Giới thiệu đến các bạn bài viết: Lời ru trong bão (Nguyễn Duy) ; Đọc hiểu Lời ru trong bão (Nguyễn Duy) (Thơ) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

I. Đọc hiểu văn bản lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

Đọc đoạn trích từ bài Lời ru trong bão và thực hiện các yêu cầu:

Ta hát bài hát của cây

nảy xanh cho đất nước này tốt tươi

 

Ta hát bài hát của trời

một vầng lửa cháy muôn đời sáng trong

 

Ta hát bài hát của sông

gom từ cát bụi thành dòng phù sa

 

Ta hát bài hát của ta

yêu thiên nhiên với thiết tha yêu người

(Nguyễn Duy, Tuyển thơ lục bát, Nxb Văn hóa Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 41)

Câu 1. Đoạn trích viết theo thể thơ gì?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn trích trên.

Câu 3. Nhân vật trữ tình ta đã hát những bài hát nào? Em hình dung như thế nào về nội dung của từng bài hát?

Câu 4. Đoạn trích gợi cho em cảm nhận gì về tình yêu của nhà thơ với cuộc sống?

Phần 2. Làm văn lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

Học sinh chọn một trong hai để bài sau:

Đề 1. Cảm nhận của em khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go.

Đề 2. Cảm nhận của em về bài thơ sau:

Nghệ nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất cao lanh, bồng nở đầy sắc hoa:

Cánh cò bay lả, bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

Cánh đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng dung đưa…

Bút nghiêng, lất phất hạt mưa

Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

Hài hòa đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

(Hồ Minh Hà, Trích, Nét vẽ …màu men, nguồn, SGK Tiếng Việt 4, Nxb Giáo dục 2019)

lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

Gợi ý làm bài: lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

Phần 1. Đọc hiểu lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

Câu 1. Đoạn trích viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2. Ta hát bài hát… điệp lại bốn lần trong đoạn trích. Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật những tiếng hát hân hoan, xúc động của nhà thơ trước thiên nhiên (cây, trời, sông) và chính mình (ta).

Câu 3. Nhân vật trữ tình ta đã hát bốn bài hát: bài hát của cây, bài hát của trời, bài hát của sông và bài hát của ta. Những từ ngữ gợi tả nội dung của từng bài hát:

– Bài hát của cây: Cây cối đâm chồi nảy lộc, xanh tươi mát lành, tỏa bóng êm đềm khắp đất nước thân yêu.

– Bài hát của trời: Ánh mặt trời như vầng lửa rực sáng và ấm nóng tỏa nguồn năng lượng vĩnh cửu.

– Bài hát của sông: Dòng sông từ thượng nguồn góp gom cát bụi, để thành giòng phù sa quý giá tưới tắm cho đồng bãi quê hương, trong suốt dặm dài đổ về phía biển.

– Bài hát của ta: Bài hát của chính lòng mình, bản giao hưởng hòa quyện của hai mạch nguồn yêu thương lớn – yêu thiên nhiên và yêu con người.

Câu 4. Những dòng thơ này trích ra từ bài thơ Lời ru trong bão của nhà thơ Nguyễn Duy. Lời ru dùng để hát, để vỗ về trẻ thơ đi vào giấc ngủ, gọi là hát ru. Có lẽ bởi thế, ở đây nhân vật trữ tình ta đã hát lên các bài hát dịu dàng nhất, sâu thẳm nhất của lòng mình. Hát để giãi bày tình yêu bất tận với thiên nhiên, đất nước và con người. Mỗi bài hát được cất lên đều gợi ra những vẻ đẹp riêng, vừa vĩ đại, hoành tráng vừa nên thơ, bình dị.

Chính những bài hát ấy giúp ta hiểu được tình yêu của nhà thơ với cuộc sống này. Đó là tình cảm mê đắm hân hoan và thương yêu cháy bỏng trước mọi sắc thái, màu vẻ, cung bậc của cây, của trời, của sông, trên dải đất quê hương. Trong mắt nhìn của nhà thơ, không có một cái gì tồn tại lưng chừng. Tất cả đều phải phô ra hết mức trạng thái sống của nó. Điều đặc biệt là tình yêu ấy hòa quyện, thống nhất trong bài hát của ta: yêu thiên nhiên với thiết tha yêu người. Phải có một tình yêu đằm thắm, mãnh liệt, tận cùng với cuộc đời này, nhà thơ mới đủ sức cất lên những khúc ca như thế!

lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

Phần 2. Làm văn lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

Đề 1 lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài biểu căm.

– Cảm nghĩ về một tác phẩm thơ có yếu tố miêu tả và tự sự.

b. Yêu cầu nội dung

Chú ý các yêu cầu đối với kiểu bài viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, gồm:

– Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

– Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.

– Nêu các chỉ tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ, đánh giá ý nghĩa của các yếu tố đó trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

– Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

– Chú ý cách tìm ý thông qua việc đặt các câu hỏi như: Bài thơ gợi lên câu chuyện gì? Đâu là các chỉ tiết tự sự và miêu tả nổi bật? Các chi tiết ấy có sự hấp dẫn, thú vị như thế nào? Những chi tiết đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện thông điệp nghệ thuật của tác giả?…

c. Yêu cầu về diễn đạt

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu bố cục

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

Đề 2 lời ru trong bão ; đọc hiểu lời ru trong bão

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bản biểu cảm.

– Cảm nghĩ về một bài thơ lục bát.

b. Yêu cầu nội dung

– Chọn được bài thơ lục bát (hoặc đoạn thơ), nắm vững nội dung chính và các đặc điểm đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ đó.

– Cảm nhận và hình thành được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ (hoặc đoạn thơ) làm theo thể lục bát đó.

– Đi sâu vào hình ảnh, tâm trạng, hình ảnh độc đáo của bài thơ lục bát (hoặc đoạn thơ) đó.

– Chú ý cách gieo vần, nhịp,… của bài thơ lục bát (hoặc đoạn thơ) đó.

c. Yêu cầu về diễn đạt

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu bố cục 

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *