Giới thiệu đến các bạn bài viết: Nằm trong tiếng nói (Huy Cận) ; Đọc hiểu Nằm trong tiếng nói (Huy Cận) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
Phần 1. Đọc hiểu nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
NẰM TRONG TIẾNG NÓI
Nằm trong tiếng nói yêu thương,
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.
Tháng ngày con mẹ lớn khôn,
Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha.
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ…
(Huy Cận, Trời mỗi ngày lại sáng, Nxb Văn học, 1958, tr. 55)
Câu 1. Chỉ ra những dấu hiệu cho thấy đây là một bài thơ lục bát.
Câu 2. Thế nào là từ láy? Tìm các từ láy trong bài thơ.
Câu 3. Theo nhà thơ, tiếng nói của cha ông chứa đựng những điều gì đặc biệt?
Câu 4. Từ bài thơ, hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ.
Phần 2. Làm văn nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
Học sinh chọn một trong hai để bài sau:
Đề 1. Cảm nhận của em về bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông.
Đề 2. Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ gắn với tuổi thơ cùng các bạn của em.
Gợi ý làm bài nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
Phần 1. Đọc hiểu nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ lục bát bởi các dấu hiệu sau:
– Bài thơ có bốn cặp câu lục bát. Trong mỗi cặp, dòng trên có sáu tiếng, dòng dưới có tám tiếng.
– Về vần: tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám vần với tiếng cuối của dòng sáu dòng tiếp theo: thương – vương, đời – nôi, nôi – ngồi, con – khôn, khôn – hồn, cha – tha, tha – ta.
– Thanh điệu: bài thơ đúng chuẩn quy định về thanh điệu của thể thơ lục bát.
– Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn: dòng 1: 4/2, dòng 2: 4/4, dòng 3: 2/2/2, dòng 4: 4/4, dòng 5: 2/4, dòng 6: 2/2/4, dòng 7: 4/2, dòng 8: 4/2/2.
Câu 2. Từ láy là từ được cấu tạo dựa trên sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Bài thơ có các từ láy: vấn vương, thiết tha, sơ sinh.
Câu 3. Theo nhà thơ, tiếng nói của cha ông chứa đựng những điều đặc biệt sau:
– tình yêu thương vấn vương suốt một đời người
– hồn thiêng đất nước, nguồn cội tinh thần sâu thẳm
– hồn ông cha thấm đậm trong những trang thơ sâu thẳm ân tình
– bao tâm sự thiết tha, vui buồn của cuộc đời…
Câu 4. Yêu cầu:
– Về hình thức: một đoạn văn, có dung lượng khoảng 5 đến 8 câu.
– Về nội dung: Học sinh tùy cách nhìn của bản thân để bộc lộ suy nghĩ về sự cần thiết của việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Sau đây là một số gợi ý:
+ Nêu nhận thức chung về tiếng mẹ đẻ: là ngôn ngữ đầu tiên mà đứa trẻ được thừa hưởng khi vừa sinh ra và kéo dài liên tục trong thời thơ ấu. Trong một cộng đồng da dân tộc như dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc có tiếng nói riêng. Người Kinh nói tiếng Việt, người Tày nói tiếng Tày, người Mông nói tiếng Mông,… Do đó, bảng màu tiếng mẹ đẻ cũng rất đa dạng…
+ Tiếng mẹ đẻ không chỉ là một tiếng nói mà còn là biểu hiện căn bản nhất của văn hóa của một cộng đồng người. Ở đó, lưu giữ, bảo trì toàn bộ thế giới tinh thần, phong tục, tập quán, tín ngưỡng,… của dân tộc đó.
+ Hiện nay, có một bộ phận người trẻ đang đánh mất ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc sử dụng tiếng mẹ đẻ không chuẩn mực, làm cho ngôn ngữ trở nên dung tục, mất đi vẻ đẹp vốn có. Đó là biểu hiện của sự tha hóa về văn hóa. Đánh mất tiếng mẹ đẻ là tự tước đi “căn cước” văn hóa của chính mình và cộng đồng dân tộc mình.
+ Bởi thế, giữ gìn tiếng mẹ đẻ là việc quan trọng, cần thiết.
* Đoạn văn: Tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ đầu tiên được đón nhận khi đứa trẻ mới chào đời, đồng thời là bảng màu đa dạng của cộng đồng dân tộc. Nó không chỉ là phương tiện truyền đạt, mà còn là biểu hiện căn bản nhất của văn hóa, lưu giữ toàn bộ thế giới tinh thần và phẩm chất của mỗi dân tộc. Trong thời đại hiện đại, sự mất mát và lạc lõng về tiếng mẹ đẻ xuất hiện, khiến cho ngôn ngữ trở thành dung tục và đôi khi mất đi vẻ đẹp nguyên bản. Điều này không chỉ là sự mất mát cá nhân mà còn là việc tự tước đi “căn cước” văn hóa của chính bản thân và cộng đồng dân tộc. Vì vậy, bảo tồn tiếng mẹ đẻ là trách nhiệm cần thiết để giữ cho bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú.
Phần 2. Làm văn nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
Đề 1 nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
a. Yêu cầu về kiểu văn bản
– Kiểu bài biểu cảm.
– Cảm nghĩ về một tác phẩm thơ có yếu tố miêu tả và tự sự.
b. Yêu cầu về nội dung
– Cần nắm vững những yêu cầu đối với kiểu bài viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, gồm:
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
+ Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.
+ Nêu các chỉ tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
+ Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.
c. Yêu cầu về diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…
d. Yêu cầu bố cục nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.
Đề 2 nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
a. Yêu cầu về kiểu văn bản
– Kiểu bài kể chuyện.
– Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ gắn với tuổi thơ cùng các bạn của em.
b. Yêu cầu về nội dung
– Lựa chọn được ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất.
– Giới thiệu được sự việc định kể (sự việc gì, xảy ra ở thời điểm nào, với ai, cảm xúc của em về sự việc đó).
– Kể lại theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em (nhưng phải tôn trọng những gì em đã trải nghiệm và lựa chọn được những chỉ tiết tiêu biểu về nhân vật, về sự việc…để làm nổi bật dụng ý câu chuyện).
– Kết quả của sự việc và những suy nghĩ và cảm xúc của em về sự việc đó (những suy nghĩ sâu sắc, vì sao em không thể nào quên).
c. Yêu cầu về diễn đạt
– Cần tạo được giọng kể riêng, với sắc thái giọng phù hợp với nội dung câu chuyện. Tạo ra được các lời kể, bao gồm lời người kể chuyện và lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật…
– Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…
d. Yêu cầu về về sự kết hợp các phương thức biểu đạt
Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự, cũng có thể các yếu tố nghị luận như là những suy ngẫm, triết lí, bài học rút ra từ kỉ niệm đó.
đ. Yêu cầu về bố cục nằm trong tiếng nói ; đọc hiểu nằm trong tiếng nói
Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần; mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.