Giới thiệu đến các bạn bài viết: Thạch Sanh ; Đọc hiểu Thạch Sanh (Truyện thơ) ; trắc nghiệm thạch sanh ; truyện thơ thạch sanh (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề:

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) thạch sanh ; đọc hiểu thạch sanh ; trắc nghiệm thạch sanh ; truyện thơ thạch sanh

Đọc văn bản sau:  thạch sanh ; đọc hiểu thạch sanh ; trắc nghiệm thạch sanh ; truyện thơ thạch sanh

THẠCH SANH

Hai hồn khi ấy vào kho,

Cùng nhau lấy hết cả đồ kim ngân.

Giở đi giở lại tần ngần,

Cho quân canh biết dời chân ra ngoài.

Gốc cây, trông thấy nằm hoài,

Bảo nhau bắt lấy nó thời chẳng sai.

Thạch Sanh mới hỏi một hai,

Thưa rằng: “Các chú bắt ai vậy mà?”

Bảo rằng: “Sao dám vào Toà

Bạc vàng trộm lấy vậy mà trốn đây?”

Sanh rằng: “Việc ấy lạ thay!

Thế mà các chú bắt rày làm chi

Bảo tôi, tôi sẽ theo đi,

Phòng như trộm cắp vậy thì có tang”.

Quân rằng: “Này bạc, này vàng,

Mày còn biến trá nói năng chi rày?”

Sanh rằng: “Như vậy oan thay,

Vốn tôi vẫn ở xưa nay thực thà,

Việc này thôi hẳn oan ta”.

Chịu gông khi ấy về toà Viện vương.

Bằng nay của cải bạc vàng,

Quân vào thưa hết mọi đường được hay:

[…] Thông nghe biết tỏ chân tình,

Chắc rằng hẳn chú Thạch Sanh đó rày.

[…] Dạy đem giam ngục Lại lê,

Canh cho nghiêm mật, chớ hề hở han.

Vâng lời Thông dạy liền giam,

Đêm ngày tra khảo, nỗi chàng mà thương!

Ngục quan thét mắng đã vang,

Nào cha, nào mẹ, quê hương chốn nào?

Truyền đem giao lại cho tao,

Tấn tra mới hỏi rằng nào tiền canh

Sanh rằng: “Ta có một mình,

Quê hương thời ở Cao Bình đường xa.

Thuở nay vốn ở cội đa,

Mẹ cha chẳng có, cửa nhà cũng không.

Tiền thì chẳng có một đồng,

Đêm ngày kiếm củi lâm tòng kiếm ăn.

Vĩ rằng có nói dối chăng.

Này dao, này búa, này rằng cung tên.

Này là cái đàn tam huyền,

Lấy chỉ thời lấy nhưng tiền thời không”.

Sai quân trước lấy cái cung

Ba đời nhà nó tham cùng hơn ai.

Mó vào thì rụng rời tay,

Dẫu mà muốn lấy khó nay được toàn

Ngục quan nghe nói mừng rơn,

Lấy dao, lấy búa, lấy đàn vân vi.

Vừa thò tay mó một khi,

Ai ngờ một lũ đều thì ngã ra!

Ngục quan bèn giận, những là,

Bước vào đỡ lấy thấy loà con người

Quan quân thấy sự lạ đời,

Bước vào tâu hết mọi nhời quỳ thưa.

Thông rằng: “Bay cứ canh giờ,

Để ta sớ tấu vậy mà giết đi”.

Vâng lời Thông nói một khi,

Về nhà mới bảo vậy thì nghiêm canh.

Lý Thông ngôi nghĩ một mình,

Nếu mà tâu sợ sự mình tỏ ra,

Chẳng bằng khâm mệnh quốc gia,

Chờ ba ngày nữa, đem ra xử tù.

Sanh từ đến ở ngục u,

Trong lòng cũng chẳng hận thù cùng ai.

Nhân khi vắng vẻ thảnh thơi,

Chàng bèn mới hỏi rằng ai lạ lùng?

Quân rằng: “Quốc tế quận công,

Chính danh tên gọi Lý Thông thực người”.

Sanh nghe quân nói đầu đuôi.

Biết rằng Thông thực là người bất nhân.

Biết mà lòng chẳng oán hờn,

Mặc ai vô nghĩa bất nhân cũng đành.

Biết mà lòng chẳng phàn nàn,

Lấy đàn mới gẩy nhặt khoan tính tình.

Đàn kêu nghe tiếng nên xinh,

Đàn kêu tang tịch tình tinh tang tình.

Đàn kêu: Ai chém trăn tinh,

Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang

Đàn kêu: Ai chém xà vương,

Đem nàng công chúa triều đường về đây?

Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân.?

Đàn kêu: Sao ở bất nhân,

Biết ăn quả lại quên ăn người giồng

Đàn kêu năn nỉ trong lòng,

Tiếng ti tiếng trúc đều cùng như ru.

[…] Đàn kêu thấu đến cung phi,

Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa.

 (Trích theo Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, Tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 2000, trang 1989 – 1993)

thạch sanh ; đọc hiểu thạch sanh ; trắc nghiệm thạch sanh ; truyện thơ thạch sanh

* Tác giả, tác phẩm thạch sanh ; đọc hiểu thạch sanh ; trắc nghiệm thạch sanh ; truyện thơ thạch sanh

Thạch Sanh: truyện thơ Nôm, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, dựa trên truyện cổ tích thần kì Thạch Sanh. Cốt truyện như sau:

Thạch Sanh mồ côi, làm nghề đốn củi, sống ở gốc đa, được một người bán rượu tên là Lý Thông kết nghĩa anh em. Trong vùng có con trăn tinh bắt người để ăn thịt nên dân lập miếu thờ và hằng năm phải nộp một mạng người cho nó mới được yên ổn làm ăn. Năm đó, đến lượt Lý Thông phải đi nộp mạng. Thông đã lừa Thạch Sanh đi thay mình. Thạch Sanh giết được trăn tinh, lấy được bộ cung tên bằng vàng. Lý Thông đoạt công của Thạch Sanh, được nhà vua phong làm đô đốc. Công chúa Quỳnh Nga bị yêu tinh đại bàng cấp đi, Thạch Sanh trông thấy liền giương cung bắn, đại bàng bị thương. Nhà vua truyền lệnh cho Lý Thông đi tìm và hứa sẽ gả công chúa cho y. Lý Thông nhờ Thạch Sanh xuống hang xà tinh cứu công chúa, nhưng sau khi cứu được công chúa lên thì cho người lấp cửa hang. Dưới hang sâu, Thạch Sanh bắn hạ xà tinh, cứu được thái tử con vua Thủy Tề, được mời xuống thuỷ cung chơi. Tại đây, Thạch Sanh thu phục và rộng lượng tha chết cho hồ tinh. Vua Thuỷ tề tặng chàng cây đàn thần, chàng trở về gốc đa sinh sống. Hồn ma của trăn tình và xà tinh trả thù, lấy đồ vàng bạc ở kho của nhà vua bỏ vào căn lều nơi gốc đa Thạch Sanh ở, chàng bị bắt giam ngục. Lý Thống định bụng sẽ xử tù chàng. Lại nói về công chúa từ ngày thoát nạn, nàng bỗng bị câm. Nhà vua tìm cách chạy chữa nhưng không khỏi. Một hôm, nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh vang ra từ ngục tối, nơi chàng bị giam giữ, công chúa bỗng lên tiếng. Thạch Sanh được vời đến, chàng kể rõ sự tình. Nhà vua phong cho Thạch Sanh làm quận công, cho kết duyên với công chúa. Thạch Sanh xin vua tha chết cho Lý Thông, nhưng trên đường về nhà, hai mẹ con y đã bị Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi trừng phạt, biến chúng thành con bọ hung, đời đời sống trong dơ bẩn. Quân của các nước chư hầu trước đây đến xin kén rể kéo đến gây chiến tranh. Thạch Sanh đã mang cây đàn thần ra gãy khiến chúng thoái chí, quy hàng. Chàng cũng mang niêu thần ra nấu cơm đãi quân tướng. Chúng nể phục và rút quân về nước. Nhà vua truyền ngôi cho Thạch Sanh, còn công chưa được phong làm hoàng hậu.

thạch sanh ; đọc hiểu thạch sanh ; trắc nghiệm thạch sanh ; truyện thơ thạch sanh

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1. Các thông tin dưới đây về tác phẩm là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, Sai ghi S)

                                 Thông tin Đúng/Sai
a) Thạch Sanh là truyện thơ Nôm bình dân.  
b) Thạch Sanh được diễn nôm từ truyện truyền thuyết dân gian cùng tên.  
c) Truyện thơ Nôm Thạch Sanh sử dụng ngôi kể thứ nhất.  
d) Truyện thơ Nôm Thạch Sanh được viết bằng thể thơ lục bát.  

 

Câu 2. Truyện thơ Nôm Thạch Sanh thuộc mô hình cốt truyện nào?

  1. Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ
  2. Nhân quả (ở hiền gặp lành, ác giả ác báo).
  3. Vòng tròn (đầu cuối tương ứng)
  4. Đảo ngược (kết quả – nguyên nhân)

Câu 3. Lựa chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết dưới đây theo đúng trình tự được kể trong văn bản.

  1. Quân lính báo cáo việc trộm cặp của Thạch Sanh cho Lý Thông, Thông sai đem Thạch Sanh tống ngục.
  2. Lý Thông sợ lộ bí mật nên định bụng ba ngày sau sẽ xử tù Thạch Sanh.
  3. Hai hồn ma mang đồ bạc vàng lấy trộm ở Toà đến lều của Thạch Sanh, Thạch Sanh bị quân lính bắt.
  4. Trong ngục, Thạch Sanh hỏi quân lính và biết Lý Thông là kẻ bất nhân. Chàng mang đàn ra gãy.
  5. Ngục quan tra khảo Thạch Sanh. Chúng định lấy cung tên, đàn thần của chàng nhưng không thể lấy được.
  6. Công chúa nghe tiếng đàn tự nhiên khỏi bệnh, xin vua cha cho vời Thạch Sanh vào cung.

Câu 4.

A   B
1) Hai hồn khi ấy vào kho,/ Cùng nhau lấy hết cả đồ kim ngân./ Giở đi giở lại tần ngần / Cho quân canh biết dời chân ra ngoài.   a) Lời của người kể chuyện
2) Quân rằng: “Quốc tế quận công/ Chính danh tên gọi Lý Thông thực người”.   b) Lời của Thạch Sanh
3) Thuở nay vốn ở cội đa/ Mẹ cha chẳng có, cửa nhà cũng không./ Tiền thì chẳng có một đồng/ Đêm ngày kiếm củi lâm tòng kiếm ăn.   c) Lời của ngục quan
4) Thông rằng: “Bay cứ canh giờ/ Để ta sớ tấu vậy mà giết đi.   d) Lời của người kể chuyện và quân lính
  e) Lời của người kể chuyện và Lý Thông

Câu 5. Phương án nào dưới đây nếu đúng về ngôn ngữ được sử dụng trong các dòng thơ “Vốn tôi vẫn ở xưa nay thực thà,/ Việc này thôi hẳn oan ta”?

  1. Ngôn ngữ viết
  2. Ngôn ngữ nói
  3. Ngôn ngữ nói ở dạng viết
  4. Ngôn ngữ viết ở dạng nói

Câu 6. Các dòng thơ nào dưới đây không có chi tiết thần kì?

  1. Hai hồn khi ấy vào kho,/ Cùng nhau lấy hết cả đồ kim ngân.
  2. Ngục quan bèn giận, những là,/ Bước vào đỡ lấy thấy loà con người!
  3. Biết mà lòng chẳng phàn nàn,/ Lấy đàn mới gãy nhặt khoan tính tình.
  4. Đàn kêu: Ai chém trăn tinh,/ Cho mày vinh hiến dự mình quyền sang?

Câu 7. Phương án nào dưới đây nêu không đúng về các nhân vật trong văn bản?

  1. Nhân vật được chia làm hai tuyến: chính diện – phản diện.
  2. Nhân vật chính diện được xây dựng theo khuôn mẫu.
  3. Tính cách nhân vật tĩnh tại, ổn định.
  4. Tính cách nhân vật biến đổi do tác động của hoàn cảnh.

Câu 8. Nếu tác dụng của yếu tố hoang đường, kì ảo (thần kì) trong văn bản.

Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một câu hỏi tu từ trong văn bản.

Câu 10. Chi tiết Thạch Sanh đánh đàn trong ngục tối ở truyện cổ tích Thạch Sanh được kể như sau:

“Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thủy Tề cho ra gảy. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa”. (Theo Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan, Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017, trang 64)

Hãy chỉ ra điểm khác biệt trong chi tiết kể về tiếng đàn ở truyện Nôm so với truyện cổ tích Thạch Sanh và nêu tác dụng của sự khác biệt đó.

II. Phần viết

Chọn một trong hai đề bài sau:

Đề bài 1: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích:

Đàn kêu nghe tiếng nên xinh,

… …

Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa.

Đề bài 2: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sống “Ở hiền gặp lành”.

thạch sanh ; đọc hiểu thạch sanh ; trắc nghiệm thạch sanh ; truyện thơ thạch sanh

Gợi ý trả lời  thạch sanh ; đọc hiểu thạch sanh ; trắc nghiệm thạch

I. Đọc hiểu

Câu 1. a – D ; b – S ; c – S ; d – D

Câu 2. B Nhân quả (ở hiền gặp lành, ác giả ác báo)

Câu 3.  c, a, c, b, d

Câu 4. 1 – a ; 2 –d; 3 – b; 4 – e

Câu 5. C Ngôn ngữ nói ở dạng viết

Câu 6.  C Biết mà lòng chẳng phàn nàn,/ Lấy đàn mới gãy nhặt khoan tính tình.

Câu 7. D Tính cách nhân vật biến đổi do tác động của hoàn cảnh.

Câu 8.

– Tác dụng của yếu tố hoang đường, kì ảo (thần kì) trong văn bản:

+ Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, giúp giải quyết mâu thuẫn, xung đột truyện.

+ Thể hiện quan điểm đạo đức và khát vọng về sự công bằng của nhân dân: ở hiền gặp lành, vạch mặt cái ác, minh oan cho người lương thiện.

+ Làm cho truyện trở nên bay bổng, thú vị, hấp dẫn.

Câu 9.

– Học sinh chỉ ra một trong số các câu hỏi tu từ thuộc văn bản:

+ Đàn kêu: Ai chém trăn tinh./ Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang

+ Đàn kêu. Ai chém xà vương./ Đem nàng công chúa triều đường về đây

+ Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày/ Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?

+ Đàn kêu: Sao ở bất nhân,/ Biết ăn quả lại quên ân người giồng?

– Tác dụng của câu hỏi tu từ:

+ Vạch mặt tội cướp công, ăn ở tráo trở, vô đạo, bất nhân, bất nghĩa của Lý Thông.

+ Thể hiện thái độ bất bình, giận dữ, tinh thần đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng của nhân dân trước cái xấu, cái ác. Mỗi câu hỏi tu từ vang lên như một bản luận tội danh thép, mạnh mẽ.

Câu 10.

Trong truyện cổ tích, việc Thạch Sanh đánh đàn chỉ được kể lại một cách khách quan, tác gia dân gian chỉ sử dụng phương thức tự sự. Trong truyện thơ Nôm chi tiết này được dụng công thể hiện như một điểm nhấn bằng sự kết hợp phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, sử dụng các biện pháp tu từ và các yếu tố nghệ thuật như lặp cấu trúc, phép đối, diễn đạt tăng tiến, sử dụng tục ngữ…

– Tác dụng: Tiếng đàn trong truyện Nôm trở thành âm thanh của đạo lí, chính nghĩa, của tiếng nói đạo đức, vạch mặt cái ác, minh oan cho người lương thiện, thể hiện quan điểm, thái độ của nhân dân; tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc…

 

II. Phần viết

Đề bài 1: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích:

Đàn kêu nghe tiếng nên xinh,

… …

Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa.

* Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

* Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Đàn kêu nghe tiếng nên xinh … Trách nàng công chúa vậy thi sai ngoa”.

* Triển khai văn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn trích và nêu vấn đề căn nghị luận.

Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn trích theo một trình tự phù hợp:

+ Tiếng đàn – lời vạch mặt, “luận tội” Lý Thông (Đàn kêu: Ai chém trăn tinh/ Cho mày vinh hiển dự minh quyền sang / Đàn kêu: Ai chém xà vương / Đem nàng công chúa triều đường về đây/ Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày/ Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?). Chú ý các yếu tố nghệ thuật; liệt kê tăng tiến, lập cấu trúc, câu hỏi tu từ, các từ ngữ “ai”, “mày”, “Lý Thông mày”.  Tiếng đàn như “kể lại hành trình và chiến công của Thạch Sanh: một mình chém trăn tinh ở miếu thờ, trừ hoạ cho dân, giúp Lý Thông thoát chết; một mình xuống hang sâu, chém xà vương, cứu công chúa đang bị giam giữ. Tiếng đàn “chỉ mặt, vạch tên” từng tội ác của Lý Thông lừa người em kết nghĩa đi canh miếu thờ để thế mạng cho mình, lừa Thạch Sanh để chàng buộc phải trốn đi, cướp công của người em kết nghĩa – mang đầu trăn tinh đến bảo vua lĩnh thưởng, nhận chức đô đốc vua ban mày vinh hiển dự mình quyển sang – một thứ vinh hiển dựa trên sự giả dối, tráo trở, lừa lọc; lấp hang đại bàng, rắp tâm giết chết Thạch Sanh sau khi chàng cứu được công chúa. Vì muốn cướp công, vinh hiển, được lấy công chúa mà Lý Thông sẵn sàng hành động ác độc. Tiếng đàn như trút sự bất bình, căm giận, quyết lôi cái ác ra ánh sáng đòi phải đến tội: kẻ ác được tác giả dân gian gọi là “mày” trong những dòng dấu miêu tả tiếng đàn, được gọi đích danh là “Lý Thông mày” trong những câu sau. Hai cặp câu đầu nếu tội ác cụ thể. Hai cặp câu sau là lời khái quát, kết tội danh thép: tội phụ nghĩa, vong ăn, tội ăn ở bất nhân, tội ăn cháo đa bát”, vô ơn — “Biết ăn quả lại quên ăn người giống”. Đó đều là những hành động đi ngược với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, là tội ác tày trời cần phải vạch mặt, chỉ tên, lôi ra ánh sáng để đền tội. Mỗi câu hỏi tu từ là một làn sóng của cảm xúc, của sự quyết liệt, mạnh mẽ, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. Tiếng đàn của công lí, chính nghĩa tấn công, vạch tội cái ác, bảo vệ người lương thiện có sức mạnh thần kì: vượt ra ngục tối, vang lên mạnh mẽ, “thấu đến cung phi”. Tiếng đàn khiến Lý Thông phải run sợ, khiến cái ác hết đường che đậy, lẫn trốn,…

+ Tiếng đàn lời “năn nỉ” “nhặt khoan” nhắn nhủ đến công chúa Quỳnh Nga (Đàn kêu năn nỉ trong lòng / Tiếng ti tiếng trúc đều cùng như ru / […] Đàn kêu thấu đến cung phi,/ Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa.). Cung bậc của tiếng đàn được thể hiện qua biện pháp so sánh (đều cùng như ru): âm thanh nỉ non, dìu dặt, bộc lộ, tỏ bày, trách móc. Tiếng đàn gợi lại lời hứa hẹn của công chúa khi xúc động trước việc Thạch Sanh không quản hiểm nguy xuống cứu mình trong hang sâu: xin được kết tóc xe tơ, kết duyên đôi lứa. Thế mà giờ đây, qua lời “quân nói đầu đuôi”, người đánh đàn mới biết công chúa sắp kết duyên cùng Lý Thông! Tiếng đàn nỉ non, trách móc… là vì thế. Vẫn âm thanh ấy, với mỗi đối tượng khác nhau lại được thể hiện bằng những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Khái quát chủ đề và các đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

+ Nội dung: Qua chi tiết miêu tả tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên từ ngục tối, tác giả dân gian thể hiện thái độ đấu tranh mạnh mẽ, dứt khoát, không khoan nhượng với cái ác; sự bảo vệ quyết liệt dành cho cái thiện, khẳng định và đề cao quan niệm sống Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

+ Một số đặc sắc nghệ thuật: Tiếng đàn là chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa, được dụng công miêu tả qua các biện pháp nghệ thuật như: lặp cú pháp, đối, điệp, câu hỏi tu từ. Lời của người kể chuyện trong đoạn này đã hoà vào cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, hé mở thêm phương diện cảm xúc bên trong của nhân vật Thạch Sanh,…

———-

Đề bài 2: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sống “Ở hiền gặp lành”.

* Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận. có cách diễn đạt mới mẻ.

* Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ về quan niệm sống “Ở hiền gặp lành”

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

– Làm rõ vấn đề nghị luận: giải thích “ở hiền” (sống tử tế, có trước có sau, theo truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc,…), “gặp lành” (nhận được điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc… trong cuộc sống), “ở hiền gặp lành” (lời khuyên, lời khẳng định, thể hiện quan niệm: sống tử tế, chân thành sẽ giúp mỗi chúng ta may mắn, hạnh phúc, và ngược lại).

– Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và lập luận để bảo vệ quan điểm:

+ Những điều tốt đẹp khi chúng ta “Ở hiền” (bản thân cảm thấy vui vẻ, thành thân, được sống chân thật, đúng là mình,… tạo dựng môi trường sống tốt đẹp, nhân ái; được mọi người trân trọng, giúp đỡ,…).

+ “Ở hiền” không phải là sống ba phải, né tránh, nhu nhược.

+ Cuộc sống vẫn còn cái xấu, cái ác, có những điều ngẫu nhiên, may rủi… vì vậy vẫn còn những con người “ở hiền” mà không, hay chưa “gặp lành”. Hiểu điều đó để mỗi chúng ta biết chấp nhận, đối mặt với số phận, kiên cường chống lại cái ác và giữ vững niềm tin vào những điều tốt đẹp: gieo mầm thiện, gieo yêu thương, gieo điều tử tế để gặt hái hạnh phúc.

– Liên hệ, mở rộng, rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề nghị luận.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *