Giới thiệu đến các bạn bài viết: Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry) ; Đọc hiểu Hoàng tử bé (Antoine de Saint-Exupéry) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

I. Đọc hiểu văn bản hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Song le, sau bao ngày đi bộ băng qua cát, đá và tuyết, rốt cuộc cậu đã phát hiện ra một con đường. Và mọi con đường thì đều dẫn tới chỗ người ở.

“Xin chào”, cậu nói.

Đấy là một khu vườn đầy hoa hồng.

“Xin chào”, các bông hồng nói.

Hoàng tử bé ngắm nhìn chúng. Tất cả bọn đều giống bông hoa của cậu.

“Các bạn là ai vậy?” Cậu sững sờ cất tiếng hỏi.

Chúng em là những bông hồng, các bông hồng nói.

– À! Hoàng tử bé nói…

Và cậu cảm thấy thật đáng thương. Bông hoa của cậu kể cho cậu nghe rằng cả loài chỉ có duy nhất mình nó trong vũ trụ. Thế mà ở đây thì có đến năm nghìn bông, giống hệt nhau, chỉ trong một khu vườn!

“Cô nàng sẽ chạnh lòng lắm, cậu tự nhủ, nếu cô nàng chứng kiến cảnh này…cô nàng sẽ họ rũ rượi và giả vờ như sắp chết đến nơi để không bị quê. Và mình bắt buộc sẽ phải giả vờ săn sóc cho cô nàng, bởi vì nếu không, nhằm hạ nhục cả mình nữa, cô nàng để mặc bản thân chết thật chứ chẳng chơi…”

Rồi cậu tự nhủ tiếp: “Mình cứ tưởng mình giàu có với một bông hoa độc nhất vô nhị, thế mà mình chỉ sở hữu một bông hồng bình thường. Một bông hồng ấy cùng ba quả núi lửa cao đến đầu gối mình nữa, mà một trong số đó có lẽ đã tắt vĩnh viễn rồi, cái đó chẳng khiến mình trở thành một hoàng tử lớn nào hết…” Rồi cậu nằm phục xuống cỏ và khóc.

(Antoine de Saint-Exupéry, Hoàng từ bé, Trác Phong dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2016, tr.69-70)

Câu 1. Thế nào là lời nhân vật? Liệt kê một lời đối thoại và một lời độc thoại của các nhân vật trong đoạn trích.

Câu 2. Hãy giải nghĩa các từ ngữ sau: vũ trụ, sở hữu, độc nhất vô nhị.

Câu 3. Khi biết chỉ trong một khu vườn nhưng có đến năm nghìn bông, giống hệt nhau, hoàng tử bé có những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Câu 4. Kết nối với văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn… (Ngữ văn 6, tập 1), hãy cho biết: sự việc được kể trong đoạn trích trên đây diễn ra trước hay sau cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và cáo? Đoạn trích này giúp em hiểu thêm điều gì về món quà bí mật mà cáo dành cho hoàng tử bé?

II. Phần viết hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

Học sinh chọn một trong hai để bài sau:

Đề 1. Kể về một kỷ niệm thời thơ ấu.

Đề 2. Cảm nghĩ về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước.

hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

Gợi ý trả lời hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

I. Đọc hiểu hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

Câu 1. Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với người kể chuyện.

Một lời độc thoại: Mình cứ tưởng mình giàu có với một bông hoa độc nhất vô nhị, thế mà mình chỉ sở hữu một bông hồng bình thường. Một bông hồng ấy cùng ba quả núi lửa cao đến đầu gối mình nữa, mà một trong số đó có lẽ đã tắt vĩnh viễn rồi, cái đó chẳng khiến mình trở thành một hoàng tử lớn nào hết…

Một lời đối thoại: Các bạn là ai vậy?

Câu 2. Giải nghĩa các từ ngữ:

– vũ trụ: khoảng không gian vô tận bao bọc lấy trái đất.

– sở hữu: những cái mình có.

độc nhất vô nhị: có một không có hai.

Câu 3. Khi biết chỉ trong một khu vườn nhưng có đến năm nghìn bông, giống hệt nhau, hoàng tử bé tự “cảm thấy thật đáng thương”, tức là tự cảm thấy rất buồn bã, thất vọng, đau khổ.

Câu 4. Kết nối với văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn… (Ngữ văn 6, tập 1), ta thấy sự việc được kế trong đoạn trích trên đây diễn ra trước cuộc gặp gỡ giữa hoàng từ bé và cáo.

Đoạn trích giúp người đọc hiểu thêm về món quà bí mật mà cáo dành cho hoàng tử bé:

– Trước khi gặp cáo và được đón nhận món quà bí mật, hoàng tử bé đã sống trong trạng thái vô cùng buồn bã, thất vọng và đau khổ vì ý nghĩ chỉ sở hữu một bông hồng bình thường.

– Chính món quà bí mật đã thay đổi hẳn suy nghĩ và tâm trạng của hoàng tử bé. Cáo đã giúp hoàng tử bé hiểu ra lẽ phải này: chỉ khi thấy rõ với trái tim, con người mới nhận ra và biết trân trọng, giữ gìn những điều đẹp đẽ, thiêng liêng, quý giá.

– Môn quà bí mật là điều tuyệt vời và quý giá mà hoàng tử bé may mắn nhận được khi cảm hóa cáo.

 hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

II. Phần viết hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

ĐỂ 1 hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài kể chuyện.

– Kể lại một kỷ niệm về thời thơ ấu. Chẳng hạn:

+ Chuyện về những trò nghịch ngợm dại dột nhưng thú vị vào một ngày hè: không chịu ngủ trưa, trốn bố mẹ để đi bắt chuồn chuồn, bắt ve, đánh khăng, chơi bị,…

+ Chuyện đóng vai người lớn, chơi các trò chơi gia đình ngộ nghĩnh…

+ Chuyện một lần nghịch dại, gây ra hậu quả, cảm thấy ân hận, day dứt…

+ Chuyện về việc học tập với những kết quả hay diễn biến thú vị…

b. Yêu cầu về nội dung

– Lựa chọn được ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất.

Giới thiệu được sự việc định kể (sự việc gì, xảy ra ở thời điểm nào, với ai, cảm xúc của em về sự việc đó.

– Kể lại theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em (nhưng phải tôn trọng những gì em đã trải nghiệm và lựa chọn được những chỉ tiết tiêu biểu về nhân vật, về sự việc… để làm nổi bật dụng ý câu chuyện).

Kết quả của sự việc và những suy nghĩ và cảm xúc của em về sự việc đó (những suy nghĩ sâu sắc, vì sao em không thể nào quên).

c. Yêu cầu về diễn đạt

Cần tạo được giọng kể riêng, với sắc thái giọng phù hợp với nội dung câu chuyện. Tạo ra được các lời kế, bao gồm lời người kể chuyện và lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật…

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp

Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự; cũng có thể các yếu tố nghị luận như là những suy ngẫm, triết lí, bài học về bài học thời thơ ấu.

đ. Yêu cầu về bố cục

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

 hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

Đề 2 hoàng tử bé ; đọc hiểu hoàng tử bé

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài biểu cảm.

– Phát biểu cảm nghĩ về một cảnh đẹp của quê hương. Chẳng hạn:

+ Cảm nghĩ về buổi chiều quê.

+ Cảm nghĩ về danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử.

+ Cảm nghĩ về một dòng sông, về con đường làng…

b. Yêu cầu về nội dung

– Cần khai thác và thể hiện được một cách tự nhiên những nét đặc trưng của vẻ đẹp quê hương như dòng sông, con đường làng, một buổi chiều ở ngoại ô, một buổi sáng ngắm hoàng hôn, một đêm trăng đẹp…

– Có thể kể những kỷ niệm với sự việc mà mình biểu cảm.

– Cần bộc lộ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân đối với sự vật được biểu cảm. Đồng thời gợi được sự đồng cảm của người đọc.

– Cảm xúc cần thể hiện một cách tự nhiên, chân thành.

– Cần thể hiện được những suy ngẫm, chiêm nghiệm về sự vật mà mình biểu cảm.

– Có thể gửi gắm tình cảm và ước mong đối với sự vật đó.

c. Yêu cầu về diễn đạt

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp

Cần kết hợp các phương thức miêu tả, tự sự để làm nổi bật đối tượng biểu cảm.

đ. Yêu cầu về bố cục 

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *