Giới thiệu đến các bạn bài viết: Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; Đọc hiểu Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (Nguyễn Du) ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông (Nguyễn Du) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

I. Đọc hiểu văn bản  hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Đọc văn bản sau: hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

HOA ĐÀO NĂM NGOÁI CÒN CƯỜI GIÓ ĐÔNG

Nguyễn Du

Từ ngày muôn dặm phù tang

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.

Vội sang vườn Thuý dò la

Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.

Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời…

Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Sập sè én liệng lầu không

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

Láng giềng có kẻ sang chơi,

Lần la sẽ hỏi một hai sự tình.

Hỏi ông, ông mắc tụng đình,

Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha.

Hỏi nhà, nhà đã dời xa,

Hỏi chàng Vương, cùng với là Thuý Vân.

Đều là sa sút khó khăn,

May thuê, viết mướn, kiếm ăn lần hồi.

Điều dâu sét đánh lưng trời,

Thoắt nghe, chàng thoát rụng rời xiết bao!

Vội han di trú nơi nào?

Đánh đường, chàng mới tìm vào tận nơi.

Nhà tranh, vách đất tả tơi,

Lau treo rèm nát, trúc cài phên thưa.

Một sân đất cỏ dầm mưa,

Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn đường!

Đánh liều lên tiếng ngoài tường,

Chàng Vương nghe tiếng, vội vàng chạy ra.

Dắt tay vội rước vào nhà,

Mái sau, viên ngoại ông bà ra ngay.

Khóc than kể hết niềm tây:

“Chàng ôi, biết nỗi nước này cho chưa?

Kiều nhi phận mỏng như tờ,

Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!

Gặp cơn gia biến lạ đường.

Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.

Dùng dằng khi bước chân ra,

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.

Trót lời hẹn với lang quân,

Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.

Gọi là trả chút nghĩa người,

Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên”

[…] Ông bà càng nói càng đau,

Chàng càng nghe nói, càng rầu như dưa.

Vật mình vẫy gió, tuôn mưa,

Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai!

(Trích Truyện Kiều, Sđd, trang 158 – 162)

hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Lựa chọn đáp án đúng hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Câu 1. Lựa chọn và sắp xếp các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự được kể trong văn bản.

  1. Tìm vào nhà Vương Ông, Kim Trọng được ông bà kể sự tỉnh và nhắc lại lời Thuý Kiều dặn dò nhờ Thuý Vân thay minh trả nghĩa cho chàng Kim, Kim Trọng đau đớn khóc than khi biết tin dữ.
  2. Vương Ông khuyên nhủ Kim Trọng hãy thực hiện lời dặn dò của Thuý Kiều, chàng Kim khẳng định tình cảm thuỷ chung và sụt sùi trở ra.
  3. Gặp người láng giếng sang chơi, Kim Trọng hỏi han, biết cảnh ngộ của nhà Vương Ông, chàng rụng rời đau đớn.
  4. Sau nửa năm về hộ tang chú, Kim Trọng trở lại, sang vườn Thuý, chàng bất ngờ vì phong cảnh tiêu điều, khác xưa.

Câu 2. Văn bản là ngôn ngữ của ai?

  1. Người kể chuyện và ông bà Vương Ông
  2. Vương Bà và người láng giềng
  3. Ông bà Vương Ông và Kim Trọng
  4. Vương Quan và Vương Ông

Câu 3. Các dòng thơ: “Trót lời hẹn với lang quân,/ Mượn con em nó Thuý Vân thay lời Gọi là trả chút nghĩa người,/ Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên.” thuộc ngôn ngữ nào.

  1. Ngôn ngữ viết ở dạng nói
  2. Ngôn ngữ nói ở dạng viết
  3. Ngôn ngữ độc thoại
  4. Ngôn ngữ của người kể chuyện

Câu 4. Kim Trọng trở lại vườn Thuý vào thời gian nào?

  1. Mùa xuân
  2. Mùa hạ
  3. Mùa thu
  4. Mùa đông

Câu 5. Trường hợp nào dưới đây là điển cố?

  1. Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
  2. Vội sang vườn Thúy dò la
  3. Hỏi ông, ông mắc tụng đình
  4. Nửa nằm ở đất Liêu Dương lại nhà

Câu 6. Khung cảnh vườn Thuý hiện ra qua điểm nhìn của ai?

  1. Vương Quan
  2. Vương Ông
  3. Người láng giềng
  4. Kim Trọng

Câu 7. Từ nào dưới đây không phải là từ láy?

  1. Dầm dề
  2. Thẫn thờ
  3. Rã rời
  4. Dằng dặc

Câu 8. Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”.

Câu 9. Nêu tác dụng của bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng trong đoạn thơ: “Sập sè én liệng lầu không./ Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày./ Cuối tường gai góc mọc đầy / Đi về này những lối này năm xưa!”.

Câu 10. Hãy ghi lại bốn dòng thơ trong đoạn trích Trao duyên thể hiện sự việc mà gia đình Thuý Kiều đang kể lại cho Kim Trọng: “Trót lời hẹn với lang quân, Mượn con em nó Thuý Vân thay lời”.

II. Phần viết hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Đề bài: Hãy viết bài văn phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ:

Từ ngày muôn dặm phù tang,

… … …

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Gợi ý trả lời hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

I. Đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Câu 1. d,c,a

Câu 2. A Người kể chuyện và ông bà Vương Ông

Câu 3. B Ngôn ngữ nói ở dạng viết

Câu 4. A Mùa xuân

Câu 5. A  Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Câu 6. D Kim Trọng

Câu 7. C Rã rời

Câu 8.

Học sinh viết câu trả lời trong phạm vi từ 7 – 10 dòng. Chú ý những nội dung sau:

– Đây là hình ảnh được gợi từ tứ thơ của Thôi Hộ (xem chú thích).

– Hình ảnh gợi lên sự sũng sở, bàng hoàng, tiếc nuối: Hoa đấy người đâu? – Cái còn gợi ra cái mất. Vẫn là cảnh cũ mà người xưa không thấy.

– Hình ảnh gợi lên sự trớ trên, tương phản: Hoa văn cười với gió đông, còn lòng người thì buồn bã, nhớ nhung, thẫn thờ. Cái tươi tắn của hoa gợi nỗi tàn héo trong lòng người.

Câu 9.

– Tác dụng của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích: “Sập sè … năm xưa”:

+ Gợi ra bức tranh thiên nhiên hoang tàn, thiếu vắng hơi người, chỉ có thiên nhiên hoang vắng: lầu bỏ không, không gian thấp, én liệng sập sè, mặt đất cỏ lan, rêu phong phủ kín dấu giày xưa, con đường cũ có nẻo thông mới rào ngày nào giờ là thế giới của gai góc. Hoàn toàn không có sự hiện diện và hơi ấm của con người.

+ Là bức tranh của tâm cảnh, thể hiện tâm trạng buồn đau, hoài niệm, rã rời, tiếc nuối, xót xa của chàng Kim khi trở lại nơi cũ. Vẫn là mùa xuân, là cánh én, nhưng không phải là cái náo nức “Ngày xuân con én đưa thoi” của buổi nào. Cánh én cũng như không đủ sức bay trong một không gian thấp, tối, hoang lạnh. Lòng người trống vắng, cô đơn, nhớ tiếc. Sự hoài niệm, sống lại kí ức của tình yêu, hình dung lại bước chân người thương “Đi về này những lối này năm xưa!” càng làm tăng thêm cảm giác đối lập gay gắt với hiện tại, nhấn mạnh nỗi đau xót, tiếc nuối khôn tả của chàng Kim,…

Câu 10.

– Học sinh lựa chọn, ghi lại được bốn dòng thơ trong đoạn trích Trao duyên thể hiện sự việc mà gia đình Thúy Kiều đang kể lại cho Kim Trong ngày chàng trở lại (sự việc Thụy Kiều trao duyên cho Thuý Vân, nhờ Thuý Vân thay minh trả nghĩa cho chàng Kim). Cụ thể, học sinh có thể nêu các cầu sau:

– Cậy em em có chịu lời,/ Ngôi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa / Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em.

– Sự đầu sóng gió bất kì/ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai/ Ngày xuân em hãy còn dài,/ Xót tình máu mủ thay lời nước non.

– Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non./ Chị dù thịt nát xương mòn,/ Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.

hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

II. Phần viết hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; đọc hiểu hoa đào năm ngoái còn cười gió đông ; trắc nghiệm hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

– Bài làm cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

– Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích vẻ đẹp (nội dung và nghệ thuật) của đoạn thơ: “Từ ngày muôn dặm phù tang .. Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?”,

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Ví dụ:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn trích và nêu vấn đề cần nghị luận (tâm trạng của chàng Kim khi trở lại vườn Thuý, thấy cảnh cũ hoang tàn, người xưa vắng bóng).

+ Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ theo một trình tự phù hợp:

  • Hai câu đầu giới thiệu, dẫn dắt cốt truyện: “Từ ngày muôn dặm phù tang/ Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.”. Phía sau lời trấn thuật khách quan của người kể chuyện, hẳn là tâm trạng mong ngóng, sớm được trở lại vườn Thúy để thực hiện lời ước hẹn, là niềm hi vọng và những tưởng tượng hạnh phúc về ngày gặp lại người yêu của chàng Kim,…).
  • Bức tranh khung cảnh vườn Thuý hoang tàn, lạnh lẽo, không bóng người thương hiện lên qua điểm nhìn của chàng Kim (Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa. Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,/ Song trăng quanh quẽ, vách mưa rã rời…; Sập sè én liệng lầu không/ Cỏ lau mặt đất rêu phong dấu giày./ Cuối tường gai góc mọc đầy.). Chú ý các hình ảnh, phép đối, liệt kê,… được sử dụng để thể hiện bức tranh thiên nhiên.
  • Tâm trạng buồn đau, tiếc nuối, nỗi trống vắng, xót xa,… của chàng Kim. Chú ý phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình, bức tranh tâm cảnh, ánh mắt của chàng Kim, hình ảnh “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”, những hoài niệm quá khứ (rêu phong dấu giày, Đi về này những lối này năm xưa!), câu hỏi tu từ (Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?),…

+ Khái quát chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

  • Nội dung: Khắc hoạ bức tranh tâm cảnh của Kim Trọng khi trở lại vườn Thuý, tác giả đã bộc lộ sự xót xa, thương cảm, cất tiếng khóc cho mối tình trong sáng, đẹp đẽ của Kim Trọng và Thuý Kiều bởi những oan trái, bất công giáng xuống, khiến con người phải chịu cảnh chia li, tang thương dâu bể.
  • Nghệ thuật: Đoạn trích là một trong những mẫu mực của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, sử dụng thành công các phép đối, điển cổ, ngôn ngữ kết hợp giữa lời của người kể chuyện ở ngôi thứ ba và điểm nhìn nương vào bên trong nhân vật Kim Trọng để thể hiện sâu sắc đời sống nội tâm nhân vật.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *