Giới thiệu đến các bạn bài viết: Nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; Trắc nghiệm Nhìn đường về nước cuộn ầm rung (Truyện thơ) (Trích truyện thơ Vượt biển) ; đọc hiểu nhìn đường về nước cuộn ầm rung (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; trắc nghiệm nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; đọc hiểu nhìn đường về nước cuộn ầm rung
Đọc văn bản sau: nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; trắc nghiệm nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; đọc hiểu nhìn đường về nước cuộn ầm rung
NHÌN ĐƯỜNG VỀ NƯỚC CUỘN ẦM RUNG…
Chèo đi rán thứ sáu
Thấy nước vẫn mông mốc
Xé nhau đục vật vờ
Chèo đi thôi, chèo đi!
Một người cầm cán dầm cho vững,
Nước cuộn thác chớ lo
Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn.
Chèo đi rán thứ bảy,
Nước ác kéo ầm ầm,
Nơi đây có quỷ dữ chặn đường
Nơi đây có ngọ lồm bủa giăng
Chực ăn người đi biển,
Chực nuốt tảng nuốt thuyền
Mau mau lên lấy tiền, lấy tiền ra thế,
Đem vàng bạc ra lễ chuộc thân.
Có bạc mới được qua.
Chèo đi rán thứ tám,
Nước đổ xuống ẩm ẩm,
To hơn bịch đựng lúa.
Nước xoáy dữ ào ào,
Nước thét gào kéo xuống Long Vương.
Nhanh nhanh tay chèo sang qua khỏi.
Chèo đi rán thứ chín,
Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,
Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.
Biển ơi, đừng giết tôi,
Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền,
Đừng cho thuyền lật ngang.
Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!
Chèo đi rán thứ mười,
Thuyền lướt theo nước trời băng băng
Cánh dầm tung bốn góc.
Rán lại rán bay đi…
Chèo đến rán mười một,
Sóng đuổi sóng xô đi,
Nước đuổi về sau lưng.
Chèo mau lên, chèo cố
Cho thuyền đến cửa biển ta dừng,
Cho thuyền đến bãi cát vàng bình an.
Chèo đi rán mười hai,
– A! Bờ biển kia rồi,
Ta chèo mau lên thôi,
Chèo mau lên, hỡi người trai trẻ!
Trai trẻ hãy lắng tai,
Trai trẻ nghe tôi bảo,
Lại đây nghe tôi dạy:
– Mau lên ta kéo thuyền vào cạn,
Cùng lôi tảng vào bến,
Kéo thuyền vào bãi cát chói hồng,
Kéo thuyền vào bãi bướm vàng vờn bay!
– Mời nàng hương hai cô
Mời em hãy ôm hoa lên bến,
Mời nàng hãy ôm hương hầu slay
Quân quan lên “bởi bời!”
Đàn bà cầm nón ra thuyền
Đàn ông cầm ô lên bến
Tay trái xách giày hoa ra tảng,
Tay phải xách giày đẹp lên bờ,
Gánh gồng lên rầm rập theo slay
Bao của quý khiêng lên đi lễ người.
Mười hai rán nước nay đã qua rồi,
Bây giờ mới biết tôi sống sót.
Binh mã slay rầm rập
Kéo vào chợ Đường Chu
Sau lưng trơ lại tôi
Ngồi bên bờ biển đất trời mênh mông,
Tự than thân trách phận,
Cay đắng lắm đời sa dạ sa dồng.
Chèo thuyền qua lò than, qua biển
Nhìn đường vẽ, nước cuộn âm rung…
(Trích Vượt biển, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam – Tap IV, Sdd, trang 887-889)
* Tác giả, tác phẩm
Vượt biển là truyện thơ dân gian của dân tộc Tày – Nùng, dài khoảng 1.000 câu thơ.
Nội dung như sau:
Có hai anh em mồ côi, lúc nhỏ rất thương yêu nhau. Người anh sau khi lấy vợ thì trở nên lạnh nhạt, bỏ mặc em sống nghèo đói. Người chị dâu thương tình, vá áo cho em chồng chẳng may làm in những ngón tay đang nhuộm chàm lên lưng áo rách. Người anh ghen tuông khiến em bị chết oan ức. Linh hồn em không nơi nương tựa, bị các quan slay ở cõi âm bắt làm sa dạ sa dồng – phu chèo thuyền vượt biển. Mỗi lần vượt biển phải trải qua hành trình mười hai rán nước vô cùng hiểm nguy.
Vượt biển được các thầy cúng đọc trong các lễ cầu hồn, cầu mát, được phổ biến rộng rãi ở vùng xung quanh hồ Ba Bể, Bắc Kạn.
Lựa chọn đáp án đúng nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; trắc nghiệm nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; đọc hiểu nhìn đường về nước cuộn ầm rung
Câu 1.
A | B | |
1) Chèo đi rán thứ sáu | a) Nước thét gào kéo xuống Long Vương | |
2) Chèo di rán thứ bảy | b) Khắp mặt biển nước sôi gầm réo | |
3) Chèo đi rán thứ tám | c) Nơi đây có ngọ lõm bủa giăng | |
4) Chèo đi rán thứ chín | d) Thuyền lướt theo nước trời băng băng | |
5) Chèo đi rán thứ mười | e) – A! Bờ biển kia rồi | |
6) Chèo đến rán mười một | g) Thấy nước vẫn mông mốc | |
7) Chèo đi rán mười hai | h) Sóng đuổi sóng xô đi |
Câu 2. Văn bản là lời kể của ai?
- Sa dạ sa dồng
- Các quan slay
- Hai nàng hương
- Đàn bà, đàn ông trên thuyền
Câu 3. Phương án nào dưới đây nếu đúng và đầy đủ nhất về hình ảnh “biển” hiện ra trong văn bản?
- Dữ dội, hung hiểm, đầy sóng gió, là nơi các sa dạ sa dồng phải vượt qua thử thách để được trở về cõi trần
- Dữ dội, hung hiểm, đầy sóng gió, là nơi các sa dạ sa dồng bị trừng phạt vì tội lỗi của họ khi sống ở trần giới
- Dữ dội, hung hiểm, đầy sóng gió, là nơi các sa dạ sa dồng phải vượt qua để được thoát kiếp nô lệ
- Dữ dội, hung hiểm, đầy sóng gió, là nơi các sa dạ sa dồng phải chèo thuyền phục dịch các quan slay ở cõi âm
Câu 4. Phương án nào dưới đây nêu đúng về nhân vật slay trong văn bản?
- Lo lắng, sợ hãi khi ngồi thuyền vượt biển do các sa dạ sa dồng chèo
- Hưởng thụ cuộc sống giàu có, xa hoa
- Động viên các sa dạ sa dồng chèo nhanh tay để vào bờ biển
- Cho các sa dạ sa dồng được vào vui chơi ở chợ Đường Chu
Câu 5. Từ nào dưới đây là từ láy?
- Sống sót
- Gánh gồng
- Rầm rập
- Trai trẻ
Câu 6. Các rán nước trong văn bản là biểu tượng cho điều giờ?
- Những oan khiên, khổ đau, áp bức chồng chất mà bọn quan lại thống trị và cái ác giáng xuống đầu những người lao động khốn khổ, thấp cổ bé họng.
- Những tầng bậc thử thách mà con người phải vượt qua để thoát khỏi sự tăm tối, mê muội, nô lệ
- Những chặng đường đời đầy gian nan, thử thách mà con người phải vượt qua trong cuộc sống
- Những kiếp nạn mà con người phải vượt qua sau cái chết để linh hồn được siêu thoát
Câu 7. Chủ đề của văn bản là gì?
- Phản ánh trí tưởng tượng kì diệu, bay bổng, giàu chất thơ của các tác giả dân gian qua việc dựng lên một bức tranh đời sống sinh động ở cõi âm
- Phản ánh ước mơ con người sẽ được tiếp tục nối dài sự sống ở thế giới bên kia sau khi qua đời
- Mượn thế giới cõi âm để phản ánh cuộc sống bất công, oan trái và thân phận bất hạnh của những người dân lao động bé mọn, khốn khổ ở cõi dương
- Mượn thế giới cõi dương để phản ánh cuộc sống bất công, oan trái và thân phận bất hạnh, khốn khổ của các sa dạ sa dồng ở cõi âm
Câu 8. Em ấn tượng nhất với điều gì trong văn bản? Vì sao?
Câu 9. Những âm thanh nào được thể hiện trong đoạn thơ: “Chèo đi rán thứ chín, Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,/ Khắp mặt biển nước sôi gầm réo./ Biển ơi, Xin đừng giết tôi,/ Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền”. Những âm thanh đó gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 10. Hãy kể tên một tác phẩm khác thuộc thể loại truyện thơ dân gian.
II. Phần viết nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; trắc nghiệm nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; đọc hiểu nhìn đường về nước cuộn ầm rung
Hãy viết bài văn phân tích đoạn trích sau: “Chèo đi rán thứ sáu … Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!”.
Gợi ý trả lời nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; trắc nghiệm nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; đọc hiểu nhìn đường về nước cuộn ầm rung
I. Đọc hiểu nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; trắc nghiệm nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; đọc hiểu nhìn đường về nước cuộn ầm rung
Câu 1. 1-g; 2-c; 3-a; 4-b; 5-d; 6-h; 7-e.
Câu 2. A Sa dạ sa dồng
Câu 3. D Dữ dội, hung hiểm, đầy sóng gió, là nơi các sa dạ sa dồng phải chèo thuyền phục dịch các quan slay ở cõi âm
Câu 4. B Hưởng thụ cuộc sống giàu có, xa hoa
Câu 5. C Rầm rập
Câu 6. A Những oan khiên, khổ đau, áp bức chồng chất mà bọn quan lại thống trị và cái ác giáng xuống đầu những người lao động khốn khổ, thấp cổ bé họng.
Câu 7. C Mượn thế giới cõi âm để phản ánh cuộc sống bất công, oan trái và thân phận bất hạnh của những người dân lao động bé mọn, khốn khổ ở cõi dương
Câu 8.
Nêu được ấn tượng phù hợp với nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Nêu được lí do dựa vào văn bản và cảm nhận của bản thân.Ví dụ có thể chọn một trong các gợi ý dưới đây:
– Ấn tượng về trí tưởng tượng phong phú, kì diệu của tác giả dân gian: Tưởng tượng ra biển của thế giới cõi âm với các hình ảnh cụ thể, sinh động, tác động mạnh vào giác quan của người đọc (sử dụng minh chứng từ văn bản). Trí tưởng tượng này bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian; từ việc hình tượng hoá những hình ảnh thiên nhiên như sông, hồ… vốn gắn bó với người đồng bào để từ đó nhân lên một kích cỡ lớn lao; từ thực tế cuộc sống lầm than, cơ cực của những thân phận nô lệ nghèo hèn bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn; từ những cảnh ngộ oan trái trong đời sống…
– Ấn tượng về thân phận của sa dạ sa dông: Bị chết oan uổng, linh hồn bơ vơ phải làm phu chèo thuyền vượt biển cho các quan slay; phải vượt qua mười hai rán nước hung hiểm, dữ dội, sẵn sàng bị nuốt chửng, bị nghiền nát bởi sóng to, gió mạnh, quỷ dữ, nước ác…. Nỗi tủi thân tủi phận, nỗi rùng rợn lạnh người khi nghĩ đến con đường về qua lò than, qua biển nước cuộn âm rung…
– Ấn tượng về hai bức tranh đối lập: Giữa cảnh ngộ, thân phận của sa dạ sa dông trong cuộc vượt biển và cuộc sống xa hoa, tấp nập, giàu có,… của các quan slay.
– Ấn tượng về sự sáng tạo hình tượng biển: Biển khổ đau và âm thanh tiếng kêu cứu cho thân phận con người của các sa dạ sa dồng,…
Câu 9.
– Học sinh dựa vào văn bản để tái tạo, hình dung các âm thanh được thể hiện trong đoạn thơ:
+ Âm thanh của mặt biển nước sôi gầm réo.
+ Âm thanh tiếng kêu cứu lo sợ, tuyệt vọng,… của những sa dạ sa dồng.
– Nêu được ấn tượng mà mỗi loại âm thanh gợi ra: sự hung dữ khủng khiếp của biển nước sôi gầm réo sẵn sàng nhấn chìm, nuốt chửng….. con người; sự mỏng manh, bé nhỏ của chiếc thuyền gắn liền thân phận tội nghiệp của những người phu chèo thuyền → niềm xót xa, thương cảm, lo sợ cho số phận của những người phu nô lệ khi chèo thuyền trên mặt biển đầy khổ đau, giông bão.
Câu 10.
Học sinh kể được một tác phẩm khác thuộc thể loại truyện thơ dân gian. Ví dụ: Tiễn dặn người yêu, Chàng Lá – Nàng Ủa (Thái); Ủt Lót – Hồ Liêu, Nàng con côi, Nàng Ờm – Chàng Bồng Hương (Mường); Truyện chim sáo, Nam Kim – Thị Đan (Tày – Nùng); Hoàng từ Um Rup và cô gái chăn dê, Teva Mưnô (Chăm); Si Thạch, Tum Tiêu (Khmer),…
II. Phần viết nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; trắc nghiệm nhìn đường về nước cuộn ầm rung ; đọc hiểu nhìn đường về nước cuộn ầm rung
* Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
* Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chèo di rản thứ sáu … Đừng cho tôi bỏ thận chốn này, biển hỡi!”
* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn trích và nêu vấn đề cần nghị luận.
– Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích theo một trình tự phù hợp. chẳng hạn:
+ Sức mạnh dữ dội, cuồng bạo, khủng khiếp của những rán nước trên mặt biển: nước như mãnh hổ vằn vện đang trong cơn say cắn xé con mồi (Thấy nước vằn mông mốc/ Xé nhau đục vật vờ); âm thanh đe doạ hung bạo khủng khiếp của nước (nước cuộn thác, nước ác kéo âm ầm, nước đổ xuống ầm ầm, nước xoáy dữ ào ào, nước thét gào kéo xuống Long Vương, khắp mặt biển nước sôi gầm réo); nước dựng thành hình, thành khối, thành phong ba, tường thành (biển nổi bão phong ba, nước đổ xuống ầm ầm to hon bịch dựng lúa, nước dựng đứng chấm trời); nước như thú hoang vồ mồi, như quỷ đói chặn đường, đường qua rán nước là đường vào cõi chết (nơi đây có quỷ dữ chặn đường, nơi đây có ngọ lồm bủa giăng, chực ăn người đi biển, chực nuốt tảng nuốt thuyền); nước đòi mạng người, đòi tiền, đòi bạc (Mau mau lên lấy tiền, lấy tiền ra thế/ Đem vàng bạc ra lễ chuộc thân/ Có bạc mới được qua); các từ láy tượng thanh, tượng hình (mông mốc, vật vỡ, ầm ầm, ào ào);… Các động từ mạnh (xé, cuộn, kéo, chặn, bủa giăng, ăn, nuốt, đồ xoáy, thét gào, sôi, lôi, giết); biện pháp tu từ nhân hoá, phép điệp, so sánh,…; điểm nhìn và lời kể từ sự nhỏ bé, hãi hùng, kinh sợ của các sa dạ sa dồng. –> tất cả đã khiến cho sự khủng khiếp, dữ dội, cuồng bạo hiện lên vô cùng trực quan, sinh động, tác động mạnh vào giác quan của người đọc. Hình ảnh biển với chồng chất những rán nước hiện lên là biển khổ đau, biển chất chồng oan khốc, biển chất chồng những áp bức, hung bạo của bọn quan lại thống trị, của cái ác giáng xuống đầu những con người thấp cổ bé họng như thân phận của sa dạ sa dồng…
+ Thân phận nhỏ bé, yếu đuối, khốn khổ của các sa dạ sa dồng khi vượt biển: con thuyền mong manh giữa muôn trùng phong ba bão biển, trong tay các sa dạ sa dồng chỉ có mái chèo nhỏ; sự thúc giục nhau chống chọi với biển dữ (chèo đi thôi, chèo đi!, nước cuộn thác chớ lo, biển nổi bão phong ba dừng run đừng rợn), khích lệ nhau chớ lo, chớ run, đừng run, đừng rợn nhưng người đọc cảm nhận được nổi lo, nỗi run, nỗi rợn,… của các sa dạ sa dồng; tiếng kêu thương, kêu cứu dây thảm thiết, kinh hãi của các sa dạ sa dồng (Biển ơi, đừng giết tôi,/ Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền,/ Đừng cho thuyền lật ngang/ Đừng cho tôi bỏ thân chốn này biến hỡi!); sự đối lập giữa cái hung hãn, dữ dội, chồng chất của biển, của rán nước và sự nhỏ bé, yếu đuối, khốn khổ, tội nghiệp của con người….
– Khái quát chủ để và các đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:
+ Nội dung: Đoạn trích là tiếng kêu thương cho số phận khốn khổ, bị doạ đây, cực nhục của các sa đạ sa dồng cũng là của những con người lao động bé nhỏ, tội nghiệp, những thân phận bị áp bức. Qua đó, phản ánh thực trạng xã hội áp bức bất công, chồng chất oan khiên giáng xuống đầu những con người bé mọn, vô tội.
+ Nghệ thuật: Đoạn trích thể hiện trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo của tác giả dân gian. Đoạn trích đã mượn thế giới của cõi âm để phản ảnh hiện thực bất công, tàn khốc. Ngôn ngữ, hình ảnh sinh động, thể hiện tư duy trực quan, chất phác,… của người đồng bào.