Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tiếng chim tu hú (Thạch Quỳ), Đọc hiểu Tiếng chim tu hú (Thạch Quỳ) (Thơ) (4 CÂU HỎI tự luận, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: 

Phần 1. Đọc hiểu tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

Đọc đoạn trích từ bài Tiếng chim tu hú và thực hiện các yêu cầu:

Tu hú!

Tu hú!

Lúa trổ

Đỗ chín

Bim hoa

Cà nụ

Tu hú!

Tu hú!

 

Gọi nắng sang hè

Gọi ve hát nhạc

Tu hú!

Tu hú!

Trái nhót vàng trước ngõ

Quả vải đỏ sau vườn

Hoa phượng giữa sân trường

Bỗng bừng lên như lửa…

Tu hú!

Tu hú!

 (Thạch Quỳ, Tuyển tập thơ, Nxb Nghệ An, 2018, tr. 378)

Câu 1. Xác định thể thơ.

Câu 2. Trong đoạn trích, âm thanh tiếng chim tu hú được lập lại mấy lần? Phân tích tác dụng của cách viết đó.

Câu 3. Tiếng chim tu hú đánh thức, gọi về những điều đẹp đẽ gì? Nêu hình dung của em về bức tranh thiên nhiên mùa hè.

Câu 4. Qua đoạn trích, em cảm nhận gì về trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Phần 2. Làm văn   tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

Học sinh chọn một trong hai câu sau:

Câu 1. Kể lại một kỷ niệm buồn hoặc vui của gia đình em.

Câu 2. Khu vườn một buổi sáng mùa hè.

tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú
Chim tu hú

Gợi ý làm bài tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

Phần 1. Đọc hiểu tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể tự do.

Câu 2. Trong đoạn trích, âm thanh tiếng chim tu hú được lặp lại bốn lần. Cách lập lại cách quãng của từ tu hú như vậy trong đoạn trích nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật âm thanh của tiếng chim báo hiệu mùa hè….

Câu 3. Trong bài thơ, tiếng chim tu hú đã đã đánh thức, gọi về những vẻ đẹp bình dị, thân quen nhưng tiêu biểu cho mùa hè, trong nhịp điệu tuần hoàn của đất trời vũ trụ. Khi tu hú cất lên những thanh âm da diết cũng là lúc thiên nhiên trào dâng trạng thái sống của riêng mình: lúa trổ bông ngậm sữa, dây đỗ chín khô giòn, cây bim trổ hoa vàng, gốc cà he hé nụ. Như những đợt sóng của âm thanh, tiếng tu hú lại vang lên gọi nắng về rực rỡ cánh đồng, gọi ve hát khúc ca dào dạt. Sự sống động cựa, chuyển mình cùng tiếng chim. Nhót vàng ươm trước ngõ, vải đỏ tươi sau vườn, hoa phượng giữa sân trường, bừng lên như lửa cháy. Màu sắc, thanh âm và cả sự biến đổi tinh vi của vạn vật, dệt nên bức tranh mùa hè tươi rói, sống động và tràn đầy cảm xúc…

Câu 4. Đoạn trích đã vẽ nên một bức tranh mùa hè đẹp đẽ và sống động, với đủ màu sắc, âm thanh, và cả những trạng thái chuyển động tinh vi trong lòng tạo vật. Về nên bức tranh đa sắc, đa âm ấy, nhà thơ đã sử dụng một bảng màu ngôn ngữ với nhiều tính từ, động từ, đặc biệt là những câu thơ dài ngắn, tạo nên tiết điệu gấp gáp, nhanh mạnh cho bài thơ. Chính những yếu tố đó giúp người đọc cảm nhận được trạng thái tình cảm của nhân vật trữ tình. Phải đứng giữa đất trời, căng hết các giác quan, nhân vật trữ tình mới có thể thu nhận hết mọi biểu hiện của mùa hè. Nhìn, nghe, cảm nhận, nắm bắt và vỡ òa hân hoan, vui sướng, hạnh phúc khi mùa hè đến. Không có một tâm hồn nhạy cảm và một tình yêu đằm thắm với đất nước, quê hương, làm sao con người ta có thể tự bộc lộ mình một cách đắm say như thế!

tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

Phần 2. Làm văn tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

Đề 1 tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài kể chuyện.

– Kể lại một kỷ niệm buồn hoặc vui của gia đình em.

b. Yêu cầu nội dung

– Lựa chọn được ngôi kể: Nhân vật kể chuyện xưng tôi, kể theo ngôi thứ nhất,

– Trọng tâm bài viết xoay quanh kỉ niệm giữa người kể chuyện với một sự việc đã xảy ra trong gia đình. Vì là kỉ niệm cho nên nội dung câu chuyện là những hồi ức được nhớ lại, tái hiện lại.

– Sự việc được kể gắn với các thành viên trong gia đình. Điều đáng chú ý là người kể phải thấy được kỷ niệm đó là kỷ niệm in sâu trong tâm trí, không thể nào quên với các thành viên trong gia đình.

– Để làm nổi bật được kỷ niệm buồn hoặc vui đó, người viết cần lập được các ý chính cho bài viết:

+ Những diễn biến của sự việc đó…

+ Những việc làm, cử chỉ, tâm trạng của các nhân vật trong gia đình với kỷ niệm buồn hoặc vui đó.

+ Kỉ niệm ấy để lại trong tâm trí nhân vật tôi điều gì?

c. Yêu cầu về diễn đạt

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về sự kết hợp các phương thức biểu đạt

Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự…

e. Yêu cầu về bố cục tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

Đề 2 tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

a. Yêu cầu về kiểu văn bản

– Kiểu bài miêu tả.

– Miêu tả về khu vườn trong một buổi sáng của mùa hè.

b. Yêu cầu về nội dung

– Trọng tâm bài viết là tái hiện lại khung cảnh khu vườn với những nét đẹp đặc trưng chỉ có trong mùa hè, khác biệt với các mùa khác trong năm.

– Để tái hiện được khung cảnh ấy cần xác định rõ đối tượng miêu tả, sự cần thiết phải có sự xuất hiện của một vài nhân vật xuất hiện trong “bức tranh” khu vườn một buổi sáng mùa hè, nhằm xác lập rõ điểm nhìn của người miêu tả, tái hiện và bộc lộ cảm xúc với đối tượng miêu tả.

– Để tái hiện được khu vườn một buổi sáng mùa hè cần lập được các ý chính để hình dung về đối tượng miêu tả:

+ Một tình huống cụ thể dẫn tới việc phát hiện ra sự đặc biệt của khu vườn trong một buổi sáng mùa hè.

+ Miêu tả các phương diện làm nên sự sống động, hấp dẫn của khu vườn trong một buổi sáng mùa hè.

+ Lựa chọn một vài sự việc nảy sinh trong khung cảnh khu vườn ấy…

+ Cảm nhận, suy tư về khu vườn..

c. Yêu cầu về diễn đạt

Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…

d. Yêu cầu về sự kết hợp các phương thức biểu đạt

Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự…

e. Yêu cầu về bố cục tiếng chim tu hú, đọc hiểu tiếng chim tu hú

Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *