Giới thiệu đến các bạn bài viết: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) ; Đọc hiểu chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ) (Thơ) ; (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
Đọc đoạn trích từ bài thơ Chuyện cổ nước mình và thực hiện các yêu cầu: chuyện cổ nước mình ; đọc hiểu chuyện cổ nước mình
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có răng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
(Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngữ văn 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 94)
Câu 1. Đoạn trích viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Các từ in đậm thuộc kiểu từ loại gì” Hãy đặt câu với mỗi từ in đậm.
Câu 3. Những câu chuyện cổ đã giúp nhân vật trữ tình “tôi” cảm nhận, thấu hiểu được điều gì?
Câu 4. Hãy kể tên một câu chuyện cổ mà em yêu thích và nêu một điểm tâm đắc từ câu chuyện ấy.
Gợi ý trả lời chuyện cổ nước mình ; đọc hiểu chuyện cổ nước mình
Câu 1. chuyện cổ nước mình ; đọc hiểu chuyện cổ nước mình
Đoạn trích viết theo thể thơ lục bát.
Câu 2. chuyện cổ nước mình ; đọc hiểu chuyện cổ nước mình
Các từ: thầm thì, thiết tha thuộc kiểu từ láy.
Đặt câu với mỗi từ, chẳng hạn:
– Những dòng thơ ấy cứ thầm thì chảy mãi trong tâm hồn em.
– Giọng điệu sâu lắng, thiết tha, êm ái của bài thơ đã gieo vào lòng người đọc những ấn tượng khó phai.
Câu 3. chuyện cổ nước mình ; đọc hiểu chuyện cổ nước mình
Những câu chuyện cổ đã giúp tôi cảm nhận, thấu hiểu:
– Nghe cuộc sống thầm thì với những vẻ đẹp thân thương: cơn nắng vàng, cơn mưa trắng, rặng dừa nghiêng soi bên dòng sông êm đềm;
– Thấu hiểu được sợi dây liên lạc giữa hiện tại với quá khứ, giữa “đời cha ông với đời tôi”.
– Những câu chuyện cổ cho tôi nhận mặt ông cha, qua đó mà hình dung được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh của thế hệ trước.
Câu 4.
Có hai yêu cầu:
– Nêu được một truyện cổ yêu thích.
– Nêu được một điều tâm đắc về câu chuyện.
Ví dụ: Thạch Sanh là một truyền cổ tích đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Cái kết của truyện là một kết thúc có hậu, ở đó, người ác bị trừng trị đích đang, người tốt được đền đáp xứng đáng. Mẹ con Lí Thông bị trời đánh chết. Thạch Sanh lấy công chúa, rồi được làm vua, trị vì đất nước. Kết thúc ấy phản ánh triết lí và ước vọng sống ngàn đời của người Việt: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.