Giới thiệu đến các bạn bài viết: Làng chài dọc sông Lam (Phạm Văn Khiêm) ; Đọc hiểu Làng chài dọc sông Lam (Phạm Văn Khiêm) (Thơ) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề:

I. Đọc hiểu văn bản làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

LÀNG CHÀI DỌC SÔNG LAM

Làng chài dọc sông Lam

Nhấp nhô từng mới rạ

Cha xuôi ngược đêm ngày

Chở đầy thuyền tôm cá

 

Đây dầm xanh, anh vũ

Đặc sản xưa tiến vua

Này con rô, con chép

Này con ốc, con cua.

 

Mẹ đem ra chợ phiên

Bán thành từng mớ nhỏ

Mua áo mới cho em

Giày dép và sách vở.

 

Thương mẹ ngồi vá lưới

Cha sửa lại con thuyền

Mong ngày mai nhiều cá

No tròn vầng trăng lên.

(Phạm Văn Khiêm, Sông Lam, số 8, tháng 8+9, Nxb Nghệ An, 2020, tr. 105)

Câu 1. Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Theo em, khổ thơ thứ 2 sử dụng phép tu từ gì? Tác dụng?

Câu 3. Cuộc sống lao động của làng chài dọc sông Lam được gợi tả qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào làm em ấn tượng nhất? Vì sao?

Câu 4. Trong khổ thơ cuối, có 2 động từ trực tiếp bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình đối với mẹ, cha. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận của em về tình cảm đó.

Phần 2. Làm văn làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam

Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:

Đề 1. Kể lại kỉ niệm ngày đầu tới trường.

Đề 2. Kể lại một việc tốt em đã làm hoặc được chứng kiến tại nơi em ở.

 

làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam
Làng chài Sông Lam

Gợi ý trả lời làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam

Phần 1. Đọc hiểu làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam

Câu 1. Bài thơ có sự kết hợp của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. Các phép tu từ trong khổ thơ thứ hai và tác dụng của phép tu từ đó:

– Điệp ngữ: này (lặp lại 2 lần): nhấn mạnh, làm nổi bật các đối tượng được miêu tả: con rô, con chép, con ốc, con cua.

– Liệt kê: dầm xanh, anh vũ, con rô, con chép, con ốc, con cua: tô đậm và diễn tả sự giàu có, phong phú của các loài thủy sản trên sông Lam.

Câu 3. Cuộc sống lao động của làng chài dọc sông Lam được gợi tả qua những hình ảnh:

– làng chài dọc theo sông Lam, từng mái rạ nhấp nhô.

– cha xuôi ngược ngày đêm, thuyền chở đẩy tôm cá.

– mẹ đưa cá bán ở chợ phiên, chia ra từng mở nhỏ.

– mẹ vá lưới, cha sửa thuyền, ước mong nhiều cá.

Học sinh có thể lựa chọn một hình ảnh yêu thích theo cảm nhận cá nhân và lí giải được lí do yêu thích.

Câu 4. Đó là các động từ: thươngmong.

Các động từ bộc lộ tình cảm của con đối với cha mẹ. Chứng kiến và thấu hiểu cuộc sống lao động trên sông nước, người con thương mẹ cha cực nhọc, vất vả làm lụng, không ngơi nghỉ ngày đêm. Hình ảnh mẹ ngồi vá lưới, cha sửa con thuyền hiện lên trong cái nhìn cận cảnh, chan chứa những yêu thương. Từ tình thương yêu sâu lắng âm thầm ấy mà nảy sinh những ước mong, khao khát. Mong ngày mai nhiều cá /No tròn vầng trăng lên. Mong mẹ cha sẽ đánh bắt được thật nhiều cá, đem lại cuộc sống no đủ, ấm êm. Các động từ thương, mong trong khổ thơ cuối đã diễn tả trực tiếp tình cảm của con dành cho cha mẹ, gieo vào lòng độc giả những xúc cảm bồi hồi và những ấn tượng khó phai.

làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam
Làng chài Sông Lam

Phần 2. Làm văn làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam

Đề 1 làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài kể chuyện,

– Kể lại một trải nghiệm đã trải qua.

b. Yêu cầu về nội dung

– Lựa chọn được ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất.

– Giới thiệu được sự việc định kể (sự việc gì, xảy ra ở thời điểm nào, với ai, cảm xúc của em về sự việc đó).

– Kể lại theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em (nhưng phải tôn trọng những gì em đã trải nghiệm và lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu về nhân vật, về sự việc…để làm nổi bật dụng ý câu chuyện) như:

+ Xác định được tình huống bất ngờ, những sự đổi thay đáng chú ý từ sự kiện được kể…

+ Những kỉ niệm phải gắn với “ngày đầu tới trường”, trong mối quan hệ với trường lớp, thầy cô, bè bạn, mẹ cha…..

+ Kỉ niệm gợi lên những xúc cảm hồn nhiên, trong sáng, xúc động và in đậm mãi trong tâm trí.

– Kết quả của sự việc và những suy nghĩ và cảm xúc của em về sự việc đó (những suy nghĩ sâu sắc, vì sao em không thể nào quên).

c. Yêu cầu về diễn đạt

– Cần tạo được giọng kể riêng, với sắc thái giọng phù hợp với nội dung câu chuyện. Tạo ra được các lời kế, bao gồm lời người kể chuyện và lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật…

– Diễn đạt rõ rằng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp

Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự…

đ. Yêu cầu về bố cục

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

 

làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam
Làng chài Sông Lam

Đề 2 làng chài dọc sông lam ; đọc hiểu làng chài dọc sông lam

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài kể chuyện

– Kể lại một việc tốt em đã làm hoặc được chứng kiến tại nơi em ở.

b. Yêu cầu về nội dung

– Lựa chọn được ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất.

– Giới thiệu được sự việc định kể (sự việc gì, xảy ra ở thời điểm nào, với ai, cảm xúc của em về sự việc đó).

– Kể lại theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em (nhưng phải tôn trọng những gì em đã trải nghiệm và lựa chọn được những chỉ tiết tiêu biểu về nhân vật, về sự việc…để làm nổi bật dụng ý câu chuyện) như:

+ Kể lại được tình huống bất ngờ liên quan đến câu chuyện được kể.

+ Kể lại được diễn biến, sự việc liên quan đến câu chuyện được kể.

– Kết quả của sự việc và những suy nghĩ và cảm xúc của em về sự việc đó (những suy nghĩ sâu sắc, vì sao em không thể nào quên).

c. Yêu cầu về diễn đạt

– Cần tạo được giọng kể riêng, với sắc thái giọng phù hợp với nội dung câu chuyện. Tạo ra được các lời kể, bao gồm lời người kể chuyện và lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật…

– Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp

Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự.

đ. Yêu cầu về bố cục 

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *