Giới thiệu đến các bạn bài viết: Cô bé bán diêm (Ha Cri-xti-an An-đéc-xen) ; Đọc hiểu Cô bé bán diêm (Ha Cri-xti-an An-đéc-xen) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: cô bé bán diêm ; đọc hiểu cô bé bán diêm

Đọc đoạn trích từ truyện Cô bé bán diêm và thực hiện các yêu cầu:

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên trong sáng, chói chang trên bầu trời nhạt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một đầu năm hiện lên từ thì em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”. Nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

(Ha Cri-xti-an An-đéc-xen, Ngữ văn 6, tập 1, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr. 64)

cô bé bán diêm ; đọc hiểu cô bé bán diêm

Câu 1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Câu 2. Các cụm từ in đậm thuộc kiểu cụm từ loại nào? Phân tích cấu tạo của các cụm từ loại đó.

Câu 3. Những chi tiết nào miêu tả cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm? Nêu cảm nhận của em về cách ứng xử đó của họ.

Câu 4. Cách kết thúc truyện Cô bé bán diêm có điều gì khác so với cách kết thúc có hậu thường thấy ở các truyện cổ tích khác mà em đã đọc?

cô bé bán diêm ; đọc hiểu cô bé bán diêm

Gợi ý trả lời cô bé bán diêm ; đọc hiểu cô bé bán diêm

Câu 1. cô bé bán diêm ; đọc hiểu cô bé bán diêm

Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Người kể giấu mặt, không xuất hiện trực tiếp nhưng biết hết và kể ra được diễn biến của sự việc.

Câu 2. cô bé bán diêm ; đọc hiểu cô bé bán diêm

Các cụm từ in đậm thuộc kiểu cụm danh từ.

– một: phụ ngữ trước, chỉ số lượng ít; xó tường: danh từ trung tâm chỉ vật.

– một phụ ngữ trước, chỉ số lượng ít; em gái: danh từ trung tâm chỉ người.

– những: phụ ngữ trước, chỉ lượng nhiều; bao diêm: danh từ trung tâm chỉ vật.

– những phụ ngữ trước, chỉ lượng nhiều; cái kì diệu: danh từ trung tâm chỉ khái niệm.

Câu 3. cô bé bán diêm ; đọc hiểu cô bé bán diêm

Những chi tiết miêu tả cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm:

– mọi người vui vẻ ra khỏi nhà;

– người ta thấy một em gái

– mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”;

– chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy…

Những chi tiết miêu tả nêu trên thể hiện sự thờ ơ, vô cảm của người đi đường đối với một em bé bất hạnh. Không một ai trong số họ mảy may xúc động trước cảnh ngộ thương tâm của một đồng loại, nhất lại là của một trẻ thơ. Nhà văn đã không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của một thân phận khốn cùng dưới đáy xã hội mà còn tái hiện rõ một cộng đồng phi nhân tính, khô hạn tình người, thật đáng phê phán. Nếu như cái chết của cô bé bán diêm khiến ta cảm thấy ngậm ngùi, đau xót thì cái ác của người đi đường khiến ta cảm thấy uất ức, phẫn nộ.

cô bé bán diêm ; đọc hiểu cô bé bán diêm

Câu 4. cô bé bán diêm ; đọc hiểu cô bé bán diêm

Trong các truyện cổ tích, người đọc thường thấy kiểu kết thúc có hậu, mang tính phổ quát. Theo đó, người ác sẽ bị trừng trị đích dáng, người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng. Nhưng truyện Cô bé bán diêm lại kết thúc theo một cách khác. Cũng có thể nói đó là một kết thúc có hậu theo một cách riêng, độc đáo. Bởi lẽ, tuy em bé được miêu tả đã chết rét ngoài đường phố trong đêm giao thừa nhưng cái chết ấy chỉ là sự kết thúc của mọi khổ đau ở chốn trần gian. Từ khoảnh khắc này, em sẽ được đoàn tụ với người bà xiết bao yêu quý, ở nơi chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa em nữa. Em không chết mà em đã cùng bà bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm, đã về chầu Thượng đế. Như vậy, nhìn bề nổi, xét theo tương quan với cách kết thúc thường thấy của truyện cổ tích dân gian, kết thúc của truyện Cô bé bán diêm là kết thúc không có hậu. Nhưng nhìn ở bề sâu, kiểu kết thúc này vẫn là một kết thúc có hậu, mang dấu ấn phong cách nghệ thuật An-đéc-xen.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *