Giới thiệu đến các bạn bài viết: Chuyện con mèo dạy hải âu bay (Luis Sepúlveda) ; Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay (Luis Sepúlveda) (Truyện ngắn)(4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

Phần 1: Đọc hiểu  Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

Đọc đoạn trích sau từ và thực hiện các yêu cầu:

[…] “Chúng ta đã không cứu được mẹ con, nhưng chúng ta có thể giúp con. Chúng ta đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời. Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo. Chúng ta yêu con như yêu một con hải âu. Chúng ta cảm thấy con cũng yêu chúng ta như vậy, chúng ta là bạn con, là gia đình của con, và chúng ta muốn con biết rằng nhờ con, chúng ta đã học được cách trân trọng, quý mến và yêu thương một kẻ không giống chúng ta. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải bay.” […]

“Con sợ bay lắm”, Lucky léc quéc, đứng dậy.

“Khi con tập bay, ta sẽ ở đó với con”, Zorba thẩm thì, liếm đầu Lucky. “Ta đã hứa với mẹ con rồi.”

Con hải âu nhỏ và con mèo mun to đùng, mập ú cùng bước đi – con mèo dịu dàng liếm đầu con hải âu và con chim duỗi một cánh vắt ngang lưng con mèo.

(Luis Sepúlveda, Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Nxb Hội Nhà văn, 2015, tr. 103-104)

Câu 1. Xác định nhân vật và sự việc trong đoạn trích trên.

Câu 2. Cụm từ in đậm thuộc loại cụm từ nào? Phân tích cấu tạo của cụm từ đó.

Câu 3. Tìm các chi tiết thể hiện sự quan tâm, yêu thương của Gióc-ba và đàn mèo dành cho Lắc-ki.

Câu 4. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Lời tâm sự của Gióc-ba gợi cho em suy nghĩ gì?

Phần 2. Làm văn Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:

Đề 1. Hãy kể một đáng nhớ về một con vật nuôi mà em yêu quý.

Đề 2. Một trò chơi tuổi thơ mà em nhớ mãi.

 Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

Gợi ý trả lời Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

Phần 1. Đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

Câu 1. Đoạn trích gồm có 2 nhân vật:

– Gióc-ba, con mèo mun to đùng, mập ú.

– Lắc-ki, con hải âu nhỏ bé.

Sự việc được kể: cuộc trò chuyện giữa Gióc-ba và Lắc-ki, trong đó, mèo mun nói về sự yêu thương của họ nhà mèo đối với hải âu bé nhỏ và mong muốn hải âu hãy can đảm cất cánh bay lên, để sống cuộc đời của một con hải âu đúng nghĩa.

Câu 2. Cụm từ in đậm thuộc loại cụm động từ. Phân tích cấu tạo:

– Phần trung tâm của cụm động từ: bảo vệ.

– Phần phụ trước: đã, chỉ quan hệ về thời gian, biểu thị sự nhấn mạnh.

– Phần phụ sau: con, từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời, chỉ đối tượng và thời gian của hành động bảo vệ.

Câu 3. Các chi tiết thể hiện sự quan tâm, yêu thương của Gióc-ba và đàn mèo dành cho Lắc-ki.

– … bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời.

– …. dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo,

– … yêu con như yêu một con hải âu. Chúng ta cảm thấy con cũng yêu chúng ta như vậy,

-… là bạn con, là gia đình của con.

-… con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải bay.

– Khi con tập bay, ta sẽ ở đó với con.

– …  con mèo dịu dàng liếm đầu con hải âu

Câu 4. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Lời tâm sự của mèo Gióc ba với chim hải âu Lắc-ki là một chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Nó dường như là một quy luật tâm lí con người. Bao giờ ta cũng dễ quý mến, thương yêu những người có điểm gần gũi, tương đồng với ta. Ngược lại, ta sẽ thấy khó khăn hơn khi quan tâm, chăm lo ai đó khác biệt, đối lập với mình. Thế nhưng, câu chuyện về chú mèo mun mập ú và con chim hải âu bé nhỏ đã đem tới cho ta một nhận thức khác. Con đã giúp ta làm được điều đó, phải chăng là ô cửa sổ kì diệu, mở ra chân trời suy tư bát ngát? Chỉ có cái nhìn nhân hậu, bao dung; chỉ có tấm lòng rộng lượng, ân tình; chỉ khi biết tôn trọng sự khác biệt, độc đáo; chỉ khi cảm thấy sự thống nhất giữa những cá thể riêng lẻ, ta mới có thể yêu thương ai đó khác mình một cách thật dễ dàng. Cũng khi đó, ta có cho mình một lẽ sống đẹp và ý nghĩa.

Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

Phần 2. Làm văn Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay 

Đề 1 Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài kể chuyện.

– Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi mà em yêu quý

b. Yêu cầu nội dung

– Lựa chọn được ngôi kể: Nhân vật kể chuyện xưng tôi, kể theo ngôi thứ nhất.

– Trọng tâm bài viết xoay quanh kỉ niệm giữa người kể chuyện với con vật nuôi gần gũi, gắn bó. Vì là kỉ niệm cho nên nội dung câu chuyện là những hồi ức được nhớ lại, tái hiện lại.

– Nhân vật chính được kể là con vật nuôi em yêu quý, gắn bó như mèo, chó, gà, chim, thỏ, trâu, bò,… Điều đáng chú ý là người kể phải xem con vật nuôi ấy như là người bạn gần gũi, thân thiết của mình.

– Để làm nổi bật nhân vật con vật nuôi yêu quý của em, người viết cần lập được các ý chính cho bài viết:

+ Những đặc điểm nổi bật, đáng nhớ, đáng yêu của con vật…

+ Lựa chọn một tình huống, một kỉ niệm sâu sắc nhất với con vật để tái hiện lại…

+ Những kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi phải gắn với không gian, thời gian cụ thể…

+ Những việc làm, cử chỉ, tâm trạng thể hiện tình cảm của em với con vật nuôi; những chi tiết cho thấy tình cảm của con vật nuôi với em.

+ Kỉ niệm gợi lên những xúc cảm đẹp đẽ, xúc động và nhớ mãi…

c. Yêu cầu về diễn đạt

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về phương thức biểu đạt

Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự….

đ. Yêu cầu bố cục:

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

Đề 2 Chuyện con mèo dạy hải âu bay ; đọc hiểu Chuyện con mèo dạy hải âu bay

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài kể chuyện.

– Kể lại một kỷ niệm về nơi em đã sinh sống hoặc từng đến.

b. Yêu cầu nội dung

– Lựa chọn được ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất.

– Giới thiệu được sự việc định kể (sự việc gì, xảy ra ở thời điểm nào, với ai, cảm xúc của em về sự việc đó).

– Kể lại theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em (nhưng phải tôn trọng những gì em đã trải nghiệm và lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu về nhân vật, về sự việc…để làm nổi bật dụng ý câu chuyện).

– Kết quả của sự việc và những suy nghĩ và cảm xúc của em về sự việc đó (những suy nghĩ sâu sắc, vì sao em không thể nào quên).

c. Yêu cầu về diễn đạt

– Cần tạo được giọng kể riêng, với sắc thái giọng phù hợp với nội dung câu chuyện. Tạo ra được các lời kể, bao gồm lời người kể chuyện và lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật…

– Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp

Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự.

đ. Yêu cầu bố cục 

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *