuyện cha mẹ ép duyên con

Câu 6. Phương án nào dưới đây nêu đúng và đầy đủ nhất diễn biến tâm trạng của cô gái khi “cầu cứu” sự giúp đỡ của bác trai bác gái nhà trên, chủ thím nhà dưới, chị em dâu rể trong nhà, chim cu trên ngọn cây cúc cụ và nhận được câu trả lời từ họ?

  1. Hi vọng, tìm kiếm và tin tưởng nhận được sự giúp đỡ, đồng cảm của thế giới xung quanh – Giận dữ, oán trách vì tất cả mọi lời cầu cứu đều không nhận được su chia sẻ
  2. Không tin mọi người và thế giới xung quanh có thể giúp được nhưng vẫn thử cố gắng cầu cứu – Đau đớn nhận ra tình cảm thật của mọi người đối với mình
  3. Van vỉ và hi vọng được đồng cảm, chia sẻ để thoát khỏi tình cảnh bị cha mẹ ép duyên – Bực bội, giận hờn mọi người
  4. Hi vọng, nỗ lực tìm sự giúp đỡ, đồng cảm của thế giới xung quanh – Thất vọng, bế tắc tột đỉnh vì nhận ra cả thế giới đều quay lưng trước nỗi đau khổ của mình

Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn: “Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu,/ Lời chắc đanh như dao sắc chặt dong./  Như lá dong kia đã lót ủ men nồng,/ Dẫu van xin cha cũng không buông không thả!/ Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,/ Bằng con chẫu chuộc thôi.”?

  1. So sánh
  2. Nhân hoá
  3. Hoán dụ
  4. Nói giảm, nói tránh

Câu 8. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong đoạn thơ: “Chiều tới, Mặt Trời rụng … Mặt Trời khuất mây mờ, sập tối.”

Câu 9. Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về các dòng thơ: “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,/ Bằng con chẫu chuộc thôi”.

Câu 10. Ghi lại một câu ca dao nói về người phụ nữ mở đầu bằng thân em hoặc em như.

II. Phần viết ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Để bài 1: Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn trích: “Em lập cập chạy ra sàn … Bằng con chẫu chuộc thôi”.

Đề bài 2: Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân.

ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Gợi ý trả lời ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

I. Đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Câu 1.

a-S; b-S; c-Đ; d-Đ

Câu 2. B Cô gái bị cha mẹ ép duyên gả cho người mà cô không yêu.

Câu 3. D  Cha yêu

Câu 4. A  Cô gái yêu thương và gắn bỏ sâu nặng với chàng trai.

Câu 5. C Mất bình tĩnh, vội vã, lo lắng, bế tắc, đau khổ đến tột độ, không thể tập trung vào việc gì

Câu 6.  D  Hi vọng, nỗ lực tìm sự giúp đỡ, đồng cảm của thế giới xung quanh – Thất vọng, bế tắc tột đỉnh vì nhận ra cả thế giới đều quay lưng trước nỗi đau khổ của mình

Câu 7. A  So sánh

Câu 8.

– Biện pháp tu từ lặp cấu trúc: cấu trúc Mặt Trời + Động từ (Mặt Trời rụng, Mặt Trời rơi xuống thấp, Mặt Trời sát mặt phai,…); Mặt Trời + không + động từ (Mặt Trời không gọi, Mặt Trời không chờ).

– Tác dụng:

+ Diễn tả trực quan nhịp điệu, bước đi vội vã, gấp gáp của thời gian. Mặt Trời cử xuống thấp dần: rụng, rơi, sát mặt phải, qua sàn ngoài, quần ngọn giang, quần ngọn trẻ, lặn, đi, khuất. Trời chiếu dường như sập tối rất nhanh…

+ Diễn tả tâm trạng của chàng trai và cô gái (anh yêu – em yêu): lo lắng trước bước đi nghiệt ngã của thời gian, trước những quy luật bất biến. Điều đó gợi ra dự cảm lo lắng, dường như có những điều đang chờ đợi ở phía trước không thể nào thay đổi được. Sự rơi, rụng, không gọi, không chờ, sắp tắt, sập tối của Mặt Trời: gợi sự tàn lụi, sự không thể cưỡng lại, sự đột ngột…. dẫu cố níu kéo (Mặt Trời quấn ngọn giang Mặt Trời quấn ngọn tre) cũng không thể được; cảm xúc lưu luyến, gắn bó, nhớ nhung người thương (Mặt Trời qua sàn ngoài người thương)…

Câu 9. Đảm bảo dung lượng; có thể chú ý một số điểm sau đây:

– Biện pháp tu từ so sánh, các hình ảnh được đem ra so sánh là các con vật bé nhỏ, tội nghiệp: thân con bọ ngựa, con chẫu chuộc; cách liệt kê giảm dần (bằng con chẫu chuộc thôi – còn không bằng thân con bọ ngựa như lời cảm thán ban đầu).

– Tiếng thở dài, than thân, trách phận đẩy tuyệt vọng, đớn đau cho số phận của người con gái: bị ép duyên, không thể cầu cứu, bấu víu vào đâu, chỉ còn biết xót xa, thở than, đau xót.

– Tình cảm của người đọc dành cho nhân vật: đồng cảm, xót thương, oán trách các hủ tục khắt khe đã chia rẽ tình yêu của đôi trẻ,…

Câu 10.

Học sinh chọn ghi được một câu ca dao nói về người phụ nữ mở đầu bằng cụm từ thân em hoặc em như.

Ví dụ:

– Em như cây quế giữa rừng/ Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay.

– Thân em như miếng cau khô/ Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.

– Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

– Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

– Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

– Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

II. Phần viết ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Để bài 1: Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn trích: “Em lập cập chạy ra sàn … Bằng con chẫu chuộc thôi”.

– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

+ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí, nội dung của đoạn trích (tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của cô gái khi bị cha mẹ ép duyên).

+ Sự bất ngờ, hoảng hốt, mất bình tĩnh, đau khổ của cô gái khi biết mình đã bị cha mẹ ép duyên: “Em lập cập chạy ra sàn,/ Mâm cơm chiều dọn vội,/ Nghĩ đến anh mà nát ruột gan./ Như nặn nến sáp không nên,/ Như ôm cây to không xuể.”. Chú ý dáng vẻ, hành động của cô gái được diễn tả qua từ “lập cập” dọn cơm chiều mà không thể tập trung, để tâm được vào công việc; biện pháp tu từ so sánh, từ ngữ diễn tả trực tiếp tâm trạng (Nghĩ đến anh mà nát ruột gan.) (có thể đối chiếu với tâm trạng cô gái chờ đợi, mong ngóng, nghĩ đến người yêu, gọi vía người yêu khi ở trên nương để thấy rõ hơn nỗi bàng hoàng, đau đớn, bất ngờ của cô gái khi bị cha mẹ gả ép duyên; có thể hình dung tưởng tượng hành động, cử chỉ của cô gái trong không gian, thời gian cụ thể,… để cảm nhận rõ hơn nỗi đau khổ của cô).

+ Sự cố gắng cầu cứu, tìm cách thoát khỏi cảnh ngộ bị ép uổng duyên phận: “Em lập cập chạy vào đằng quản … Bố gả chồng cho đừng chối cô à!”. Chú ý biện pháp điệp cấu trúc, kết hợp với đối, liệt kê tăng tiến (Em lập cập chạy ra sàn; Em lập cập chạy vào đằng quân; Giúp cháu với, bác trai bác gái nhà trên; Giúp cháu với, ơi chú ơi thím nhà dưới; Giúp tôi với hỡi chị em dâu rể trong nhà!; Chúng ta không giúp nổi cháu ơi! Ta đã… Không giúp được, em ơi! Ta cũng…); tâm trạng chờ đợi, hi vọng cầu cứu của cô gái khi cất tiếng kêu, trách; tâm trạng thất vọng, đau khổ, bất lực của cô gái khi bị từ chối; lời cầu cứu không chỉ hướng đến mọi người trong đại gia đình mà còn hướng đến tất cả những con vật trong thế giới xung quanh. Cô chỉ nhận được hoặc là lời từ chối, hoặc là lời khuyên hãy chấp nhận. Chú ý tưởng tượng, hình dung để cảm nhận rõ âm thanh, giọng điệu của cô gái trong không gian, thời gian cụ thể,…

+ Sự bất lực trước hoàn cảnh và lời than thân đau đớn, tuyệt vọng của cô gái: “Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu … Bằng con chẫu chuộc thôi”. Chú ý các biện pháp tu từ điệp cấu trúc, so sánh, diễn đạt tăng tiến, các hình ảnh – tất cả nhấn mạnh vào tình thể không thể thay đổi, bế tắc, không lối thoát của cô. Đoạn thơ kết lại bằng tiếng thở dài, bằng lời than đẫm nước mắt. Cuộc đời bước vào hôn nhân không có tình yêu, thân phận nhỏ bé như thân con bọ ngựa, như con cháu chuộc dàng dặc khổ đau của cô gái thực sự bắt đầu từ tiếng than dau đớn, tuyệt vọng này.

– Khái quát chủ đề, đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

  • Nội dung: Đoạn trích là tiếng kêu thương đau xót dành cho cô gái, cho tình yêu lứa đôi của anh yêu và em yêu, là lời lên án hủ tục ép duyên đã gây bao bi kịch đẫm nước mắt cho các chàng trai, cô gái xưa.
  • Nghệ thuật: Đoạn trích diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sử dụng thành công các biện pháp tu từ, đặc biệt là phép điệp cấu trúc, lối so sánh, các hình ảnh gắn liền với thiên nhiên và đời sống sinh hoạt, đời sống tâm hồn, tỉnh cảm của người Thái,… Tất cả tạo nên một nhịp điệu riêng, nhịp điệu tâm hỗn mang đậm sắc thái dân tộc của những câu hát trong Tiễn dặn người yêu…

ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; đọc hiểu ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa ; trắc nghiệm ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa

Đề bài 2: Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân.

Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ về quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

+ Làm rõ vấn đề nghị luận: Thế nào quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân.

+ Nêu rõ quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và lập luận để bảo vệ quan điểm: Đồng tình hay không đồng tình với quan niệm hôn nhân là toàn quyển sắp đặt của cha mẹ? Vì sao đồng tình? Vì sao không đồng tỉnh? Phản biện như thế nào trước ý kiến nếu con không vâng lời cha mẹ trong hôn nhân là bất hiếu, là hư đốn (Cá không ăn muối cá ươn/ Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư)…..

+ Liên hệ, mở rộng và rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề nghị luận.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *