Giới thiệu đến các bạn bài viết: Trai anh hùng gái thuyền quyên ; Đọc hiểu Trai anh hùng gái thuyền quyên (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản (6 điểm) trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

Đọc văn bản sau: trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

TRAI ANH HÙNG, GÁI THUYỀN QUYÊN

Nguyễn Du

Lần thâu gió mát trăng thanh,

Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.

Râu hùm, hàm én, mày ngài,

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

Đội trời, đạp đất ở đời,

Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.

Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng

Thiếp danh đưa đến lầu hồng,

Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.

Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ.

Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?”

[…] Thưa rằng: “Lượng cả bao dong

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội, hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Nghe lời vừa ý, gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỉ trước sau mấy người.

Khen cho con mặt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau!”

Hai bên ý hợp, tâm đầu,

Khi thân, chẳng lọ là cấu mới thân!

Ngỏ lời nói với băng nhân,

Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn

Buồng riêng, sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên.

Trai anh hùng, gái thuyền quyền,

Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.

(Trích Truyện Kiều, Sđd, trang 158 – 162)

trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

Câu 1. Văn bản kể lại sự việc gì?

  1. Từ Hải gặp Thuý Kiều ở chốn lầu xanh, đắm đuối, say mê nhan sắc, tài năng của nàng và hai bên cùng xướng hoạ thơ văn tâm đầu ý hợp.
  2. Từ Hải gặp Thuý Kiều ở chốn lầu xanh, thương vì cảnh, cảm vì tình, say đắm vì tài sắc nên đã chuộc nàng ra và cưới năng làm vợ.
  3. Từ Hải hoàn thành sự nghiệp anh hùng và trở về chuộc Thuý Kiều ra khỏi lâu xanh, cưới nàng làm vợ, cho nàng một địa vị mới.
  4. Thuý Kiểu gặp Từ Hải và bày tỏ mong muốn được người anh hùng mở lòng lượng cả bao dung giúp chuộc mình ra khỏi chốn lầu xanh.

Câu 2. Trong văn bản không có lời của nhân vật nào?

  1. Thuý Kiều
  2. Người kể chuyện
  3. Từ Hải
  4. Băng nhân

Câu 3. Nhân vật Từ Hải trong văn bản được miêu tả bằng bút pháp gì?

  1. Tả cảnh ngụ tình
  2. Tả thực
  3. Ước lệ, lí tưởng hoá
  4. Vẽ mây nẩy trăng

Câu 4. Với Từ Hải, Thuý Kiều là ai?

  1. Một tấm lòng lượng cả bao dung
  2. Một cô gái lầu xanh đáng thương
  3. Một thân phận cỏ nội, hoa hèn
  4. Một hồng nhan tri kỉ

Câu 5. Trong văn bản, tác giả Nguyễn Du không sử dụng hình thức ngôn ngữ nào để thể hiện nhân vật Thuý Kiều?

  1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Thuý Kiều
  2. Ngôn ngữ đối thoại của Thuý Kiều
  3. Ngôn ngữ kể và bình luận của người kể chuyện
  4. Ngôn ngữ đối thoại của Từ Hải

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?

  1. Mắt xanh
  2. Anh hào
  3. Non sông một chèo
  4. Phỉ nguyền sánh phượng

Câu 7. Trong dòng thơ “Rộng thương cỏ nội, hoa hèn”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Ẩn dụ
  2. So sánh
  3. Nhân hoá
  4. Hoán dụ

Câu 8. Liệt kê các từ ngữ tác giả Nguyễn Du sử dụng để chỉ nhân vật Từ Hải trong văn bản. Từ đó, nêu nhận xét của em về thái độ của tác giả dành cho nhân vật này.

Câu 9. Từ Hải gặp Thuý Kiều khi nàng đang phải sống ở chốn thanh lâu (lầu xanh) lần thứ hai. Từ thanh lâu để chỉ nơi ở của kĩ nữ. Nhưng trong đoạn trích này, Nguyễn Du lại dùng từ lầu hồng (chỗ phụ nữ sang trọng ở”. Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiểu (NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2000, trang 299) để nói về nơi ở của Thuý Kiều. Theo em, tại sao tác giả lại sử dụng từ ngữ như vậy.

Câu 10. Trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhân vật Từ Hải khi xuất hiện lần đầu được miêu tả như sau:

Lúc ấy, có một hảo hán tên Hải họ Từ tự là Minh Sơn, vốn người đất Việt, có tính khoáng đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tì thiếp coi thường, lại còn tinh cả lục thao tam lược, nổi danh cái thế anh hùng (anh hùng trùm cả đời). Trước cũng theo nghề nghiên bút, thi hỏng mấy khoa, sau mới xoay ra thương mại, tiền của có thừa, lại thích kết giao với những giang hồ hiệp khách. Nay nghe Thuý Kiều là hạng tài sắc, lại thêm khí khái hiệp hào, nhân tiện ghé thăm, mụ chủ biết Từ Minh Sơn là tay hảo hán, có lòng hạ cố, vội kêu Thuý Kiều ra tiếp. Thoạt mới nhìn nhau, đôi bên đã có phần thiện cảm…

(Phạm Đan Quế, Truyện Kiều đối chiếu, NXB Hải Phòng Hải Phòng 1999, trang 349 – 350)

Hãy chỉ ra một sự sáng tạo khi miêu tả nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du trong văn bản so với truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

II. Phần viết trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

Đề bài 1: Hãy viết bài văn phân tích nhân vật Từ Hải trong văn bản Trai anh hùng gái thuyền quyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Đề bài 2: Hãy viết bài văn nghị luận bàn về lí tưởng của thế hệ trẻ trong cuộc sống hôm nay.

trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

Gợi ý trả lời trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

I. Đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

Câu 1. B Từ Hải gặp Thuý Kiều ở chốn lầu xanh, thương vì cảnh, cảm vì tình, say đắm vì tài sắc nên đã chuộc nàng ra và cưới năng làm vợ.

Câu 2. D Băng nhân

Câu 3. C Ước lệ, lí tưởng hoá

Câu 4. D Một hồng nhan tri kỉ

Câu 5. A Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Thuý Kiều

Câu 6. B Anh hào

Câu 7. A Ẩn dụ

Câu 8.

– Các từ ngữ tác giả Nguyễn Du sử dụng để chỉ nhân vật Từ Hải trong văn bản: khách biên đình, đấng anh hào, anh hùng, trai anh hùng.

– Nhận xét: Thái độ trân trọng, ngợi ca, tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật Từ Hải của tác giả Nguyễn Du.

Câu 9.

Từ Hải gặp Thuý Kiều ở chốn thanh lâu (lầu xanh), nhưng trong đoạn trích, Nguyễn Du lại viết “Thiếp danh đưa đến lầu hồng”. Lầu hồng là nơi “phụ nữ sang trọng ở” (Đào Duy Anh). Cách dùng từ ngữ như vậy thể hiện cái nhìn trân trọng của Từ Hải dành cho Thuý Kiều. Trong mắt Từ, Kiều là bậc tri kỉ. Cách ứng xử đó cũng cho thấy cốt cách đàng hoàng, bao dung, độ lượng, tình cảm thực sự mà Từ Hải dành cho Thuý Kiều. Qua đó, thấy được tình cảm trân trọng của nhà thơ Nguyễn Du dành cho nhân vật.

Câu 10.

Học sinh đối chiếu phần văn bản được trích dẫn trong Kim Vân Kiều truyện với đoạn trích để chỉ ra một sự sáng tạo của Nguyễn Du khi miêu tả nhân vật Từ Hải. Có thể chọn các gợi ý dưới đây:

– Nguyễn Du miêu tả cụ thể chân dung Từ Hải: “Râu hùm … gồm tài”

– Lược bỏ các chi tiết về lí lịch không mấy đẹp đẽ của Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện, chỉ nói khái quát: “Giang hồ … một chèo”.

– Nguyễn Du tả việc Từ Hải gửi thiếp danh đến lầu hồng cho Thuý Kiều trước khi gặp gỡ thể hiện sự đàng hoàng, trang trọng…

trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

II. Phần viết trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

Để bài 1:

– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vẫn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cả nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

– Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích nhân vật Từ Hải trong văn bản.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn trích và nêu vấn đề cần nghị luận.

+ Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích theo một trình tự phù hợp:

  • “Chân dung” của Từ Hải (Râu hùm … một chèo): tướng mạo, tài năng, chí khí, tên tuổi. Chú ý cách sử dụng từ ngữ để chỉ Từ Hải của Nguyễn Du: khách biên đình, đấng anh hào, anh hùng…. thể hiện sự trân trọng, ngợi ca, tôn vinh; bút pháp miêu tả ước lệ, lí tưởng hoá; giọng điệu ngợi ca, các điển cổ được sử dụng….; “chân dung” Từ Hải được thể hiện bằng ngôn ngữ của người kể chuyện.
  • Hành động, ngôn ngữ của Từ Hải: hành động gửi thiếp danh đến lầu hồng; từ ngữ Từ Hải dành để nói về Thuý Kiều: mắt xanh, tri kỉ, con mắt tinh đời; tình cảm Từ Hải dành cho Thuý Kiều: Bấy lâu… có không?, Một lời đã biết đến ta … có nhau; hành động đáp lại lời tỏ bày của Thuý Kiều: vừa ý, gật đầu, cười rằng, khen; hành động chuộc Thuý Kiều ra khỏi lầu xanh và cưới nàng về làm vợ (Ngỏ lời … bát tiên) → Từ Hải là người thực sự rung động, yêu mến, hiểu và trân trọng nàng Kiều, là con người đàng hoàng, chính trực. Từ Hải là ân nhân trong cuộc đời Kiều. Chú ý nghệ thuật thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ và hành động của tác giả Nguyễn Du.

+ Khái quát chủ đề của tác phẩm được thể hiện qua nhân vật và đánh giá về nghệ thuật thể hiện nhân vật:

  • Nội dung: Đoạn trích thể hiện sự ngợi ca, lí tưởng hoá dành cho nhân vật Từ Hải, cũng là cảm hứng trân trọng vẻ đẹp của con người, tôn vinh lí tưởng, hoài bão và khát vọng tự do công lí của kẻ làm trai vượt khỏi định kiến và khuôn khổ của xã hội phong kiến.
  • Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ nhân vật bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá, bằng các chi tiết kể, tả, bình luận của người kể chuyện và ngôn ngữ, hành động trực tiếp của nhân vật.

Đề bài 2: trai anh hùng gái thuyền quyên ; đọc hiểu trai anh hùng gái thuyền quyên ; trắc nghiệm trai anh hùng gái thuyền quyên

Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Xác định đúng yêu cầu của đề: Bàn luận về lí tưởng của thế hệ trẻ trong cuộc sống hôm nay.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

+ Làm rõ vấn đề nghị luận: Thế nào lí tưởng?

+ Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và lập luận để bảo vệ quan điểm: Vai trò của lí tưởng đối với thế hệ trẻ; lí tưởng của thế hệ trẻ hôm này có gì gặp gỡ và khác biệt so với các thế hệ đi trước; có hiện tượng nào lệch lạc về lí tưởng trong thế hệ trẻ cần được quan tâm không, …  

+ Liên hệ, mở rộng, bài học rút ra về lí tưởng sống cho bản thân.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *