Giới thiệu đến các bạn bài viết: Những tấm lòng cao cả (Edmondo De Amicis); Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả (Edmondo De Amicis) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận , được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: những tấm lòng cao cả ; đọc hiểu những tấm lòng cao cả
I. Đọc hiểu văn bản những tấm lòng cao cả ; đọc hiểu những tấm lòng cao cả
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bê thợ nề đã để dây trên lưng ghế, bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo.
Trong khi chơi, cậu bê thợ nề đánh mất một chiếc khuy áo, mẹ tra lại cho cậu. Mặt đỏ như gắc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu, cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹ đối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyền album sưu tầm những bức ký họa, thế là tự nhiên chẳng nghĩ đến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười.
Ngày hôm nay, cậu bê thợ nề rất vui thích, đến nỗi ra về cậu quên đội cái mũ lưỡi trai lên đầu. Đến giữa chừng cầu thang, và có lẽ để tỏ lòng cảm ơn tôi, cậu lại làm cái môi sứt với tôi lần nữa. Người ta gọi cậu là Antônio Rabuccô, cậu lên tám tuổi và tám tháng…
“Con biết tại sao bố không muốn con phủi cái ghế khi bạn con còn đấy không? – Bố hỏi tôi, bởi vì như vậy thì khác nào trách cậu ấy đã làm bẩn ghế. Và như thế là không tốt, vì không những bạn con không cố ý làm bẩn, mà lại còn do áo quần của bố cậu ấy đã bị dây vôi vào khi làm lụng. Những dấu vết của lao động bao giờ cũng đáng tôn trọng.
(Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 2017, tr. 84-85)
Câu 1. Từ chúng tôi trong câu văn thứ nhất dùng để chỉ những ai? Theo em, chúng tôi thuộc kiểu từ loại gì?
Câu 2. Cậu bé thợ nề được miêu tả qua những chỉ tiết nào? Chỉ tiết nào khiến em cảm thấy ấn tượng nhất?
Câu 3. Bố lại không muốn tôi phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế, bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phải lấy một cách kín đáo. Vì sao bố lại hành động như vậy?
Câu 4. Cách ứng xử của nhân vật người bố với bạn của con trai ông, cho em bài học gì trong cuộc sống?
II. Phần viết những tấm lòng cao cả ; đọc hiểu những tấm lòng cao cả
Học sinh chọn một trong hai để bài sau:
Đề 1. Kể lại một kỷ niệm sâu sắc với người bạn thân của em.
Để 2. Kể về một người thân mà em yêu thương nhất.
Gợi ý trả lời những tấm lòng cao cả ; đọc hiểu những tấm lòng cao cả
I. Đọc hiểu những tấm lòng cao cả ; đọc hiểu những tấm lòng cao cả
Câu 1. Từ chúng tôi trong câu văn thứ nhất dùng để chỉ tôi, người kể chuyện, và cậu bé thợ nề. Từ chúng tôi thuộc kiểu từ loại đại từ.
Câu 2. Cậu bé Antôniô Rabuccô được miêu tả qua những chi tiết:
– Mặt đỏ như gấc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu;
– … cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹ đối với cậu.
-… cậu liền bắt chước những nét nhăn nhỏ mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nổi bố phải bật cười.
-… cậu bê thợ nề rất vui thích, đến nỗi ra về cậu quên đội cái mũ lưỡi trai lên đầu.
– … và có lẽ để tỏ lòng cám ơn tôi, cậu lại làm cái môi sứt với tôi lần nữa.
– Người ta gọi cậu là Antônio Rabuccô, cậu lên tám tuổi và tám tháng…
Học sinh có thể chọn chi tiết ấn tượng nhất theo cảm nhận cá nhân. Tuy nhiên, chi tiết tạo nên dấu ấn thật sự riêng biệt, ám ảnh tâm trí người đọc hơn cả, ở nhân vật này, có lẽ nên chọn một trong hai chi tiết sau: … cậu liền bắt chước những nét nhăn nhỏ mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười và… có lẽ để tỏ lòng cám ơn tôi, câu lại làm cái môi sứt với tôi lần nữa.
Câu 3. … bố lại không muốn tôi phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế, bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Bố hành động như vậy, bởi vì:
– Việc không muốn tôi phủi sạch vết vôi trắng để tránh gây nên cảm giác rằng, bạn của con mình – cậu bé thợ nề là người mắc lỗi làm bẩn ghế. Đó là phép lịch sự và tôn trọng người khác, ở đây lại là bạn thân của con trai.
– Cách ứng xử đó còn biểu thị tình cảm quý mến, trân trọng những người làm lụng chân tay. Ông hiểu rõ vết vôi trắng ở chiếc áo của cậu bé thợ nề là do bộ quần áo đầy vôi của bố dây vào.
– Cũng là cách bố giáo dục cho chính tôi về những phép tắc và đạo lí sống đúng đắn, chuẩn mực trong cuộc sống.
Câu 4. Cách ứng xử của nhân vật người bố với bạn của con trai ông, gợi ra nhiều bài học cho chúng ta trong cuộc sống:
– Bài học về sự tinh tế, khéo léo, lịch thiệp trong ứng xử, giao tiếp.
– Bài học về sự thấu hiểu hoàn cảnh, cuộc sống của những người mình kết giao, tiếp xúc.
– Bài học về thái độ tôn trọng người lao động và giá trị của lao động trong cuộc sống.
II. Phần viết những tấm lòng cao cả ; đọc hiểu những tấm lòng cao cả
Đề 1
a. Yêu cầu về kiểu văn bản
– Kiểu bài kể chuyện.
– Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ với một người bạn thân. Chẳng hạn.
+ Kỷ niệm về giúp bạn lúc bạn bị ốm.
+ Kỹ nệm giúp bạn học tập vượt qua nỗi sợ về một môn học nào đó.
+ Kỷ niệm về một chuyến đi cùng bạn đến một vùng đất mới…
b. Yêu cầu về nội dung
– Lựa chọn được ngôi kể: Nhân vật kể chuyện xưng tôi, kể theo ngôi thứ nhất; nhân vật chính được kể là một người thân có mối quan hệ đặc biệt với tôi. Có thể hình dung, người đó là người đáng kính, đáng nhớ, gây ấn tượng sâu sắc và gần gũi với nhân vật tôi.
– Giới thiệu được sự việc định kể (sự việc gì, xảy ra ở thời điểm nào, với ai, cảm xúc của em về sự việc đó).
– Kể lại theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em (nhưng phải tôn trọng những gì em đã trải nghiệm và lựa chọn được những chỉ tiết tiêu biểu về nhân vật, về sự việc… để làm nổi bật dụng ý câu chuyện). Cần lưu ý:
+ Các chỉ tiết về ngoại hình, hành động của người thân khiến mọi người cảm thấy yêu kính, quý mến.
+ Xây dựng được một tình huống ấn tượng trong diễn biến của các sự việc, qua đó, bộc lộ rõ nét đặc điểm tính cách, nhân cách của nhân vật người thân đó.
c. Yêu cầu về diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng tử, đặt câu…
d. Yêu cầu kết hợp các phương thức biểu đạt
Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự…
đ. Yêu cầu về bố cục
Bài văn phải đảm bảo bố cục ha phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.
Đề 2 những tấm lòng cao cả ; đọc hiểu những tấm lòng cao cả
a. Yêu cầu về kiểu văn bản
– Kiểu bài kể chuyện.
– Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ với một người thân.
b. Yêu cầu về nội dung
– Lựa chọn được ngôi kể: Nhân vật kể chuyện xưng tôi, kể theo ngôi thứ nhất; nhân vật chính được kể là một người có mối quan hệ đặc biệt với nhân vật tôi. Là người đáng yêu, đáng nhớ, để lại ấn tượng sâu sắc với nhân vật tôi.
– Giới thiệu khái quát về người định kể (là ai, có quan hệ với nhân vật tôi như thế nào, tình cảm của nhân vật tôi và lý do vì sao lại kể về nhân vật đó).
– Giới thiệu ngoại hình, tính cách của người đó (những nét tiêu biểu, gây ấn tượng, miêu tả đúng về nhân vật được kế).
– Kể lại theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em (nhưng phải tôn trọng những gì em đã biết và lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu về nhân vật, về sự việc… để làm nổi bật dụng ý câu chuyện). Cần lưu ý:
+ Chọn kể những kỷ niệm sâu sắc, không thể nào quên với người đó hoặc những kỷ niệm giữa người đó với em (những gì em đã được trải nghiệm, được ảnh hưởng từ người đó).
– Những cảm xúc, suy nghĩ của em về người đó: yêu quý, kính trọng, nhớ ơn..
c. Yêu cầu về diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng tử, đặt câu…
d. Yêu cầu kết hợp các phương thức biểu đạt
Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự…
đ. Yêu cầu về bố cục những tấm lòng cao cả ; đọc hiểu những tấm lòng cao cả
Bài văn phải đảm bảo bố cục ha phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.