Giới thiệu đến các bạn bài viết: Muối của rừng ; Muối của rừng Nguyễn Huy Thiệp ; Đọc hiểu Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp) (Truyện ngắn) (8 CÂU HỎI tự luận, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

Đọc văn bản sau: muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

(1) Sau Tết Nguyên Đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân

(2) Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.

(3) Chính dịp đó ông Diểu đi săn.

(4) Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. Ở tuổi sáu mươi, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống.

(5) Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. « Thôi tao phóng sinh cho mày ! » – Ông Diểu ngồi yên một lát rồi bỗng đứng dậy nhổ bãi nước bọt dưới chân mình. Lưỡng lự giây phút rồi ông vội vã bước đi. Hình như chỉ chờ có thế, con khỉ cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy vội đến con khỉ đực nằm.

(6) Ông Diểu rẽ sang một lối đi khác. Ông muốn tránh sẽ gặp người. Lối này đầy những bụi gai ngáng đường nhưng hoa tử huyền nhiều không kể xiết. Ông Diểu dừng lại sững sờ. Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.

 (Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp, Tập truyện Tình yêu, tội ác và trừng phạt, NXB Trẻ, 2012)

muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

Thực hiện các yêu cầu: muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Ở đoạn (1), vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh nào?

Câu 3 (0,5 điểm).  Chỉ ra 01 phép liên kết trong những câu văn sau: Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn.

Câu 4 (1,0 điểm). Tại sao tác giả lại cho rằng: Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da ?

Câu 5 (1,0 điểm).Việc ông Diểu cầm súng đi săn gợi cho anh chị suy nghĩ gì?

Câu 6 (0,5 điểm). Theo anh/chị chi tiết: Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi khắc họa tâm trạng của ông Diểu như thế nào ?

Câu 7 (0,5 điểm). Hoa tử huyền nở trên đường ông Diểu đi về theo anh/chị mang ý nghĩa gì?

Câu 8 (0,5 điểm). Từ văn bản, anh/chị hãy nêu quan điểm của bản thân về cách con người nên ứng xử với thiên nhiên.

II. VIẾT (4 điểm) muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn truyện trong phần Đọc hiểu.

 muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

Gợi ý trả lời muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

I. Đọc hiểu muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Tự sự/Phương thức tự sự.

Câu 2. Ở đoạn (1) vẻ đẹp thiên nhiện lên qua các hình ảnh: Cây cối nhú lộc non ; Rừng xanh ngắt; ẩm ướt; mưa xuân… 

Câu 3. Phép liên kết được sử dụng trong các câu văn:

Phép lặp: cụm từ hoa tử huyền 

Câu 4. Tác giả lại cho rằng: Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da  bởi vì:

– Trong quan niệm của nhà văn khoảng thời gian mùa xuân mà đi săn là một tuyệt thú.

– Việc được ngắm nhìn, hòa mình vào thiên nhiên có thể thanh lọc tâm hồn con người.

Câu 5. Việc ông Diểu cầm súng đi săn gợi cho nhiều suy nghĩ cho người đọc:

– Bất bình trước hành động tàn phá, hủy diệt thiên nhiên của ông Diểu

– Ông Diểu là hình ảnh biểu tượng cho loài người, không biết quí trọng, bảo vệ thiên nhiên.  

Câu 6.  Chi tiết: Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi khắc họa sâu sắc tâm trạng của ông Diểu :

– Cảm động trước tình cảm mà hai con khỉ dành cho nhau đồng thời thể hiện niềm ân hận của ông Diểu vì đã bắn con khỉ .

– Tâm trạng tạo nên khúc rẽ tâm lí và dẫn tới hành động phóng sinh con khỉ mà ông Diểu vừa bắn được.

Câu 7. Hoa tử huyền nở trên đường ông Diểu đi về mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: Trong văn bản nhà văn đã giới thiệu về hoa tử huyền: Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc. Ông Diểu phóng sinh cho con khỉ và sau đó đã may mắn gặp được hoa tử huyền.

– Hoa tử huyền tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên.

– Tượng trưng cho sự bình an, thanh thản trong tâm hồn con người khi sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 8. Đây là câu hỏi mở, thí sinh có thể tự do trình bày quan điểm miễn là hợp lí, thuyết phục. Sau đây là một vài gợi ý:

 – Thiên nhiên là phần không thể thiếu của sự sống chính vì vậy bảo vệ thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên chính là bảo vệ bản thân mình, chính là bảo vệ trái đất thân yêu.

– Cần phê phán, lên án và xử lí nghiêm khắc với những kẻ tàn phá, gây hại cho thiên nhiên.

 muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

II. Phần viết muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn truyện

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Xác định và phân tích chủ đề của đoạn truyện (gắn với tác phẩm): Đoạn trích tập trung tái hiện khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật ông Diểu trong cuộc đi săn.

– Mở đầu cuộc đi săn:

+ Thời gian: buổi sớm mùa xuân sau Tết Nguyên đán một tháng – thời gian thích nhất, đẹp nhất ở rừng.

+ Không gian: khu rừng mùa xuân đẹp đẽ và thơ mộng (Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt… Khoảng thời gian này đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật là tuyệt thú…)

+ Tâm trạng ông Diểu: mang tâm trạng đầy hứng khởi và tâm thế rất tự tin, có phần kiêu ngạo của kẻ đi chinh phục đã được trang bị đầy đủ. Vũ khí của ông là khẩu súng hai nòng, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi mà thằng con ông gửi từ nước ngoài về. Với ông Diểu, ở tuổi sáu mươi, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống.

– Lúc trở về: sự thay đổi của ông Diểu khi nhìn nhận, đánh giá về gia đình nhà khỉ:

+ Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi: nhận ra thế giới loài vật cũng có sinh mệnh thật sự với số phận, tính cách, tâm hồn và đời sống tình cảm như con người. Đối sánh với tự nhiên, con người thấy mình thật xấu xa, hèn hạ và tồi tệ, đầy những khiếm khuyết. Tự nhiên cho con người thức nhận giá trị của tình yêu thương; cái đẹp, cái thiện đã cứu rỗi và nâng đỡ tâm hồn con người trong thế giới bị bủa vây bởi cái ác.

+ Câu nói: Thôi tao phóng sinh cho mày và hành động tha bổng con khỉ như một sự chuộc lỗi với tự nhiên. Trong cuộc đấu tranh âm thầm diễn ra trong ông, cuối cùng phần người, cái thiện và lòng trắc ẩn đã chiến thắng.

+ Trên đường về, ông sững sờ gặp hoa tử huyền nhiều không kể xiết. Loài hoa ba chục năm mới nở một lần, màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta gọi nó là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc. Đó như một sự ân thưởng của thiên nhiên khi con người biết phục thiện và nhận thức ra bài học đúng đắn về cách hành xử với thiên nhiên. Thiên nhiên vẫn luôn mở lòng bao dung và hành xử cao thượng với con người. Thế giới tự nhiên tuy bí hiểm khôn lường nhưng có một thuộc tính đáng quý là rất công bằng nếu con người ứng xử với nó trên tinh thần bè bạn.

=> Qua hành trình đi săn của nhân vật, nhà văn thể hiện bức thông điệp sâu sắc về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong mỗi con người cũng như cách ứng xử giữa con người với thế giới tự nhiên.

* Đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật:

Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật:                                                

+ Ngôi kể: ngôi thứ ba – người kể chuyện đứng ngoài cuộc.

+ Điểm nhìn trần thuật đặt vào chính nhân vật ông Diểu. Điều này làm tăng độ khách quan cho câu chuyện, giúp cho người kể có thể trực tiếp bộc lộ cảm xúc và những suy ngẫm của mình. Truyện có sự đan xen giữa lời kể và những suy tư của người kể, tạo nên chiều sâu, khơi gợi trong lòng người đọc nhiều cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm.

– Xây dựng nhân vật: miêu tả tinh tế, chân thật những cảm xúc của nhân vật.                                                                   

– Kết cấu: theo trình tự thời gian cuộc đi săn của ông Diểu từ lúc bắt đầu đến khi ông trở về. Truyện kết thúc theo lối mở với chi tiết đậm màu sắc huyền thoại, đó là sự xuất hiện của loài hoa tử huyền. Cái kết này mang lại chất thơ cho tác phẩm và cũng góp phần khắc sâu chủ đề của tác phẩm.

– Chi tiết, hình ảnh mang tính biểu tượng và giàu ý nghĩa triết lí (những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da; Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần…).

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: muối của rừng ; muối của rừng nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu muối của rừng

Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *