Giới thiệu đến các bạn bài viết: Vội vàng ; Vội vàng xuân diệu ; Đọc hiểu Vội vàng (Xuân Diệu) (Thơ) (8 CÂU HỎI tự luận, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: vội vàng ; vội vàng xuân diệu ; đọc hiểu vội vàng

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) vội vàng ; vội vàng xuân diệu ; đọc hiểu vội vàng

Đọc văn bản sau:

       VỘI VÀNG

                                                                         (Xuân Diệu)

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

 

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt….
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

 

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
              Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

                                 (Theo Thơ thơ, NXB Đời nay, Hà Nội, 1938)

Chú thích

– Xuân Diệu (1916 – 1985), còn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho, quê ở làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

– Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm hứng mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

– Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực của văn học Việt nam hiện đại. Ông xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.

Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

vội vàng ; vội vàng xuân diệu ; đọc hiểu vội vàng

Trả lời các câu hỏi/thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào?

Câu 3. Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh miêu tả mùa xuân trong đoạn thơ:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;

Câu 4. Nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong các câu thơ:

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả gửi gắm trong câu thơ: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Câu 7. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của thời gian?
Câu 8. Quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống vội, sống gấp của một bộ phận giới trẻ hiện nay? Trả lời trong một đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 dòng.

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu).

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

 vội vàng ; vội vàng xuân diệu ; đọc hiểu vội vàng

Gợi ý trả lời vội vàng ; vội vàng xuân diệu ; đọc hiểu vội vàng

I. Đọc hiểu vội vàng ; vội vàng xuân diệu ; đọc hiểu vội vàng

Câu 1. Thể thơ tự do

Câu 2. Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua các từ: tôi, ta

Câu 3. Từ ngữ, hình ảnh miêu tả mùa xuân trong đoạn thơ: ong bướm, tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, yến anh, khúc tình si.

Câu 4. Các từ láy trong đoạn thơ: chếnh choáng, đã đầy, no nê.

Tác dụng:

+ Diễn tả những trạng thái hưởng thụ thỏa thuê, cực tả cảm giác tận hưởng tới mãn nguyện của thi nhân.

+Tạo nhịp điệu, làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ

Câu 5. Ý nghĩa của hai câu thơ:

              Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

              Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Thí sinh có thể có nhiều cách lí giải, cảm nhận riêng về ý nghĩa của câu thơ nhưng cần đảm bảo tính hợp lí, biết đặt câu thơ trong cả văn bản để lí giải. Sau đây là gợi ý:

xuân: mùa xuân, thời gian, tuổi trẻ

+ Ý nghĩa của cả câu: thể hiện thái độ sợ hãi, nuối tiếc trước bước đi của thời gian: thời gian một đi không trở lại, trong cái được có cái mất, trong cái đến có cái đi… 

Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả gửi gắm trong câu thơ: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

 Thí sinh bộc lộ quan điểm cá nhân, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, lí giải thuyết phục. Có thể theo hướng:

Bày tỏ quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ không hoàn toàn đồng tình.

Lí giải:

+ Đồng tình: thời gian là một dòng chảy trôi tuyến tính, một đi không trở lại, mỗi phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Bởi vậy mỗi người cần phải khẩn trương, tích cực, tăng cường độ sống để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.

+ Không đồng tình: trong nhịp sống hối hả, xô bồ, đôi khi con người cần lắng lòng, “sống chậm” để tận hưởng và hiểu hết ý nghĩa của cuộc sống.

+ Không hoàn toàn đồng tình: cần lí giải kết hợp cả 2 nội dung trên

Câu 7.  Suy nghĩ về giá trị của thời gian:

Thí sinh có thể đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là gợi ý:

– Thời gian vận hành theo quy luật của tự nhiên khách quan, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người.

– Thời gian cho ta tất cả nhưng cũng lấy đi của ta tất cả.

+ Vì vậy, chúng ta cần biết quý trọng thời gian, sống trọn vẹn và có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc.

Câu 8. Quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống vội, sống gấp của một bộ phận giới trẻ hiện nay? Trả lời trong một đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 dòng.

Thí sinh có thể đưa ra quan điểm khác nhau nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là gợi ý:

– Quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu: sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những tháng năm tuổi trẻ để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.

– Quan niệm sống vội, sống gấp của tuổi trẻ: sống bồng bột, hấp tấp, buông thả, chỉ thích hưởng thụ cuộc sống; dễ đánh mất mình, có thể để lại những hậu quả đáng tiếc, gây bất ổn xã hội…

+ Quan niệm sống sai lầm, ích kỉ, đáng bị lên án.

 vội vàng ; vội vàng xuân diệu ; đọc hiểu vội vàng

II. Phần viết vội vàng ; vội vàng xuân diệu ; đọc hiểu vội vàng

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

– Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Xuân Diệu, bài thơ “Vội vàng” và đoạn thơ.

– Phân tích, đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

Thí sinh có thể nêu cảm nhận, phân tích, đánh giá đoạn thơ theo nhiều cách hoặc theo quan điểm cá nhân nhưng cần đảm bảo 2 ý cơ bản sau:

* Chủ đề, tư tưởng của đoạn thơ:

– Chủ đề: vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân

– Tư tưởng, cảm xúc: niềm vui sướng, mê say rạo rực, tình yêu cuộc sống tha thiết của chàng trai trẻ tuổi, trẻ lòng; sống cống hiến và hưởng thụ hết mình, trân trọng thời gian, trân trọng những gì đẹp đẽ, ý nghĩa trong cuộc đời.

* Những nét nghệ thuật độc đáo

 – Thể thơ: tám chữ, những câu thơ chạy dài theo mạch cảm xúc tác giả.

– Nhịp điệu: 3/2/3 –> 2/1/3/2 …biến đổi linh hoạt, nhanh chóng gấp gáp. Tất cả diễn tả cảm xúc tươi vui hồ hởi, thái độ ham sống, yêu đời của thi nhân.

– Hình ảnh thơ:

+ Gần gũi, thân quen (nắng gió, hoa lá, ánh sáng, âm thanh); tươi đẹp, tràn đầy sức sống, niềm vui (đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, thần vui gõ cửa…); tình tứ, quyến rũ (ong bướm, tuần tháng mật, ngon như một cặp môi gần…)

+ Thiên nhiên được diễn đạt bằng những hình ảnh mới lạ; ngôn từ gợi cảm, tinh tế với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh, điệp ngữ…)

– Nhân vật trữ tình: Cái tôi ý thức cá nhân mạnh mẽ với cách nhìn đời trẻ trung qua lăng kính tình yêu. Vẻ đẹp của con người được nhà thơ lấy làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên; tình cảm vừa thiết tha, rạo rực, đắm say vừa vội vàng cuống quýt do cảm nhận được bước đi của thời gian.

+ Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê; nhịp điệu gấp gáp, từ ngữ táo bạo.

– Liên hệ, mở rộng:

+ Liên hệ, đối sánh với các tác phẩm khác của Xuân Diệu hoặc của các tác giả khác để thấy được nét độc đáo của bài thơ.

+ Liên hệ với thực tiễn đời sống để rút ra những bài học về lẽ sống: sống mãnh liệt, sống hết mình, biết quý trọng từng giây phút của cuộc đời, nhất là những tháng năm tuổi trẻ.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: vội vàng ; vội vàng xuân diệu ; đọc hiểu vội vàng

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *