Giới thiệu đến các bạn bài viết: Xương rồng và cúc biển (Truyện đồng thoại); Đọc hiểu Xương rồng và cúc biển (Truyện đồng thoại); trắc nghiệm xương rồng và cúc biển (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: xương rồng và cúc biển ; đọc hiểu xương rồng và cúc biển ; trắc nghiệm xương rồng và cúc biển
Đọc văn bản sau: xương rồng và cúc biển ; đọc hiểu xương rồng và cúc biển ; trắc nghiệm xương rồng và cúc biển
XƯƠNG RỒNG VÀ CÚC BIỂN
Xương Rồng sống ở bãi cát ven biển đã lâu mà chẳng được ai để ý đến. Bông Cúc Biển thấy lão sống lặng lẽ quá nên xin đến ở chung. Lão hơi khó chịu nhưng vẫn đồng ý. Một hôm, đàn bướm nọ bay ngang qua, kêu lớn:
– Ôi, bác Xương Rồng nở hoa đẹp quá!
Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên tiếng nhưng nó chỉ im lặng, mỉm cười. Nhiều lần được khen, lão vui vẻ ra mặt.
Thời gian trôi qua, hết Xuân đến Hè, hoa Cúc Biển tàn úa. Vài chú ong nhìn thấy liền cảm thán:
– Thế là đến thời hoa Xương Rồng tàn heo!
Nghe mọi người chê, Xương Rồng liền gân cổ cãi:
– Ta chẳng bao giờ tàn héo cả. Những bông hoa kia là của Cúc Biển đấy!
Cúc Biển chẳng nói gì nhưng không cười nữa. Đợi chị gió bay qua, nó xin chị mang mình theo đến vùng đất khác.
Mùa Xuân đến, bướm ong lại bay qua nhưng chẳng ai còn để ý đến Xương Rồng nữa. Lão tiếp tục sống những ngày tháng có độc như trước.
(Lê Luynh, Chùm truyện đồng thoại,http://tuanbaovannghetphem.vn/8/8/2020)
Lựa chọn đáp án đúng xương rồng và cúc biển ; đọc hiểu xương rồng và cúc biển ; trắc nghiệm xương rồng và cúc biển
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào?
- Truyền thuyết.
- Truyện cười.
- Truyện đồng thoại.
- Truyện cổ tích.
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
- Ngôi thứ nhất số ít.
- Ngôi thứ hai.
- Ngôi thứ ba.
- Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 3. Vì sao Cúc Biển lại muốn đến sống cùng Xương Rồng?
- Vì Cúc Biển muốn có người bảo vệ.
- Vì Cúc Biển cũng muốn được khen.
- Vì Cúc Biển muốn nổi bật hơn Xương Rồng.
- Vì Cúc Biển thấy Xương Rồng sống một mình lặng lẽ quá.
Câu 4. Tính xấu của Xương Rồng là gì?
- Kiêu căng.
- Thích bắt nạt người khác.
- Lười biếng.
- Ích kỷ.
Câu 5. Vì sao Xương Rồng lại phải sống những ngày cô độc như trước?
- Vì Cúc Biển bỏ đi.
- Vì bướm ong không bay đến nữa.
- Vì Xương Rồng kiêu căng và không biết quý trọng tình bạn.
- Vì Xương Rồng không muốn ai làm phiền.
Câu 6. Câu: “Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước.” có mấy từ đơn?
- Bốn từ.
- Năm từ.
- Sáu từ.
- Bảy từ.
Câu 7. Câu: “Những bông hoa kia là của Cúc Biển đấy!” có mấy từ phức?
- Một từ.
- Hai từ.
- Ba từ.
- Bốn từ.
Câu 8. Câu: “Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên tiếng nhưng nó chỉ im lặng, mỉm cười.” có mấy từ láy?
- Một từ.
- Hai từ.
- Ba từ.
- Bốn từ.
Câu 9. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Nghe mọi người chê, Xương Rổng liền gân cổ cãi” ?
- Ẩn du.
- Nhân hóa.
- Hoán dụ.
- So sánh.
Câu 10. Từ cô độc có nghĩa là gì?
- Chỉ có một mình, tách khỏi mọi liên hệ xung quanh.
- Chỉ có một mình, không có người thân, không nơi nương tựa.
- Làm cho tách riêng ra khỏi mối liên hệ với cái khác.
- Lẻ loi và cô quạnh.
Phần tự luận xương rồng và cúc biển ; đọc hiểu xương rồng và cúc biển ; trắc nghiệm xương rồng và cúc biển
Câu 1. Đặt câu với các từ sau: lặng lẽ, hồi hộp.
Câu 2. Nêu bài học cuộc sống mà em rút ra được từ truyện Xương Rồng và Cúc Biên.
Gợi ý trả lời xương rồng và cúc biển ; đọc hiểu xương rồng và cúc biển ; trắc nghiệm xương rồng và cúc biển
Đọc hiểu xương rồng và cúc biển ; đọc hiểu xương rồng và cúc biển ; trắc nghiệm xương rồng và cúc biển
Câu 1. C Truyện đồng thoại.
Câu 2. C Ngôi thứ ba.
Câu 3. D Vì Cúc Biển thấy Xương Rồng sống một mình lặng lẽ quá.
Câu 4. A Kiêu căng.
Câu 5. C Vì Xương Rồng kiêu căng và không biết quý trọng tình bạn.
Câu 6. D Bảy từ.
Câu 7. B Hai từ.
Câu 8. A Một từ.
Câu 9. B Nhân hóa.
Câu 10. A Chỉ có một mình, tách khỏi mọi liên hệ xung quanh.
Phần tự luận
Câu 1.
+ Anh ta rời đi lặng lẽ, để lại những kí ức mơ hồ và những câu hỏi chưa có đáp án.
+ Đứng trên sân khấu, ánh đèn sáng rực làm tăng thêm cảm giác hồi hộp của tôi.
Câu 2. xương rồng và cúc biển ; đọc hiểu xương rồng và cúc biển ; trắc nghiệm xương rồng và cúc biển
Sau đây là một số gợi ý:
– Trong cuộc sống cần có sự chia sẽ, đồng cảm và thấu hiểu.
– Không nên kiêu căng, cần biết sống hòa đồng và tôn trọng người khác;
– Những sai lầm về nhận thức và lối sống có thể dẫn tới những hậu quả tồi tệ.
– Phải biết sống vị tha, mình vì mọi người, mọi người vì mình.